Đề tài Kinh nghiệm dạy cộng, trừ, nhân, chia số thập phân cho học sinh lớp 5

 Trong nền giáo dục của Thế giới nói chung cũng như nền giáo dục ở

Việt Nam nói riêng thì bậc tiểu học là bậc học đặc biệt quan trọng.

Việc tổ chức quá trình hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách

con người Việt Nam ở thời đại mới này là việc làm công phu, nghiêm

túc, không được phép sai lầm. Nó là nền móng vững chắc cho các em

"bật" xa hơn cho những cấp học sau này.

 

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5973 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm dạy cộng, trừ, nhân, chia số thập phân cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p phân với một số tự nhiên. - Hình thành phép tính. - Xây dựng kĩ thuật tính. Nhân bình thường như nhân số tự nhiên. Chuyển kết quả số tự nhiên thành số thập phân. Rút ra quy tắc. b. Nhân một số thập phân với 10, 100,... Đây là trường hợp vận dụng quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên và với những số tròn chục, tròn trăm...từ đó dẫn đến quy tắc tính nhẩm. Hướng dẫn các em kiến thức cơ bản liên quan đến kiến thức đã học giúp học sinh dễ nhớ. Muốn nhân nhẩm một số thập phân cho 10, 100,..ta chỉ dịch chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải 1, 2 ...chữ số . c. Nhân một số thập phân một số thập phân. Tương tự như nhân một số thập phân với một số tự nhiên. Phần luyện tập thực hành vận dụng quy tắc để tính nhẩm nhân một Số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; ...ta chỉ dịch chuyển dấu phẩy sang bên trái 1, 2 ...chữ số. d. Các tính chất của phép nhân số thập phân. Tính chất trong phép nhân số thập phân tương tự như đối với nhân óố tự nhiên. - Tính chất giao hoán. - Tính chất kết hợp. - Tính chất nhân với một tổng. - Nhân với 1, với 0. 3. Phép chia số thập phân: a. Chia một số thập phân cho một số tự nhiên: Hình thành phép tính. Xây dựng kĩ thuật tính. Chuyển đổi số thập phân sang số tự nhiên. Thực hiện phép chia hai số tự nhiên. Chuyển đổi kết quả. Vận dụng qua ví dụ cụ thể. * Rút ra quy tắc: Chia phần nguyên trước, đánh dấu phẩy ở thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên của phần thập phân của số bị chia đưa vào phép chia. Tiếp tục chia với từng chữ số phần thập phân của số bị chia (tìm phần thập phân của thương) Luyện tập củng cố kiến thức. b. Chia một số thập phân cho 10, 100 ,... Đây là trường hợp đặc biệt của phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Học sinh chỉ cần làm nhẩm không cần đặt tính. Khi số chia là 10,100,... ta chỉ dịch chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên trái 1, 2, ... chữ số. c. Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân. Trong trường hợp này, học sinh chia bình thường như phép chia số tự nhiên có dư. Nếu phép chia có dư thì ta tiếp tục chia để tìm phần thập phân của thương. Ta làm như sau: - Đánh dấu phẩy vào bên phải của thương. - Thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi tiếp tục chia. - Nếu còn dư ta làm tương tự như thế. d. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Nguyên tắc chia : Đếm xem có bao nhiêu chữ số phần thập phân của số chia thì thêm vào bên phải của số bị chia bấy nhiêu chữ số 0. Bỏ dấu phẩy rồi chia như đối với số tự nhiên. e. Chia một số thập phân cho một số thập phân. Dựa vào tính chất cùng nhân số bị chia và số chia với một số tự nhiên khác không thương vẫn không thay đổi và chuyển thành phép chia Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Luyện tập * Phép chia 2 số thập phân là trường hợp mở rộng của phép chia Một số tự nhiên cho một số thập phân(vì phần thập phân là những chữ số không) Giáo viên cần hệ thống cho các em một số kiến thức cần ghi nhớ có liên quan tới các phép tính. - Nhân một số thập phân với 10. 