Như chúng ta đã biết bậc tiểu học là quá trình giáo dục tiếp nối của bậc mầm non và là cầu nối cho sự nghiệp giáo dục sau này. Cùng với sự giáo dục hình thành nhân cách đạo đức cho các em, nhất là các em ở bậc tiểu học thì điều thiết yếu cơ bản nhất là phát triển trí tuệ và trau dồi học vấn cho các em. Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Đây là giai đoạn hình thành kiến thức, kỹ năng cơ bản tạo cơ sở cho học sinh tiếp thu kiến thức ở các lớp trên.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm bồi dưỡng giáo viên thiết kế một số test kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọn các từ cho trước trong khung để điền vào chỗ ..... trong các câu sau đây cho phù hợp:
ở nhiệt độ cao thích hợp, các chất:......................................sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Khi được làm lạnh ở nhiệt độ thích hợp thì khí ................................. sẽ chuyển thành thể lỏng.
Trong tự nhiên ................. có thể tồn tại ở cả 3 thể: rắn, lỏng, khí.
II.3. chương 3: phương pháp nghiên cứu - kết quả nghiên cứu
II.3.1. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến SKKN.
- Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập các môn học trong chương trình tiểu học.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
* Phương pháp thực nghiệm:
- Tiến hành dự giờ, khảo sát kết quả, đánh giá hiệu quả việc xây dựng Test kiểm tra đánh giá học sinh.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
* Phương pháp điều tra:
- Điều tra việc thiết kế đề kiểm tra ở trường tiểu học Bình Khê
* Phương pháp quan sát.
II.3.2 Kết quả nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung " Thiết kế Test kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học" tôi đã tiến hành thực nghiệm một số Test như đã nêu ở trên tại khối lớp 2, 3, 4, 5 của trường thu được kết quả như sau:
- Thứ nhất: Làm cho 100% giáo viên:
+ Hiểu rõ cấu trúc nội dung, chương trình, mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ đã được quy định của các môn học trong chương trình tiểu học.
+ Hiểu được một số điểm nổi bật của nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá, trong đó cần chú trọng đến việc ra đề.
- Thứ hai:
+ Thử nghiệm thiết kế test kiểm tra đánh giá học sinh trong đó:
Toán: 13 Khoa học: 5
Lịch sử: 5 Địa lý: 5
Từ kết quả thực nghiệm tôi thấy rằng nội dung cơ bản được thể hiện đầy đủ, rõ ràng vừa mang tính sáng tạo rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho tất cả đối tượng học sinh trung bình, khá, giỏi ( không đơn giản quá, không phức tạp quá). Vì thế:
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên đánh giá khách quan hơn về khả năng học tập, tư duy sáng tạo của học sinh.
- Kịp thời phát hiện điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch của học sinh yếu kém và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho học sinh khá giỏi.
- Giáo viên không tốn nhiều thời gian kiểm tra đánh giá.
* Đối với học sinh:
- Hầu hết học sinh có tinh thần thoải mái khi được kiểm tra đánh giá dạng test.
- 100% học sinh nắm bắt và lĩnh hội được kiến thức thông qua bài kiểm tra.
- 100% học sinh trau dồi được lượng kiến thức lớn, tiếp xúc với nhiều khái niệm.
- Kết quả học tập của học sinh đực đánh giá một cách nhanh chóng và chính xác.
- Chất lượng của các môn học đạt kết quả cao.
III.1 Kết luận:
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy đặc biệt là sau thời gian đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng các Test kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học tôi thấy rằng: Người giáo viên phải tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt nhất là chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Trong đó đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu then chốt của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo mục tiêu giáo dục, đặc biệt chú trọng đến việc thiết kế đề. Muốn thiết kế các Test kiểm tra đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên cần phải: bám sát mục tiêu giáo dục, nắm chắc các chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt phù hợp với từng giai đoạn học tập, các nội dung nguyên tắc, hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá để phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam.
Đồng thời việc bồi dưỡng đội ngũ là việc làm thường xuyên không thể thiếu của các nhà quản lý giáo duc, cần phải biết rằng đội ngũ mình còn thiếu - yếu những gì. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng để lấp đầy những gì họ còn thiếu hụt so với yêu cầu chung, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng mục tiêu giáo dục.
