Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại văn minh mới. Nhìn từ phía khoa học và công nghệ thì đây là thời đại văn minh thông tin với nền kinh tế dựa trên tri thức. Thời đại văn minh mới này là một bước phát triển vượt bậc so với thời đại văn minh nông nghiệp với nền kinh tế dựa trên tài nguyên khoáng sản là chính
13 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi thực hiện giải toán có lời văn.
Khi học giải toán có lời văn ở lớp 4 học sinh thường mắc một số sai lầm như :
a. Bài toán có chứa các từ "cảm ứng" hay từ "chìa khoá" học sinh thường nhầm lẫn, ngộ nhận bởi vì các từ này thường gợi ra phép tính cụ thể như :" ít hơn " hoặc " nhiều hơn "… gợi ra phép tính cộng hoặc trừ tương ứng … .Do không đọc kỹ đầu bài nên một số học sinh đã nhầm lẫn, ngộ nhận khi gặp phải các từ cảm ứng đó dẫn đến việc chọn sai phép tính và kết quả sai
Ví dụ: Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 600 cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây? (SGK toán 4 – trang 47).
Do đầu bài có chức từ " Cảm ứng ' " ít hơn " nó gợi cho học sinh làm phép tính trừ. Do nhầm lẫn, ngộ nhận bởi từ " cảm ứng " đó nên một số học sinh xác định sai và giải sai bài toán . ( Học sinh bị nhầm khi tính số cây lớp 4B bằng cách lấy 600 trừ đi 50 )
- Biện pháp khắc phục khó khăn trên .
+ Yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài, diễn tả đầu bài theo ý kiến của mình .
+ Cần hướng dẫn học sinh xử lý và phát hiện các dữ kiện và điều kiện của bài toán từ đó thấy được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm .
+ Nhận thức một cách đúng đắn các từ "cảm ứng" đó.
+ Lật đi lật lại vấn đề cho học sinh hiểu mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm (lớp 4A ít hơn lớp nào? 600 là số cây của mấy lớp, số cây lớp 4B biết chưa?). Từ đó gợi được cách giải đúng cho học sinh .
b. Một số bài toán đầu bài có chứa các yếu tố không tường minh thì học sinh thường không phát hiện ra yếu tố không tường minh đó. Do vậy việc xác định nội dung yêu cầu của đầu bài không chính xác, không đủ dẫn đến giải sai .
Ví dụ :Cả hai hộp có 32 gam chè . Nếu chuyển hộp thứ nhất sang hộp thứ hai 4 gam chè thì số gam chè đựng trong mỗi hộp sẽ bằng nhau . Hỏi trong mỗi hộp lúc đầu có bao nhiêu gam chè .
ở bài này phần lớn học sinh không đọc kỹ đầu bài xác định sai điều kiện của đầu bài . Yếu tố không tường minh ở đây là khi chuyển 4 gam chè từ hộp 1 sang hộp 2 thì hai hộp có số gam chè bằng nhau. Phần đông học sinh xác định đúng dạng cơ bản của bài toán là loại toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Nhưng xác định sai hiệu, đa số học sinh xác định 4 gam là hiệu. Nhưng ở bài này hiệu là 8 gam chứ không phải là 4 gam . Do đó học sinh giải sai bài toán .
- Biện pháp khắc phục khó khăn :
+ Yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài, nêu lại đầu bài theo ý hiểu của mình .
+ Phân biệt được dữ kiện và điều kiện của đầu bài
+ Hướng dẫn học sinh phát hiện ra yếu tố không tường minh trong đầu bài: giáo viên đưa ra câu hỏi :
Chuyển hộp thứ nhất sang hộp thứ hai 4 gam chè thì số gam chè hộp thứ nhất hơn số gam chè ở hộp thứ 2 là bao nhiêu gam ?
Sau đó giáo viên cho học sinh thảo luận và đưa ra kết quả.
