Nghiên cứu về sáng kiến kinh nghiệm là một chuyên đề rất khó và rộng lớn, phương pháp trình bày cũng như nội dung của nó có nhiều chi tiết phức tạp, đòi hỏi rất nhiều công sức mới hoàn thành. Tuy rằng đó chỉ là những ý kiến mang tính sáng tạo của người giáo viên được sáng tạo hay đúc kết trong quá trình giảng dạy của mình. Nhưng dù là sáng kiến nhưng cũng phải đảm bảo tính nghuyên tắc và nội dung phản ánh đúng với thực tế hiện tại, các ý kiến cũng cần phải nắm bắt chuẩn xác và đúc rút từ thực tế đó
13 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2734 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng – đọc thành thạo cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lực sư phạm, vững về chuyên môn nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục.
+ phương pháp: trong từng tiết dạy giáo viên cần lựa chon các phương pháp dạy học hợp lí như: phương pháp trực quan, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động theo nhóm. Ngoài ra cần tăng thời gian cho phần luyện đọc,nhắc nhở học sinh cần luyện đọc ở nhà, tổ chức trò chơi trong từng tiết học. Đặc biệt là tăng cường kiểm tra học sinh yếu kém.
3. khảo sát:
Yêu cầu của rèn kĩ năng đọc cho học sinh đó là đọc đúng, đọc nhanh, đọc thành thạo. Nhưng qua thực tế kiểm tra khảo sát thường xuyên đói với học sinh điểm trường thì tôi thấy rõ học sinh thường mắc một số lỗi như:
Đối với âm: học sinh thường đọc âm s thành x, tr thành t...
- Đối với vần: học sinh thường đọc an thành ang, at thành ac...
* Nguyên nhân của việc đọc sai:
- Đa số học sinh tại điểm trường là người Huế nên ảnh hưởng của tiếng địa phương đối với việc đọc của các em là rất lớn.
- Do các em không hiểu nghĩa của từ mình đang đọc.
- Ngoài ra do các em không phát huy được tính tự giác luyện đọc ở nhà.
+ Tiêu chí khảo sát:
Đối với tiếng, từ: đọc trơn
Đối với câu ứng dụng: đọc nhanh, ngắt nghỉ đúng chỗ.
* Tóm lại: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 quan trọng nhất là đọc đúng, đọc nhanh, đọc thành thạo. Đánh vần và đọc trơn là chiếc cầu nối để các em đọc tốt vì vậy người giáo viên phải xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể phải nắm được mặt mạnh, mặt yếu và có biện pháp phù hợp để kịp thời khắc phục thì chắc chắn kết quả đạt được sẽ cao hơn.
4. Nghiên cứu và thiết kế một bài dạy khi lên lớp:
Trước khi thiết kế một bài dạy cụ thể đièu đầu tiên người giáo viên cần là:
Nắm vững mục tiêu và yêu cầu của bài dạy.
Đưa ra các phương pháp dạy học hợp lí.
Nắm bắt được phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
* Thiết kế bài dạy: MÔN : HỌC VẦN
BÀI 44 : on - an
TIẾT 1
I. Mục tiêu:( kiến thức, kĩ năng, thái độ)
Đồ dùng dạy học: tranh ảnh, vật thật để giới thiệu từ khoá,tranh ảnh để giải nghĩa từ ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức:
kiểm tra bài cũ: giáo viên gọi học sinh lên bảng đọc bài 43: ôn tập kết hợp cho học sinh viết một số từ đã học vào bảng con.
giáo viên nhận xét, sửa sai - ghi điểm cho học sinh.
Bài mới:
giới thiệu bài:giáo viên dùng lời dẫn để giới thiệu bài.