100,.. - Chia một số thập phân với 10,100,.. - Nhân một số thập phân. - Nhân một số thập phân với 5 ta chia số đó cho 2. - Chia một số cho 0,5 ta nhân số đó với 2. - Nhân một số cho 0,25 ta nhân số đó với 4. - Muốn chia một số cho 0,25 ta nhân số đó với 4. Muốn nhân một số với 25 ta nhân số đó với 100 rồi chia cho 4. Phép chia còn áp dụng tìm tỉ số phần trăm. Cách làm: Tìm thương của phép chia, nhân thương với 100 rồi viết kí hiệu phần trăm(%) vào bên phải. Trong các tiết dạy , tôi luôn chú ý bám sát chương trình. Khi thấy khả năng tiếp thu của các em còn hạn chế thì phải tìm mọi phương pháp để giảng dạy các em tiếp thu bài tốt hơn. Các lỗi mà các em hay mắc , nhầm lẫn qua bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. 1. Học sinh thường nhầm lẫn các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia, trng Các trường hợp: - Số các chữ số phần thập phân không bằng nhau. * Phép cộng: Ví dụ 0,45 + 0,096 23,75 + 125 + + 0,45 23,75 0,096 125 * Phép trừ : Học sinh đặt đúng nhưng cộng sau. Ví dụ: 50,9 – 42,932 50, 9 42, 932 Học sinh hạ 2 và 3 xuống. Giáo viên giúp học sinh nhận thấy chỗ sai (dựa vào số thập phân) Bằng nhau. * Phép chia, phép nhân. Học sinh thường bỏ quên chữ số 0 vì chưa hiểu bản chất của cách ghi Theo hệ thập phân và vị trí của từng chữ số. Do vậy các em thường đặt máy móc dẫn đến kết quả sai mà không biết nguyên nhân. Ví dụ: 25,3 : 8,05 3,09 3 25, 3 0 09 1,3 8,05 0 1265 2024 Giáo viên giúp học sinh tìm ra nguyên nhân(thử lại) và hướng dẫn học sinh viết gọn phép tính. 25,3 Thay 25,3 8,05 8,05 1265 1265 20240 000 203665 2024 203665 Còn ở phép chia: Lưu ý học sinh khi chia số bị chia nhỏ hơn số chia thì phải viết thêm số 0 vào bên phải của thương và phải chuyển dấu phẩy của số bị chia về bên phải của thương trước khi lấy chữ số tiếp theo để chia 3, 09 3 0 09 1,03 0 Trong phép chia số thập phân, học sinh thường bỏ quên phần đánh dấu ở thương. Ví dụ: 75.52 : 32 75,52 32 11 5 236 1 92 0 Hay phép tính tổng hợp: 0, 531 9 Sửa 0,531 9 53 59 53 0,059 81 81 0 0 Với các trường hợp các em hay nhầm lẫn như vậy, tôi yêu cầu các em làm tính rồi thử lại, so sánh 2 phép tính đó tự nêu ra nguyên nhân sai cùng với hướng khắc phục. Có như vậy mới khắc sâu kiến thức. Trong trường hợp phép chia có dư, học sinh không xác dịnh được số dư trong phép tính. Ví dụ: 19 : 25 = 78, 6 : 6,28 = 19,0 24 78, 60 6,28 2 20 0,79 15 80 12,5 04 3 2 40 Số dư: 0,04 chứ không phải là 4 1 00 Số dư 0,1 Thử lại: 0,79 x 24 +0,04 12,5 x 6, 28 + 0,1 = 78,6 * Giáo viên cho các em thảo luận tìm ra số dư, giải thích số dư vừa tìm được, tìm ra nguyên nhân khắc phục. Cách xác định : Xác định được hàng thập phân của số bị chia hay dùng thước dóng thẳng từ dấu phẩy của số bị chia xuống. * Tóm lại : - Khi thực hiện phép tính cộng trừ nhân chia khi tính xong phải thứ lại - Đối với những trường hợp cộng trừ nhân, nhân chia hay mắc lỗi giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm để các em đưa ra nhiều ý kiến tìm ra vấn đề từ đó khắc sâu kiến thức. - Trong phép có dư, chia nhiều lần vẫn có dư thì lưu ý học sinh dừng lại ở phần thập phân có 3 – 4 chữ số. Ap dụng vào tìm tỉ số %, hướng dẫn học sinh cách làm tròn số trong toán. Chương 2: Kinh nghiệm và giải pháp Trong năm học 2006 -2007, tôi đã trực tiếp thực nghiệm tại lớp 5B. Các tiết học cộng, trừ, nhân, chia số thập phân đều đạt kết quả cao. Học