Là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Nghệ An, Quỳ Châu có 3 dân tộc sinh sống: Thái, Thổ, Kinh, trong đó dân tộc Thái có số lượng lớn nhất. Người Thái ở Nghệ An có một nền văn hóa lâu đời, đậm bản sắc dân tộc với những lễ hội, phong tục, trò chơi, điệu múa, những làn điệu dân ca rất đặc sắc. Những năm gần đây, các lớp học chữ Thái cổ và thi viết chữ Thái cổ (vùng Tương Dương gọi là chữ Thái Lai Pao) trong các lễ hội đã được tổ chức ở một số huyện miền núi. Văn học dân gian của người Thái cũng khá phong phú. Ngoài truyện thơ “Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu) nổi tiếng, đã được đưa vào học trong chương trình Ngữ văn THPT những năm trước đây và nay có trong phần đọc thêm ở SGK Ngữ văn lớp 10, còn phải kể đến “Truyện cổ Thái Nghệ Tĩnh” do tác giả Ninh Viết Giao sưu tầm và biên soạn, “Huyền thoại Khủn Tinh” do Sầm Văn Bình dịch và giới thiệu, “Tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Thái Nghệ Tĩnh” của các tác giả Lô Khánh Xuyên và Sầm Nga Di . Đặc biệt, gần đây, “Khủn Chưởng, anh hùng ca Thái” do các tác giả Phan Đăng Nhật và Vi Văn Kỳ chủ biên ra mắt bạn đọc càng khẳng định thêm sự đa dạng về thể loại và phong phú về nội dung phản ánh trong văn học dân gian của dân tộc Thái nói chung và dân tộc Thái ở miền tây Nghệ An nói riêng.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4451 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giúp học sinh tìm hiểu tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Thái qua giờ học ngoại khóa ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a pắt mủ chăng pảnh cọc.
(Hổ bắt lợn rồi mới sửa chuồng).
Mất bò mới lo làm chuồng.
5. Ký phài ngăm
Hăm phài nhánh.
(Ăn phải nghĩ
Chặt phải nhìn).
Ăn có nhai, nói có nghĩ.
6. May pà cho hển na nủ.
(Cháy rừng mới thấy mặt chuột).
Cháy nhà ra mặt chuột.
7. Bớ máy huồng mứa cốc
(Lá cây rụng về gốc).
Lá rụng về cội.
8. Mạy xao pháo bò thắn tào.
(Sào dài khó trở).
Ngắn sào dễ trở.
9. Nậm thuôm côn chàng lục.
(Nước đến chân mới dậy).
Nước đến chân mới nhảy.
10. Nón xờ nờ
Mè pây hày pày má,
Mè pây ná pày tau,
Mè hau ban pà lạn nhắng pày mí má.
(Ngủ đi em
Mẹ đi rẫy chưa về,
Mẹ đi ruộng chưa tới,
Mẹ còn lên bản trên xin giống mới.
Mẹ chưa về đâu em).
Em ơi em ngủ cho lâu,
Mẹ còn đi cấy ruộng sâu chưa về.
b. Trò chơi ném còn: Chia cả lớp thành 2 đội chơi ném còn. Trên mỗi quả còn ghi 1 con số tương ứng với một câu hỏi giáo viên đã chuẩn bị sẵn. Học sinh bắt được quả còn mang số nào sẽ trả lời câu hỏi mang số đó. Nếu trả lời sai hoặc không trả lời được người trong đội sẽ hỗ trợ. Trả lời đúng 1 câu ghi được 1 điểm. Kết thúc phần chơi, đội ghi được nhiều điểm hơn sẽ thắng.
Các câu hỏi đã được chuẩn bị: - Em hãy tìm 1 câu tục ngữ Thái có 6 (hoặc 7, 8, 9, 10...) tiếng, dịch ra tiếng Việt và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đó?
- Tìm 1 câu tục ngữ Thái nói về kinh nghiệm trồng trọt (hoặc chăn nuôi, nhận định về thời tiết, thời vụ, về quan hệ bạn bè, làng xóm...). Tìm câu tục ngữ nói về các đề tài tương tự trong tiếng Việt? (khuyến khích học viên tìm câu khác với những câu đã sưu tầm được trên đây).
- Hãy đọc một bài ca dao nói về tình cảm gia đình (ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em... ) và dịch sang tiếng Việt (nếu có thể được thì dịch sang thể lục bát).
- Tìm một bài ca dao ghi lại lời ru của người mẹ và hát bằng điệu ru con của dân ca Thái.
- Tìm những bài ca dao trong đó có nhắc đến địa danh của quê hương (tên núi, sông, mường, bản...). Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về bài ca dao đó.