Dạy vần on:
Giáo viên giới thiệu và viết vần on lên bảng
Học sinh nhận diện vần: vần on gồm 2 âm o+n
Học sinh đánh vần và đọc trơn vần on( cá nhân, bàn, nhóm)
Giáo viên giới thiệu và viết tiếng mới: con
Học sinh phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng( cá nhân, bàn, nhóm)
Cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu từ: mẹ con
Học sinh đọc trơn từ( cá nhân, đồng thanh)
Cho học sinh đọc kết hợp, tiếng, từ( on - con - mẹ con)
Dạy vần an:( các bước tương tự vần on)
Gọi học sinh đọc toàn bài bài trên bảng( cá nhân, đồng thanh)
Học sinh so sánh vần on và vần an: giống - âm n đứng sau
- Khác - âm o và âm a
Luyện viết:
Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn học sinh cách viết
Học sinh viết vào bảng con - giáo viên nhận xét, sửa sai.
Luyện đọc từ ngữ ứng dụng:
Giáo viên giới thiệu và viết từ ứng dụng lên bảng - học sinh đọc (cn + đt) - giáo viên dùng tranh ảnh, vật thật để giải nghĩa từ
Học sinh tìm tiếng có vần vừa học.
Để kiểm tra việc tiếp thu bài của các em giáo viên nên cho học sinh đọc các từ theo thứ tự và không theo thứ tự.
g.Luyện đọc:
- Gọi học sinh đọc bài trên bảng - giáo viên nhận xét ghi điểm
* Trò chơi: Để tiết học thêm sôi nổi giáo viên cho học sinh chơi trò chơi
( tìm đúng, ghép nhanh)
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và phổ biến luật chơi:
Nhóm 1: tìm và ghép từ nhà sàn
Nhóm 2: tìm và ghép từ thợ hàn
Cả lớp cổ vũ cho hai nhóm - nhóm nào ghép đúng và nhanh nhóm đó thắng cuộc.
IV.Cũng cố: hệ thống bài giảng.
V. Dặn dò - Nhận xét:
* Trong tiết day này tôi sử dụng các phương pháp dạy học: phương pháp trực quan, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động theo nhóm, trò chơi.
+ phương pháp trực quan kích thích sự chú ý và hứng thú học tập đối với học sinh tiểu học, giúp các em lĩnh hội bài học một cách có ý thức. Từ các phương tiện trực quan như; tranh ảnh, vật thật tạo điều kiện xây dựng ở học sinh những biểu tượng cụ thể. Chính vì lẽ đó mà giáo viên cần chú ý lựa chọn một cách thích hợp các phương tiện sao cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ dạy học của bài. Trong trường hợp nào thì nên dùng tranh ảnh, trường hợp nào thì dùng vật thật.
Sử dụng đồ dùng trực quan phải đúng lúc, đúng chỗ, khi cho học sinh quan sát xong cần cất ngay tránh lạm dụng trực quan trong tiết dạy sẽ chi phối sự chú ý của học sinh.
+ phương pháp đàm thoại: đàm thoại là hệ thống câu hỏi và trả lời giữa người dạy và người học. Đây là một biện pháp quan trọng nhất của người giáo viên. Nhưng sử dụng nó như thế nào cho hợp lí ? Nó có thể có sẵn trong sách giáo viên nhưng chúng ta không nên chỉ áp dụng rập khuôn, máy móc mà cần mổ xẻ chia ra nhiều câu hỏi nhỏ để phù hợp vời từng đối tượng học sinh hoặc sưu tầm thêm một số câu hỏi ngoài để nâng cao kiến thức cho học sinh khá, giỏi.
+ Luyện tập thực hành là phương pháp nhằm kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh trong quá trình học. Qua đó giáo viên thấy được học sinh học được phần nào, chưa được phần nào để kịp thời khắc phục.
+ hoạt động theo nhóm là phương pháp làm tăng sự hứng thú học tập cho các em. Qua hoạt động này giáo viên có thể phân biệt được từng đối tượng học sinh( nhanh, chậm - tự giác hay không tự giác).
Ngoài ra trong trong quá trình dạy giáo viên cần gần gũi, động viên, khích lệ, tránh phê bình học sinh trước tập thể lớp để lần sau các em học tập được tốt hơn.