Giáo viên hướng dẫn HS phát hiện ra yếu tố không tường minh bằng cách vẽ sơ đồ đoạn thẳng và hướng dẫn học sinh hiểu sơ đồ đoạn thẳng để tìm ra số gam chè hộp thứ nhất hơn hộp thứ hai. So với kết quả học sinh vừa tìm ra ở trên xem nhóm nào đúng, nhóm nào sai. Từ đó học sinh sẽ hiểu bài toán hơn.
? g
Hộp 1:
32 g
? g 8 g
Hộp 2:
4 g
7. Một số lưu ý khi dạy giải toán có lời văn ở lớp 4.
- Khi dạy giải bài toán có lời văn để học sinh cố gắng tự tìm ra cách giải bài toán (học phương pháp giải bài toán), giáo viên không nên làm thay hoặc áp đặt cách giải với học sinh.
Học sinh cần làm quen các bước:
+ Phân tích đề toán, tóm tắt đề toán;
+ Phân tích mối “quan hệ” giữa các “dữ kiện” đã cho với “kết luận” để tìm ra cách giải bài toán.
+ Trình bày bài giải bài toán đầy đủ, rõ ràng.
- Về dạy học “tóm tắt” bài toán, học sinh có thể tóm tắt bài toán bằng lời hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng (đối với các bài toán về mối quan hệ “Tổng-Hiệu”, “Tổng-Tỉ”, “Hiệu-Tỉ” nên dùng tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng). Mục đích của tóm tắt bài toán là phân tích đề toán để làm rõ giả thiết (bài toán cho biết gì? ) và kết luận (bài toán hỏi gì? ) của bài toán, thu gọn bài toán theo giả thiết, kết luận của bài toán rồi từ đó tìm ra cách giải bài toán một cách hợp lý. Bởi vậy, dạy tóm tắt bài toán trước khi giải là rất cần thiết. Tuy vậy, không nhất thiết bắt buộc phải biết “tóm tắt” vào phần trình bầy bài giải (tuỳ theo yêu cầu của bài toán theo từng giai đoạn học tập của học sinh, giáo viên có thể cho học sinh viết “tóm tắt” vào bài giải hoặc không). Riêng các bài toán về mối quan hệ số học “tổng (hiệu) và tỉ số” như đã nêu trên thì cần phải vẽ sơ đồ đoạn thẳng vào phần trình bày bài giải của bài toán.
- Cần rèn cho học sinh khả năng diễn đạt bằng lời nói và bằng chữ viết khi phải giải thích các vấn đề liên quan đến phân tích đề toán, tìm cách giải bài toán và nhất là khi diễn tả câu lời giải, trình bầy bài giải. Có thể lúc đầu học sinh “tự” thực hiện các hoạt động “diễn đạt” còn khó khăn, nhưng đây là “cơ hội” thuận lợi để học sinh được phát triển tư duy, khả năng giải quyết vấn đề liên quan đến các “tình huống” cần giải quyết trong thực tế sau này).
-Ngoài những dạng bài toán có lời văn thường gặp (toán đơn, toán hợp có không quá 3 bước tính), nên cho học sinh tiếp xúc làm quen cách giải với các bài toán trắc nghiệm, bài toán liên quan đến bảng, biểu đồ …vv.
Kết quả đạt được sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên:
Qua thực tế áp dụng vào giảng dạy ở lớp 4 trong năm vừa qua tôi nhận thấy: Khi tôi áp dụng những kinh nghiệm trên để giảng dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 4 thì kết quả đã tăng rõ rệt. Đặc biệt là học sinh tự tin hơn khi giải toán có lời văn.
Kết quả cụ thể như sau :
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm dưới TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
27
8
29,6
12
44,4
7
25,9
0
0
Qua kết quả khảo sát lần này và đối chứng với kết quả khảo sát đầu năm tôi nhận thấy:
- Loại giỏi tăng lên 22,2%.
- Loại khá tăng lên 29,6%.
- Loại trung bình giảm và không còn điểm yếu kém.
Như vậy, sau khi áp dụng một số kinh nghiệm trên vào giảng dạy thì chất lượng giải toán có lời văn ở lớp tôi có tiến bộ rõ rệt.