- Đọc 1 bài ca dao trữ tình của dân tộc Thái trong đó có hình ảnh chiếc khăn (hoặc tấm áo). Tìm bài ca dao có hình ảnh tương tự trong tiếng Việt? So sánh để tìm ra những nét giống và khác nhau trong nội dung và nghệ thuật thể hiện?
c. Hát đối đáp: Sau trò chơi ném còn, mỗi đội cử ra 3 người hát đối đáp theo điệu nhuôn, nột làn điệu dân ca nổi tiếng của người Thái. Đội nào đối được câu hát của đội bạn cũng sẽ ghi được một điểm. Nội dung của các bài dân ca rất phong phú, đề cập đến nhiều đề tài khác nhau. Sau đây là một số bài đối đáp được ghi lại:
Về tình yêu:
Trai: Hới... nơ... ai giặc đầy noọng mứa tằm hục máy, giặc đầy noọng mứa xay hục phà, giặc đầy la bóc máy mứa tành hướn chái.
(Ơ... ơ... anh muốn đưa em về xe tơ dệt lụa, muốn đưa em về ngồi canh cửi dệt chăn, cùng nhau xây mái nhà hạnh phúc mai sau đẹp tươi).
Gái: Hới...nơ... ai ơi, háy tập á nọong nừng tây háy tập chà, tập á nọong nừng tây mướng ná, tập phứa tập thầy háy ná tà ca, tập á lá bọc may, chứng nọong còi teo dám.
(Hơ...ơ... anh ơi, hãy để em học dệt lụa khéo, để em học làm váy thêu hoa rồi em sẽ về cùng anh dưới mái nhà hạnh phúc).
Về tình bạn:
Đối: Ơ... hới... nơ..., tá nghến tằm ngà món, tá nghến chón nhọt bón, can cuối ma lèo pan yếu cu hơi, cai chớ ni leo là cốn là ban, pớ cò xọc há táng quang đi nờ, hớ mèn húa chớ pàn yếu nờ.
(Ơ...hơ...ơ... mặt trời sắp ngả phía tây, chim bắt đầu bay về tổ, hoa phượng nở, ve đã kêu, giờ khắc này đây phải chia tay, người về bản, người đi tiếp trên con đường mơ ước, nhưng đừng bao giờ quên nhau bạn yêu quý nhé).
Đáp: Ơ...ơ... nhà lừm nơ, chờ hàu ế nhái nha lừm, bài háu học nắm cô xầy, công ớn cô xầy ồm tò phá huống pàn ới.
(Ơ... ơ... đừng quên nhé những lúc ta chơi đùa, và đừng quên những bài học cô thầy đã dạy, công ơn tựa núi cao, bạn ơi đừng quên nhé), v.v..
3. Tổng kết buổi học ngoại khoá
Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ, sự chuẩn bị của học sinh, trao phần thưởng cho đội thắng trong trò chơi và những cá nhân tích cực phát biểu, có câu trả lời đúng và hay.
Giáo viên nhấn mạnh: - Tục ngữ, ca dao của dân tộc Thái rất phong phú, phản ánh nhiều phương diện trong cuộc sống, thể hiện một cách sâu sắc vẻ đẹp trong tâm hồn và trí tuệ của đồng bào Thái.
- Nội dung và nghệ thuật của tục ngữ, ca dao Thái có nhiều điểm tương đồng, gần gũi với tục ngữ, ca dao của người Việt nhưng vẫn có những nét riêng trong cách nghĩ, cách nói, thể hiện ở lối diễn đạt mộc mạc, nôm na, hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động và không kém phần thú vị (sông Mã cạn bằng đĩa, sông Chu cạn bằng đũa, sông gác lên mái núi, nước tràn vào mây, bông lúa tựa đuôi chuột...). Lời của nhiều bài ca dao có thể hát lên theo những làn điệu dân ca của dân tộc Thái.
- Cũng như các thể loại văn học dân gian khác tồn tại gắn với sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, tục ngữ của người Thái được vận dụng trong lời nói hàng ngày, vừa cụ thể, sinh động, vừa mang tính trí tuệ và triết lý. Ca dao, dân ca có mặt trong lời ru, diễn xướng, lễ hội, trong các lối hát đối đáp, giao duyên với nhiều đề tài và nội dung phong phú.
- Tục ngữ, ca dao nói riêng, văn học dân gian của đồng bào Thái nói chung đều là tài sản tinh thần quý báu trong kho tàng văn học dân gian của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Để giữ gìn, bảo vệ vốn quý đó, các em cần tích cực sưu tầm, học hỏi những thế hệ đi trước, tìm hiểu những cái hay cái đẹp cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, làm cho giá trị của chúng được lưu giữ, vận dụng và phổ biến rộng rãi trong đời sống tinh thần của cộng đồng, góp phần tạo nên bản sắc riêng của mỗi dân tộc.
III. Kết quả đạt được:
- Với cách làm như trên, tôi thấy buổi học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái, sôi nổi. Thời gian học chính khóa vẫn được bảo đảm, phân phối chương trình không bị cắt xén. Một số kiến thức về văn học dân gian và tiếng Việt đã học được tích hợp, củng cố và khắc sâu hơn. Thông qua việc chuyển ngữ các câu tục ngữ, ca dao, trả lời câu hỏi của giáo viên và đối đáp, giao lưu giữa các học sinh, các em có điều kiện để trau dồi vốn ngôn ngữ và khả năng diễn đạt của mình. Đồng thời học sinh có điều kiện liên hệ, so sánh với tục ngữ, ca dao của người Việt để thấy được những nét giống và khác nhau trong cùng thể loại giữa các dân tộc, vùng miền.