sinh tiếp thu bài tốt, trong giờ học sôi nổi tham gia thảo luận, tự xác định kiến thức phát huy được tính sáng tạo qua hoạt động học. Qua mỗi bài học, tôi thường kiểm tra các em qua việc chấm bài trong vở hay các bài kiểm tra trắc nghiệm. Sau từng bài học của từng phép tính, tôi thường cho các em làm bài kiểm tra tổng hợp để kiểm tra kiến thức các em. Qua mỗi bài kiểm tra thì kết quả dần được nâng cao. Để đạt được như vậy, tôi đã rất chú trọng tới việc sử dụng phương pháp dạy học mới phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh. Trong giờ học, tổ chức nhiều hình thức hoạt động học tập làm cho giờ học sôi nổi và thỏa mái. Qua đó giúp các em tiếp thu tốt kiến thức, lôi cuốn các em vào hoạt động học tập để các em “ Học mà như chơi, chơi nhưng mà học” Mỗi một kiến thức cần ghi nhở, tôi cùng các em hình thành thói quen sâu chuối kiến thức qua quy tắc hay mẹo tính rồi ghi vào sổ tay toán học Trong tiết học, giáo viên cần bố trí thời gian hợp lí cho từng nội dung kiến thức và dành nhiều thời gian cho luyện tập thực hành. Khi củng cố kiến thức thì cần phải củng cố một cách hệ thống kiến thức cơ bản, kiến thức đã học tới kiến thức mới . Tạo cho các em có thói quen phải kiểm tra kết quả phép tính bằng cách thử lại kết quả. Lưu ý cách đặt tính, đặt dấu phẩy ở số thập phân sao cho đúng quy tắc. Phần II: Kết luận Trong dạy học, tôi luôn quan tâm đến yêu cầu cơ bản của dạy học là : Học đi đôi với hành. Giải pháp đó là chìa khóa về mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn. Từ kiến thức của bài giảng cần truyền đạt và được tiếp thu, các em phải được thực hành luyện tập, áp dụng những kiến thức mới vào bài tập hay thực tiễn cuộc sống. Để đảm bảo được phần truyền thụ kiến thức đạt được kết quả cao, ngay từ đầu ta cần khảo sát phân loại từng đối tượng học sinh để chuẩn bị kế hoạch lên lớp sao cho phù hợp. Ngoài thời gian lên lớp, đi sâu vào từng đối tượng học sinh bằng nhiều hình thức sao cho các em có được sự đồng đều về kiến thức là nắm chắc kiến thức cơ bản. Ngoài giờ lên lớp, người giáo viên còn phải thường xuyên trao đổi với các em và các bậc phụ huynh sao cho phần truyền thụ kiến thức của giáo viên được các em ghi nhớ và liên hệ tốt. Trong quá trình dạy học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, giáo viên luôn kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học mới. Nó ảnh hưởng tích cực đến quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động thực sự rèn và phát triển khả năng làm chủ, sáng tạo trong quá trình học tập. Lời cảm ơn Trên đây là đề tài nghiên cứu khoa học của bản thân. Tôi xin trân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đè tài này. Tôi hy vọng rằng những điều trình bày trong đề tài sẽ có ích phần nào cho các đồng nghiệp của tôi tháo gỡ những khó khăn khi dạy chương cộng, trừ, nhân, chia số thập phân cho học sinh đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên không thể tránh được những sai sót trong quá trình nghiên cứu, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, của hội đồng khoa học để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và khả năng áp dụng của đề tài đạt hiệu quả cao nhất. Xin trân thành cảm ơn ! Minh Đức, ngày 15 tháng 5 năm 2007 Người viết : Doãn Thị Hải Hằng Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa Toán 5. 2. Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học. 3. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. 4. Toán tuổi thơ, Tạp san tiểu học.

File đính kèm:

  • docSKKN Kinh nghiem day cong tru nhan chia so thap phan o tieu hoc.doc