Đề tài khoa học: Phương pháp tích hợp trong môn Ngữ văn - Đinh Thị Xuyến

Đặc điểm của môn ngữ văn là kiến thức của ba phân môn có liên quan với nhau, chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Học văn để lấy dẫn chứng cho môn tập làm văn, học tiếng việt để biết diễn đạt, ding từ, đặt câu trong việc viết tập làm văn, học tập làm văn để nhận xét bố cục một văn bản chính xác.

 Ba phân môn có liên quan về mặt kiến thức vì vậy việc tích hợp kiến thức cả ba phân môn là vô cùng cần thiết.

 Học văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích. Tôi đã tích hợp giữ văn bản và tiếng việt như sau:

 Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong 8 câu thơ cuối đoạn trích?

 Học sinh trả lời: Tác giả ding điệp ngữ, từ láy. Giáo viên hỏi tiếp: Vậy điệp ngữ, từ láy các em đã học ở phần nào, lớp nào?

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài khoa học: Phương pháp tích hợp trong môn Ngữ văn - Đinh Thị Xuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế giới hiện nay vẫn tiến hành sản xuất vũ khí hạt nhân như Triều Tiên. Chiến tranh hạt nhân làm ảnh hưởng xấu đến xã hội, làm xuất hiện nhiều trẻ em nghèo, làm nhiều nước nghèo đi bệnh tật làn tràn không có khả năng cứu chữa. Giáo viên liên hệ ở Việt Nam. Trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ, Mỹ đã rải chất độc hoá học xuống Việt Nam làm nhiều người bị ảnh hưởng, nhiều trẻ em ra đời không bình thường, trí tuệ kém phát triển, đần độn, dị dạng về hình thể, mất khả năngg làm việc. Nhờ có sự liên hệ này mà học sinh có cái nhìn, sự đánh giá đúng về chiến tranh và khơi dạy trong các em niềm căm giận, phản đối vũ khí hạt nhân. Học văn bản: “ Chuyện cũ trong phủ chúa” Giáo viên tích hợp văn học với lịch sử. Chuyện văn học có hư cấu, nhưng nhân vật trong chuyện là chúa Trịnh Sâm là nhân vậ có thật trong lịch sử Việt Nam ở giai đoạn vua Lê Chúa Trịnh đầu thế kỉ XIX , phản ánh một vấn đề lịch sử Việt Nam thời phong kiến đi vào thời kỳ suy thoái. Nhờ có sự tích hợp mà học sinh vừa học văn nhưng lại có kiến thức lịch sử và có cánh đánh giá lịch sử đúng đắn. Học bài: Chương trình địa phương phần tiếng việt, giáo viên so sánh đối chiếu sự giống, khác nhau để học sinh hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền đát nước. Tại sao có những từ ngữ không có tên gọi trong các phương ngữ khác ở địa phương này nhưng ở địa phương khác lại không có những phương ngữ ấy? Vì do đặc điểm vùng miền giáo viên lấy ví dụ cụ thể: ở miền núi có một loại cây mọc trên rừng luộc, xào ăn có vị đắng gọi là rau đắc đốm, vì loại cây này chỉ mọc ở miền núi, miền xuôi không có loại cây này. Vậy sự xuất hiện phương ngữ đắc đốm chỉ có ngôn ngữ miền núi chứ không có ở miền xuôi. 4. Tích hợp những văn bản có cùng đề tài: Việc tích hợp những văn bản có cùng đề tài là một việc làm không thể thiếu trong phương pháp dạy học ngữ văn. Tại sao cần tích hợp những văn bản có đề tài, bởi vì mục đích của việc làm này là tạo cho học sinh vừa ôn lại những kiến thức cũ và khắc sâu kiến thức mới. Học sinh có sự đối sánh để đánh giá được sự vận động phát triển đi lên của sự vật hiện tượng và khai thác được những sáng tạo, phong cách riêng của người nghệ sĩ. Chương trình ngữ văn lớp 9 có những văn bản cùng đề tài như đề tài “ Người mẹ” đều khai thác chất liệu dân gian có vận dụng lời ru đó là bài thơ: “Con cò” của Chế Lan Viên và bài thơ “ Khúc hát ru những em be lơn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Khi dạy văn bản “ Con cò” tôi cho học sinh đối chiếu hai bài thơ để chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ. Đều là vận dụng lời ru nhưng ở bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” có những lời ru trực tiếp của người mẹ: “ Ngủ ngoan A- Kay ơi, ngủ ngoan A- Kay hỡi”. Có những câu thơ giọng