Như vậy SKKN đã bồi dưỡng cho giáo viên cách xây dựng thiết kế một số Test kiểm tra đánh giá học sinh góp phần mang lại hiệu quả trong việc đánh giá học sinh tiểu học và đã đạt kết quả cao. Do điều kiện về thời gian và trình độ còn hạn chế trong phạm vi nhỏ hẹp. Tôi hy vọng sẽ có điều kiện mở rộng thành đề tài để có khả năng đánh giá sát với thực tế hơn, đề xuất được nhiều biện pháp trong kiểm tra đánh giá học sinh hơn, hữu hiệu hơn để tích lũy kinh nghiệm trong quá trình tổ chức và chỉ đạo chuyên môn của mình.
III.2 Kiến nghị:
- Đối với các nhà quản lý cần tăng cường chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc hơn, đồng bộ hơn, có kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện, có động viên khen, chê kịp thời.
- Đối với các nhà trường thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao, có hiệu quả việc thiết kế các Test kiểm tra đánh giá học sinh. Hàng tuần, hàng tháng và từng học kỳ có nhận xét đánh giá một cách chính xác khách quan, công bằng, có đúc rút, báo cáo tổng kết kinh nghiệm.
- Nhà trường phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho anh em giáo viên (Có thể là ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, hoặc giáo viên có năng lực….)
- Đối với thầy cô giáo:
+ Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Phải nắm vững nội dung chương trình và sách giáo khoa mới; mục tiêu yêu cầu của từng bài, từng phần, từng giai đoạn học tập.
+ Nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi đến lớp.
+ Phải thực sự có tâm huyết với nghề nghiệp, tận tuỵ và có trách nhiệm với học sinh và phải coi đó là nhiệm vụ cao cả của người thầy.
- Thường xuyên thăm lớp dự giờ, trao đổi học tập rút kinh nghiệm của đồng nghiệp, để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
Bình Khê, tháng 5 năm 2009
Người thực hiện
Nguyễn Bích Luyện
IV.1 Tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo khoa các lớp 1, 2, 3, 4, 5.
2. Sách giáo viên các lớp 1, 2, 3, 4, 5.
3. Vở bài tập các môn lớp 1, 2, 3, 4, 5.
5. Chương trình học và các hoạt động giáo dục tiểu học
6. Một số vấn đề về đổi mới quản lí giáo dục tiểu học.
7. Các chuyên đề giáo dục tiểu học.
IV.2 Mục lục
STT
Tên mục
Trang
1
I.Phần mở đầu
I.1 Lí do
2
I.2 Mục đích nghiên cứu
4
I.3 Thời gian, địa điểm
4
I.4 Đóng góp về mặt lí luận, thực tiễn
4
II. Phần nội dung
2
II.1. Chương1: Tổng quan về kiểm tra đánh giá kết quả học sinh tiểu học
II.1.1. Vai trò kiểm tra đánh giá
5
II.1.2 .Vấn đề kiểm tra đánh giá
5
II.1.3.Các phương pháp đánh giá kết quả HSTH
12
II.1.4.Các hình thức trắc nghiệm
13
II.1.5 So sánh Test trắc nghiệm và truyền thống
15
II.1.6 Phương pháp trắc nghiệm nên dùng
17
II.2.Chương 2: Nội dung
II.2.1. Thực trạng và nguyên nhân
18
II.2.2 Những yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả HSTH
19
II.2.3. Đề xuất các giải pháp và thiết kế một số Test
20
II.3. Phương pháp nhiên cứu - Kết quả nghiên cứu
II.3.1 Phương pháp nghiên cứu
27
II.3.2 Kết quả nghiên cứu
28
3
III. Phần Kết luận - Kiến nghị
29
4
IV. Tài liệu tham khảo - Phụ lục
31
5
V. Nhận xét của HĐKH cấp trường, PGD.
33
V. Nhận xét của Hội đồng khoa học cấp trường và Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều:
1. Trường:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Phòng Giáo dục:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- SKKN.doc