- Nội dung ngoại khóa nhằm giúp học sinh tìm hiểu về ca dao, tục ngữ của dân tộc Thái, nói về những điều rất gần gũi trong đời sống lao động và tình cảm, gắn với không gian sinh hoạt văn hóa quen thuộc của học sinh nên nhìn chung các em tham gia rất hào hứng.
C. KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm:
- Để tổ chức tốt buổi ngoại khóa này, trước hết giáo viên phải có một số hiểu biết nhất định về văn hóa, văn học dân gian của dân tộc Thái, cụ thể là đọc các tác phẩm, tài liệu tham khảo, công trình nghiên cứu, bài báo... có liên quan đến nội dung ngoại khóa, biết được các lễ hội, làn điệu dân ca, trò chơi; có được một số vốn nhất định về tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Thái. Ở một mức độ nào đó, giáo viên phải biết được tiếng Thái để có thể hiểu và cùng học sinh dịch những câu đã sưu tầm được từ tiếng Thái sang tiếng Việt một cách thuận lợi hơn.
- Bước chuẩn bị phải chu đáo. Về phía giáo viên là khâu tổ chức, phân công công việc cho học sinh và chuẩn bị các câu hỏi, dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện để có phương án thay thế cần thiết. Câu hỏi chủ yếu là nhằm phát hiện, so sánh, kiểm tra trí nhớ,... không đặt ra những câu hỏi khó. Về phía học sinh là ôn lại những kiến thức đã học có liên quan đến nội dung ngoại khóa, tiến hành sưu tầm tục ngữ, ca dao và chuẩn bị trò chơi theo yêu cầu của giáo viên.
- Tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng, phấn khởi, không gây áp lực nặng nề cho học sinh.
II. Kiến nghị, đề xuất:
- Ở đây, tôi chỉ mới trình bày các phương pháp đã vận dụng để giúp học sinh tìm hiểu về tục ngữ, ca dao dân tộc Thái. Từ những kết quả đã thu được, chúng tôi thấy hoàn toàn có thể đưa vào hoạt động ngoại khóa việc tìm hiểu các thể loại khác của văn học dân gian như truyện cổ, truyện thơ, sử thi… của các dân tộc anh em. Về phương pháp thực hiện, ngoài những cách làm mà tôi đã trình bày ở trên, tùy theo đối tượng học sinh dân tộc, nội dung ngoại khóa và điều kiện cụ thể của từng trường mà vận dụng linh hoạt các hình thức như trò chơi, câu đố, kể chuyện, hát dân ca, hái hoa dân chủ,... Nếu đơn vị có điều kiện thuận lợi, có thể cho học sinh dàn dựng và diễn các tích cũ, tổ chức các đội chơi giữa các lớp, các khối, có phần thưởng động viên để buổi học thêm sôi nổi, hào hứng.
- Từ những vấn đề đã trình bày trên đây, chúng tôi thấy rằng, đối với các trường học ở địa bàn miền núi, nơi tập trung đông học sinh các dân tộc ít người (kể cả THCS, THPT và BT THCS), ở những mức độ khác nhau, đều có thể đưa văn học dân gian các dân tộc vào hoạt động ngoại khóa nhằm làm phong phú thêm nội dung giảng dạy và học tập của môn Ngữ văn, cung cấp cho học sinh những kiến thức nhất định về văn học dân gian các dân tộc, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, bồi dưỡng cho các em tình cảm yêu mến, tự hào, ý thức trân trọng, giữ gìn và phát triển những giá trị tinh thần quý báu của cha ông, góp phần khẳng định bản sắc dân tộc trong bối cảnh giao lưu và hội nhập.
……, ngày 20 tháng 3 năm 2014
NGƯỜI VIÊT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sầm Văn Bình (2006), Huyền thoại Khủn Tinh, UBND xã Châu Cường.
Sầm Nga Di (1982), Tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Thái Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ Tĩnh.
Mỹ Hà (2010), “Chương trình hỗ trợ, bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số: Khó vì kinh phí... nhỏ giọt”, Báo Nghệ An (4/4).
Nguyễn Hoà, Huyền Anh (2010), “Giữ gìn và phát triển nền văn hoá nghệ thuật dân tộc”, Báo Nhân Dân (3/5).
Công Kiên (2010), “Một lòng với nét chữ tổ tiên”, Báo Nghệ An (18/1).
Bùi Công Kiên (2010), “Ông già chữ Thái”, Báo Nghệ An (11/4).
Nguyễn Văn Phương (2010), “Tiếp cận những khía cạnh cơ bản văn hóa dân tộc Thái từ góc độ triết học”, Nội san Trường Chính trị Nghệ An (17/4).
Phan Đăng Nhật (chủ biên) (2001), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Nghệ An.
Viện Văn học (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập V, Nxb Giáo dục.
File đính kèm:
- SKKN(1).doc