điệu gần như lời ru “ em cu tai ngủ trên mẹ ơi”. Còn ở bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên vận dụng ca dao rất sáng tạo, ông gợi lại lời hát ru từ những câu ca dao, chỉ lấy ý từ những câu ca dao chứ không lấy nguyên văn câu ca dao vào bài thơ của mình để nói về ý nghĩa của bài thơ. Qua đối chiếu so sánh như vậy mà học sinh they được sự sáng tạo của nhà văn nhà thơ khi thể hiện tác phẩm của minh. Dạy những văn bản có đề tài về người lao động ở lớp 9 có văn bản: “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Khi dạy văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” tôi cho học sinh so sánh ở văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá” tác giả khai thác đối tượng đó là vì con người lao động sôi nổi nhiệt tình, vui tươi phấn khởi để xây dựng CNXH, xây dựng đát nước. Đây là một phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới XHCN. Nhưng với văn bản “ Lạng lẽ Sa Pa” thì Nguyễn Thành Long lại khai thác đối tượng con người lao động với một phẩm chất khác đó là cống hiến sức mình một cách âm thầm lặng lẽ, khiêm nhường. Tích hợp hai văn bản này để học sinh they được cùng đề tài viết về con người lao động nhưng mỗi nhà văn, nhà thơ lại có cách nhìn nhận và khai thác đối tượng một cách riêng. 5. Tích hợp đọc những văn bản văn học ở giai đoạn lich sử khác nhau: Như chúng ta đã biết van học phản ánh hiện tại của xã hội, ở giai đoạn lịch sử nào thì văn học sẽ phản ánh xã hội, con người ở giai đoạn lịch sử ấy. Tích hợp những văn bản cùng đề tài nhưng ở những giai đoạn lịch sử khác nhau cũng là một việc làm cần thiết để giúp học sinh hiểu được tư tưởng và sự ảnh hưởng của xã hội đối với các nhà văn. Cùng đề tài về người nông dân ở lớp 8 có văn bản như: “ Lão Hạc” của Nam Cao, văn bản “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. ở lớp 9 có văn bản “ Làng” của Kim Lân. Khi dạy văn bản “ Làng” tôi dụng phương pháp tích hợp bằng cách cho học sinh biết được hoàn cảnh sáng tác của văn bản “ Lão Hạc” và văn bản “ Tắt đèn” vào giai đoạn lich sử trước năm 1945 những tác phẩm này phản ánh cuộc sống của người nông dân dưới chế độ phong kiến. Trong giai đoạn lịch sử ấy đất nước Việt Nam chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng vì vậy phần nào các nhà văn, nhà thơ chưa có một hướng đi cho mình, thường là giải quyết những vấn đề con mang nặng tư tưởng phong kiến. Kết thúc tác phẩm thường là những tuyệt vọng, đau thương, chưa tìm ra lối thoát cho người nông dân. Kết thúc tác phẩm “ Lão Hạc” đó là cái chết bi thương, đau đớn của Lão Hạc. Kết thúc tác phẩm “ Tắt đèn” thì tương lai của chị Dậu tối đen như tiền đồ của chị. Còn tác phẩm “ Làng” của Kim Lân đây là tác phẩm được ra đời vào năm 1948 viết về người nông dân trong giai đoạn đất nước đã có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ánh sáng của Đảng soi đường nên tác phẩm mở ra một tương lai tươi sáng. Nói tóm lại tích hợp những văn bản có cung đề tài nhưng lại ra đời trên những hoàn cảnh khác nhau sẽ giup cho học sinh có cách nhậ xét đánh giá về tư tưởng của các nhà văn nhà thơ. 6. Tích hợp nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong một bài học, tiết học. Trong dạy học ngữ văn có nhiều phương pháp việc vận dụng phương pháp nào cũng phải phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Tổ chức dạy học có nhiều hình thức ví dụ như dạy học theo nhóm, dạy học theo hình thức cá nhân. Việc tổ chức dạy học như thế nào để tránh đơn điệu, gò bó, nhàm chán có tác dụng kích thích sự hứng thú học tập của học sinh thì đây là một vấn đề tuỳ thuộc vào mỗi khả năng của giáo viên. Có thể trong một bài học, tiết học giáo viên vận dụng nhiều phương pháp dạy học có nhiều hình thức tổ chức dạy học. Ví dụ khi dạy văn bản “ Người con gái Nam Xương” dạy phần đọc hiểu văn bản, bản thân tôi đã áp dụng phương pháp sau: Phương pháp phân tích giảng giải, phương pháp nêu vấn đề. Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề. Bị chồng nghi oan Vũ Nương đã chọn cái chết để thanh minh cho nỗi oan, nếu là em thì em sử sự như thế nào? Có đồng tình với cách giải quyết của Vũ Nương không? Phương pháp quy nạp: Khi phân tích song nhân vật Vũ Nương giáo viên nên nêu ra câu hỏi: Em hãy nhận xét đánh giá về Vũ Nương? Tổ chức lớp học, hoạt động nhóm là một biện pháp dạy học tích cực nhằm mục đích tạo điều kiện cho học sinh phát triển kỹ năng, ngôn ngữ giao tiếp xã hội, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Do được sự hỗ trợ của thành viên trong nhóm với sự khuyến khích của giáo viên. Hoạt động nhóm là môi trương thuận lợi để học sinh bàn bạc những vấn đề về nội dung ý nghĩa của một văn bản. Giáo viên có cơ hội phát hiện vốn sống và đặc điểm tâm lý và khả năng tiếp nhận văn học của từng cá nhân học sinh. Hoạt động theo nhóm giáo viên trở thành người hưỡng dẫn và tạo sự tương hỗ giữa học sinh với nhau. Học sinh tự giác tiến hành các hoạt động chiếm lĩnh chi thức, ở hoạt động nhóm phương thức học tập hợp tác và phương thức tự học đều được phát huy tốt. Muốn vận dụng hình thức học tập theo nhóm, giáo viên phải nắm vững quy trình tổ chức quản lý nhóm học tập. Bước 1: Thành lập nhóm. Bước 2: Hoạt động nhóm: Giáo viên có thể phát phiếu, có thể nêu câu hỏi các nhóm, các nhóm nhận nhiệm vụ, sau đó bầu nhóm trưởng, nhóm trương điều khiển nhóm nêu ý kiến thảo luận, ghi chép. Giáo viên đến từng nhóm hỗ trợ động viên, nhắc nhở các nhóm làm việc đều tay đảm bảo tiến độ thời gian. Bước 3: Kết luận vấn đề: Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được giúp học sinh tự nhận xét đánh giá. Chia nhóm: Có thể chia theo bàn học sinh, mỗi bàn thành một nhóm, có thể chia ra mỗi lớp thành 2 nhóm. Ngoài hoạt động nhóm, tôi áp dụng hình thức học tập theo tập thể lớp. Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên yêu cầu một học sinh khác nhận xét bổ sung. Hình thức hoạt động cá nhân: Từng cá nhân làm việc tích cực, nhận được câu hỏi, bài tập giáo viên đưa ra, học sinh không bàn bạc thảo luận, mỗi em có sự suy nghĩ riêng, giáo viên lấy tinh thần sung phong. III – Kết Luận. Phương pháp tích hợp là một phương pháp quan trọng trong giảng dạy môn ngữ văn trường THCS, dạy môn ngữ văn giáo viên không thể không sử dụng phương pháp này. Khi vận dụng phương pháp tích hợp bản thân tôi nhận thây: Kiến thức giảng dạy được ôn tập, củng cố, giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống. Vận dụng phương pháp tích hợp còn giúp học sinh có tầm hiều biết rộng ở nhiều lĩnh vực, học văn học không chỉ hiểu trong phạm vi hẹp văn học mà còn hiểu biết cả những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, lich sử có liên quan. Phương pháp tích hợp làm cho học sinh hiểu được quá khứ, hiện tại và tương lai, khơi gợi tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh. Phương pháp tích hợp giúp học sinh nhìn nhận đánh giá vấn đề khác có liên quan đúng đắn, xác thực hơn. Vận dụng phương pháp tích hợp không chỉ cho học sinh hiểu kiến thức bài đang học mà còn nhớ lại kiến thức bài đã học và biết trước được kiến thức bài chuẩn bị học. * Bài học kinh nghiệm: Muốn vận dụng phương pháp tích hợp một cách nhuần nhuyễn đạt hiểu quả trong giảng dạy ngữ văn, giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ phần thiết kế bài dạy lựa chọn vấn đề cần tích hợp. Tích hợp phải thất linh hoạt không gò bó, khiên cưỡng máy móc, phải thật phù hợp. Vận dụng phương pháp tích hợp phải có tác dụng thiết thực đối với việc nắm bắt kiến thức của học sinh. Lạc Lương, ngày 30 tháng 4 năm 2007 Người viết Đinh Thị Xuyến

File đính kèm:

  • docsang kien hot.doc
Giáo án liên quan