C. KẾT LUẬN
I. Kết quả nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy kể từ đầu năm học đến nay tôi đã áp dụng một số biiện pháp để rền kĩ năng đọc đúng - đọc nhanh - đọc thành thạo cho học sinh lớp 1 kết quả đạt được như sau:
TSHS
Lớp 1E5
Thời gian khảo sát
Đọc tốt
Đọc khá
Đọc TB
Đọc yếu
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
25
Tuần 24
12
48%
9
36%
3
12%
1
4%
Trường hợp 1em đọc yếu( tỷ lệ 4%) đây là học sinh thiểu năng trí tuệ. Em sinh năm 2000 đã qua 3 năm học lớp 1. Từ đầu năm đến nay bản thân
tôi cũng đã hết khả năng kềm cặp nhưng đến nay em vẫn chưa nhận diện được 29 chữ cái.
II. Bài học kinh nghiệm:
Rèn kĩ năng đọc cho học sinh là đọc đúng âm, vần tiếng, từ và câu ứng dụng mình đã học. Đọc nhấn mạnh vào nội dung mình đang học để làm nổi bật ý nghĩa của tiếng, từ,câu, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
Để phân môn học vần( tập đọc-học kì II) có kết quả giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm lí của học sinh. Do vốn từ ngữ của các em còn hạn chế, tư duy của các em chưa phát triển, độ chú ý chưa cao nên học sinh thường thích làm những gì mình muốn, nói những gì mình nghĩ. Chính vì thế nếu không xác định rõ nhiệm vụ học tập thì các em rất dễ quên.
Trong từng tiết dạy giáo viên phải xác định khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho học sinh, phải bồi dưỡng mặt nào cho các em thông qua bài học đó. Khi thiết kế bài dạy cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, vận dụng được việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy đó là lấy học sinh làm trung tâm. Hay nói cách khác giáo viên chỉ là người tổ chức các hình thức dạy học, còn học sinh phải chủ độnh chiếm lĩnh tri thức. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng phải được coi trọng hàng đầu.
Mở đầu tiết học cần giới thiệu bài một cách tự nhiên để gây sự hứng thú học tập cho học sinh nhằm lôi cuốn các em vào nội dung bài học.
Khi đọc mẫu giáo viên cần phát âm chuẩn vì ở lứa tuổi các em bắt chước rất tốt tránh để tiếng địa phương làm ảnh hưởng đến cách phát âm của học sinh.
* Qua các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh như trên tôi tin rằng sang học kì II tỷ lệ học sinh đọc tốt sẽ chiếm tỷ lệ cao. Vì hiện nay các em mới chỉ học xong phân môn học vần, sang học kì II học sinh tiếp tục được rèn kĩ năng đọc thông qua phân môn tập đọc.
III. Kiến nghị:
+ Đ ối với nhà trường: Cần mua sắm trang thiết bị cho phân môn tập đọc đối với lớp1vì sang học kì II các em bắt đầu học tập đọc mà phân môn này phải sử dụng rất nhiều tranh ảnh.
Rất mong nhận đựơc sự đóng góp ý kiến của hội đồng sư phạm.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Phú Lộc, ngày 2 tháng 3 năm 2009
Người viết
Trương Thị Hạnh
MỤC LỤC
NỘI DUNG
VỊ TRÍ
LỜI NÓI ĐẦU
Trang 2
I. Lí do chọn đề tài
Trang 2
II. Nhiêm vụ nghiên cứu
Trang 3
III. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
Trang 3
NỘI DUNG
Trang 3
I. Thực trạng nghiên cứu
Trang 3
II. các giải pháp thực hiện
Trang 3
III. Các biện pháp thực hiện
Trang 4,5,6,7,8,9
KẾT LUẬN
Trang 9
I. Kết quả nghiên cứu
Trang 9
II. Bài học kinh nghiệm
Trang 9
III. kiến nghị
Trang 1 0
MỤC LỤC
Trang 12
File đính kèm:
- SKKN lop 1(2).doc