Phần III : Kết luận, bài học kinh nghiệm và ý kiến đề xuất
1. Kết luận:
Trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, giáo viên phải không ngừng học hỏi, sáng tạo trong giảng dạy, đem hết khả năng và niềm đam mê, lòng nhiệt tình cho công việc thì mới có được những kết quả như mong muốn.
Bằng việc nghiên cứu lý luận và qua thực tiễn giảng dạy giải toán có lời văn trong toán 4. Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình; thực hiện nghiêm túc các quy trình giải toán có lời văn; tạo niềm say mê, hứng thú trong giờ học; nắm vững được định hướng đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy toán nói riêng; so sánh cách thực hiện các dạng toán với nhau để khắc phục một số nhầm lẫn khi thực hiện giải toán có lời văn.
2. Bài học kinh nghiệm
Để giảng dạy tốt các dạng toán có lời văn ở lớp 4 theo tôi giáo viên cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
- Giáo viên cần nắm vững trình độ học sinh trong lớp . Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng giải toán có lời văn còn hạn chế, những sai lầm học sinh thường mắc phải khi thực hiện giải toán có lời văn.
- Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình môn Toán lớp 4 nói chung và phần giải toán có lời văn nói riêng trong tổng thể chương trình của bậc học.
- Điều quan trọng nhất là giáo viên phải nắm được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán nói riêng để từ đó áp dụng vào giảng dạy. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Coi trọng các phương pháp dạy học mới, với các hình thức dạy học đa dạng, phong phú, để học sinh làm việc tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức.
- Giáo viên cần thực hiện đủ các bước khi dạy giải toán có lời văn đặc biệt là bước"Tìm hiểu bài" và "Lập kế hoạch giải". Tuy nhiên tuỳ theo đối tượng của từng lớp mà ta có thể coi trọng bước này và giảm nhẹ bước kia sao cho hợp lý để đảm bảo mọi học sinh trong lớp đều hiểu được bài và thực hành làm bài đạt yêu cầu trở lên.
- Khi dạy các dạng toán dễ nhầm lẫn cần phải có những tiết luyện tập tổng hợp các dạng toán để học sinh so sánh, phân biệt.
- Muốn nâng cao kiến thức cho học sinh thì giáo viên phải có kiến thức vững vàng, nắm vững mục tiêu bài học, nội dung cần truyền đạt của từng bài. Người giáo viên phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề.
- Khắc phục những khó khăn, tích cực sử dụng tốt những đồ dùng dạy học, cương quyết không dạy chay, không nản lòng trước khó khăn, phải rèn luyện cho học sinh thường xuyên liên tục, động viên, khích lệ học sinh kịp thời, nắm bắt tâm lý của từng đối tượng trong lớp.
- Thực hiện thường xuyên và nghiêm túc việc đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra để có kế hoạch dạy học cho phù hợp.
3. ý kiến đề xuất :
Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán nói chung và góp phần rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn nói riêng, tôi mạnh dạn xin có một số đề xuất sau đây :
* Đối với Sở giáo dục và Phòng giáo dục :
- Hàng năm cần tổ chức các lớp học bồi dưỡng thường xuyên để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
- Qua các kỳ hội giảng, hội thi đề nghị cấp trên phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy ở các môn học nói chung và Toán 4 nói riêng.
* Đối với nhà trường :
- Tăng cường đầu tư nhiều loại sách tham khảo, sách nghiệp vụ để giáo viên có điều kiện nghiên cứu học tập chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao tay nghề.
- Duy trì và thực hiện tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng và hiệu quả cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tiến hành khi dạy toán có lời văn, qua áp dụng thực tế đã mang lại hiệu quả cao. Những ý kiến đó có thể còn thiếu sót, cách giải quyết còn hạn chế, kính mong Ban giám khảo cùng các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để việc dạy học giải toán có lời văn trong Toán 4 đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vũ Hưng Nguyên.
File đính kèm:
- Mot so kinh nghiem day GIAI TOAN Lop 4.doc