Đề tài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có một số kỹ năng để học tốt môn Địa lý 6,7

I/ Bối cảnh của đề tài:

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu.

Dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng đã đổi mới phương pháp để góp phần trong sứ mệnh chung đó.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có một số kỹ năng để học tốt môn Địa lý 6,7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các bảng số liệu thống kê (hoặc các số liệu riêng lẻ). Cần chú ý học sinh: - Không bỏ sót số liệu nào. - Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào số liệu cụ thể. - Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. - Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng để rút ra nhận xét. - Đặt ra các câu hỏi trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu nhằm tìm ra kiến thức mới. Trên cơ sở từng bước hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh địa lí, giáo viên vận dụng các bước này một cách linh hoạt hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí khác như mô hình. 2/ Tổ chức hướng dẫn học sinh thu thập, xử lí thông tin trong SGK Trong sách giáo khoa Địa lí mới được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình huống, các thông tin đã được lựa chọn kĩ để giáo viên có thể tổ chức hướng dẫn học sinh thu thập, phân tích và xử lí thông tin. Vì vậy, trong quá trình dạy học ở trên lớp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thu thập, xử lí thông tin trong sách giáo khoa Địa lí. Ví dụ: Bài 13: Môi trường đới ôn hòa (Lớp 7). Nội dung: Bài được thể hiện qua hai kênh chữ và kênh hình. Kênh hình trong bài gồm có: +Lược đồ những yếu tố gây biến động thời tiết ở đới ôn hòa (Hình 13.1) + Ba ảnh: * Rừng lá rộng ở Tây Âu (Hình 13.2) * Rừng lá kim ở Liên bang Nga (Hình13.3) * Rừng cây bụi gai ven Địa Trung Hải (Hình 13.4) + Ba biểu đồ khí hậu bên cạnh ba kiểu rừng. Giáo viên hướng dẫn học sinh thu thập thông tin qua bài viết, tranh ảnh, lược đồ để trả lời các câu hỏi trong bài và rút ra các kết luận về: - Đặc điểm thời thiết bốn mùa và sự thay đổi quang cảnh thiên nhiên theo mùa ở đới ôn hòa. - Sự đa dạng của môi trường đới ôn hòa (nhiều loại môi trường). - Mối quan hệ giữa chế độ nhiệt, mưa với các loại rừng ở đới ôn hòa. Thông qua hoạt động thu thập, xử lí thông tin để khai thác lĩnh hội kiến thức học sinh sẽ có được phương pháp học tập, biết cách thu thập và xử lí thông tin từ các nguồn tài liệu khác, từ đó hình thành năng lực tự học. 3/ Tổ chức hoạt động của học sinh theo những hình thức học tập khác nhau. Để có thể tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, ngoài hình thức tổ chức học tập tập trung theo lớp như hiện nay, nên tổ chức cho học sinh học tập cá nhân và học tập theo nhóm ngay tại lớp. 3.1/ Hình thức học tập cá nhân. Dạy học theo phương pháp mới đòi hỏi học sinh phải có sự cố gắng về trí tuệ và nghị lực cao. Do đó, hình thức tự học tập cá nhân là hình thức học tập cơ bản nhất vì nó tạo điều kiện cho mỗi học sinh trong lớp được tự nghĩ, tự làm việc một cách tích cực nhằm đạt tới mục tiêu học tập. Học sinh phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để khai thác và lĩnh hội kiến thức mới. Đồng thời hình thức này cũng tạo điều kiện để học sinh bộc lộ khả năng tự học của mỗi người. Việc tiến hành dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập cá nhân có thể như sau: - Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức (chung cho cả lớp) và hướng dẫn học sinh làm việc. - Làm việc cá nhân (ghi kết quả ra giấy hoặc trả lời ra phiếu học tập) - Giáo viên chỉ định một vài học sinh báo cáo kết quả, các học sinh khác theo dõi, góp ý và bổ sung. - Giáo viên tóm tắt, củng cố và chuẩn xác kiến thức. 3.2/ Hình thức học tập theo nhóm. Trong học tập, không phải bất kì nhiệm vụ học tập nào cũng có thể hoàn thành bởi những hoạt động thuần túy cá nhân, có những bài tập, những câu hỏi, những vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân cần phải tổ chức cho học sinh học tập hợp tác trong các nhóm nhỏ. Tùy theo số lượng học sinh trong mỗi lớp mà giáo viên chia thành bao nhiêu nhóm, tùy mục đích và yêu cầu vấn đề học tập, các nhóm được phân chia gồm có nam lẫn nữ, cả học sinh khá, trung bình, yếu, kém trong cùng một nhóm. Các nhóm có thể duy trì ổn định trong cả tiết hoặc thay đổi trong từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc giao những nhiệm vụ khác nhau. - Các bước tiến hành tổ chức học tập theo nhóm có thể như sau: + Làm việc chung cả lớp: * Giáo viên nêu vấn đề xác định nhiệm vụ nhận thức. * Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm. * Hướng dẫn, gợi ý (cách làm việc theo nhóm, các vấn đề cần lưu ý khi trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập,...). + Làm việc theo nhóm. * Phân công trong nhóm (cử nhóm trưởng, thư ký của nhóm), phân công việc cho từng thành viên trong nhóm. * Từng cá nhân làm việc độc lập. * Trao đổi, thảo luận trong nhóm và cùng nhau hoàn thiện nhiệm vụ của nhóm. * Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm (có thể là một thành viên của nhóm đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm). + Làm việc chung cả lớp (thảo luận, tổng kết trước toàn lớp). * Đại diện một vài nhóm báo các kết quả làm việc. * Thảo luận chung (các nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến và bổ sung cho nhau). * Giáo viên tổng kết và chuẩn xác kiển thức. * Sau cùng giáo viên nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên khuyến khích các nhóm làm việc tốt và rút kinh nghiệm cho các nhóm làm việc chưa tốt. Ví dụ: Khi dạy Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa (Địa lí lớp 6). Phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. - Làm việc chung cả lớp: + Xác định nhiệm vụ nhận thức. Quan sát hình 24(SGK/28) và trả lời 5 câu hỏi trong phiếu học tập: 1/Vì sao đường biểu diễn trục trái đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau?. 2/ Ngày 22/6 và ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời và có diện tích được chiếu sáng rộng hơn? Độ chênh lệch giữa ngày và đêm ở mọi điểm của nửa cầu đó sẽ như thế nào? 3/ Nơi nào trên Trái Đất có độ dài ngày và đêm bằng nhau? 4/Ngày 22/6 và ngày 22/12 tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến nào trên Trái Đất? 5/ Từ vĩ tuyến nào đến cực Bắc và Nam vào ngày 22/6 và ngày 22/12 chỉ có một ngày mà không có đêm hoặc chỉ có đêm mà không có ngày?. Từ sự phân tích trên hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất. + Chia nhóm : Lớp chia làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ và phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. * 2 nhóm phân tích hiện tượng ngày đêm dài ngắn trong ngày 22/6. * 2 nhóm phân tích hiện tượng ngày đêm dài ngắn trong ngày 22/12. - Làm việc theo nhóm: Từng cá nhân làm việc độc lập sau đó nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận, thư ký nhóm ghi lại ý kiến thống nhất của cả nhóm. - Làm việc chung cả lớp: * Hai học sinh đại diện cho hai nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm (một nhóm báo cáo kết quả về ngày 22/6 và một nhóm báo cáo kết quả về ngày 22/12). * Các nhóm khác theo dõi góp ý và bổ sung. * Giáo viên tổng kết, chuẩn xác kiến thức và nhận xét tinh thần làm việc của cả các nhóm, giáo viên tuyên dương những nhóm có ý kiến hay, tinh thần tập thể cao, đồng thời nhắc nhở các nhóm còn thụ động để học sinh rút kinh nghiệm trong những tiết sau. Để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh được thuận lợi và đỡ mất thời gian, có thể sử dụng phiếu học tập. Phiếu học tập là những tờ giấy rời, trên đó xác định nhiệm vụ nhận thức mà học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ đó trong một thời gian ngắn. IV/ Hiệu quả đạt được: 1/ Đối với giáo viên: - Giáo viên tích cực nghiên cứu, suy nghĩ, tìm ra những phương pháp phù hợp với nội dung từng bài, từng phần, từng loại kiến thức. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày một nâng cao. 2/ Đối với học sinh: - Phát huy được tính tích cực sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học cho người học, bỏ được thói quen học thụ động, ghi nhớ. - Học sinh ngoài việc tự học còn biết trao đổi thảo luận với bạn trong nhóm, trên lớp, đề xuất ý kiến. *Kết quả khảo sát cụ thể như sau: Khối HK1(2008-2009) HK1 (2009-2010) Dưới TB Trên TB Dưới TB Trên TB SL (TL) SL (TL) SL (TL) SL (TL) 6 3/168(1,8) 165/168(98,2) 1/107(0,9) 106/107(99,1) 7 4/165(2,4) 161/165(97,6) 2/165(1,2) 163/165(98,8) C/ PHẦN KẾT LUẬN: I/ Những bài học kinh nghiệm: Qua kết quả thực nghiệm, tôi nhận thấy rèn luyện cho hs kĩ năng tự khai thác kiến thức mới từ các thiết bị dạy học để học tốt môn địa lí có khó nhưng học sinh vẫn làm được, giáo viên chỉ cần tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học để các em yêu thích môn học; đặt câu hỏi kích thích sự tò mò của học sinh và tạo nhiều cơ hội để các em làm việc với bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh… dần dần sẽ thành thói quen giúp các em mạnh dạn hơn, không còn cảm giác sợ tiếp xúc với những thiết bị dạy học. II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học, biết thu thập, xử lý thông tin trong sách giáo khoa để tìm ra kiến thức mới của bài học sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức địa lí một cách nhanh chóng và nhớ lâu. Kết quả học tập sẽ tăng lên. Nghiên cứu đề tài này tôi đã góp phần nâng cao chất lượng học tập môn địa lí khối 6,7 Trường THCS Vĩnh Phúc nói riêng và thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung. III/ Khả năng ứng dụng triển khai: Qua thời gian nghiên cứu đề tài và dạy thử nghiệm đối chứng tôi thấy học sinh có đủ những năng lực để lĩnh hội các kĩ năng. Kết quả: Trong giờ học các em tích cực hơn, ham tìm tòi học hỏi trên bản đồ, tranh ảnh, băng hình…Từ kênh chữ, kênh hình rút ra kiến thức mới. Học sinh nắm vững kiến thức, vận dụng giải thích được những hiện tượng địa lí thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. IV/ Những kiến nghị, đề xuất: Để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí, thực hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, bản thân tôi có kiến nghị sau: - Kính mong cấp trên trang bị cho các trường đầy đủ các thiết bị như bản đồ, tranh ảnh, mô hình… trong chương trình học. - Bản đồ treo tường nên có màu sắc, kí hiệu giống bản đồ trong sách giáo khoa để tiện cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. TP Bến Tre, Ngày 05 tháng 01 năm 2010 Người thực hiện Nguyễn Thị Minh Phượng

File đính kèm:

  • docHuong dan hoc sinh co mot so ki nang de hoc totmon Dia li 67.doc