Phân môn Tập đọc ở tiểu học có một vị trí quan trọng. Nó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy tiết Tập đọc đòi hỏi giáo viên vừa biết đọc diễn cảm, vừa biết dạy cho học sinh tập nói để phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả.
12 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài: Tôm càng và cả cón
? Qua bài đọc em thấy Tôm càng có đức tính gì đáng quý?
-Nhận xét cho điểm học sinh
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc
a) Giáo viên đọc mẫu bài: giọng đọc nhẹ nhàng, thán phục vẻ đẹp của Sông Hương
b) Luyện phát âm
Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc bài
- Giáo viên lưu ý học sinh luyện đọc đúng các từ khi mà học sinh phát âm sai.
- Giáo viên đính câu dài lên bảng:
Bao trùm lên cả bức tranh/là một màu xanh/Có nhiều sắc độ đậm khác nhau/màu sanh thẳm của da trời/màu xanh biếc của cây lá/màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước//
c) Luyện đọc đoạn
* Đọc đoạn trước lớp
Giáo viên chia bài làm 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến mặt nước
Đoạn 2: Mỗi mùa hè tới đến dát vàng.
Đoạn 3: Phần còn lại
+ Luyện đọc đoạn trong nhóm
d) Thi đọc
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai, tổ chức cho cá nhân thi đọc đoạn 2
Nhận xét tuyên dương các em đọc tốt
3. Tỉm hiểu bài
- Gọi 1 em đọc to đoạn 1 - cả lớp đọc thầm.
- Tác giả ví sông Hương với hình ảnh gì?
- Giáo viên treo tranh vẽ cảnh sông Hương.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và đọc thầm đoạn 1. Để trả lời câu hỏi.
- Tìm những từ ngữ chỉ các màu xanh khác nhau của Sông Hương?
- Tìm từ chỉ mức độ khác nhau của màu xanh?
- Ghi bảng: Sắc độ
Giáo viên: Cảnh Sông Hương có rất nhiều màu xanh, sắc độ dậm nhạt khác nhau đã tạo cho Sông Hương một nét đẹp quyến ruc, nên thơ, thanh bình.
- Về màu hè Sông Hương có sự thay đổi như thế nào?
Ghi bảng từ: Dải lụa đào.
-Do dâu mà hè đến Sông Hương lại chuyển màu như một giải lụa màu hồng?
Giáo viên: Hai bên bờ này được trồng nhiều Phượng vĩ, mùa hè đến hoa Phượng nở đỏ rực in bóng xuống mặt nước tạo cho Sông Hương có vẻ đẹp tác giả ví như giải lụa màu hồng.
- Vào những đêm trăng sáng Sông Hương có vẻ đẹp ra sao?
GB: Lung linh dát vàng
- Vì sao tác giả lại ví Sông Hương như một đường trắng lung linh dát vàng?
Chuyển: Phong cảnh Sông Hương đã góp phần tô thêm cảnh dệp cho Thành phố Huế như thế nào? Mời các em theo dõi phần còn lại.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần còn lại.
- Sông Hương đối với Huế như thế nào?
- Yêu cầu đọc chú giải nghĩa của từ đặc ân.
Tìm từ gần nghĩa với từ đặc ân?
- Vì sao tác giả nói Sông Hương là một đặc ân củ thiên nhiên dành cho Thành phố Huế?
4. Luyện đọc lại
- Qua tìm hiểu nội dung các em thấy Sông Hương rất đẹp trong khi đọc các em cần lưu ý:
Đoạn 1: Khi đọc cần nhấn giọng ở những từ gợi tả màu xanh: xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.
Đoạn 2: Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả sự thay đổi sắc màu của dòng sông như dải lụa đào, lung linh dát vàng.
Đoạn 3: Nhấn giọng ở các từ: đặc ân, trong lành, tan biến, êm đềm, ca ngợi Sông Hương.
- Gọi học sinh đọc bài.
5. Củng cố dặn dò:
- Gọi 1 em đọc toàn bài
? Học qua bài này em cảm nhận được gì về Sông Hương?
6. Liên hệ
- Em nào đã được cùng bố mẹ đi tham quan thành phố Huế?
- ở thành phố Huế ngoài cảnh đẹp của Sông Hương còn có những cảnh đẹp nào?
GV: Nếu có dịp các em sẽ vào Huế để được tận mắt ngắm những phong cảnh đẹp ở Huế?
- Vậy ở Nghệ An ta có những cảnh đẹp nổi tiếng nào thu hút khách du lịch.
GV: Chúng ta vinh dự tự hào những vẻ đẹp đó. Chúng ta phải bảo vệ gìn giữ vẻ đẹp của đất nước mình.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà luyện đọc bài chuẩn bị bài sau.
Hai học sinh lên bảng nối tiếp nhau đọc bài (mỗi em đọc 2 đoạn)
- Tôm càng rất thông minh, nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn và luôn quan tâm lo lắng cho bạn.
Theo dõi và đọc thầm theo
Học sinh nối tiếp nhau đọc bài
Học sinh luyện đọc lại các từ khó phát âm sai.
Chẳng hạn: Bao trùm, những bãi ngô, phượng vĩ….
Học sinh luyện đọc đúng câu dài
Dùng bút chì đánh dấu đoạn
Nối tiếp nhau đọc đoạn
Nhận xét bạn đọc
Đọc chú giải từ: Hương Giang, Thiên nhiên
Luyện đọc trong nhóm mối em đọc mỗi đoạn.
Thi đọc theo hướng dẫn của giáo viên
-Một em đọc to đoạn 1. Cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi
Bức tranh phong cảnh.
-Học sinh quan sát tranh và đọc thầm đoạn 1để trả lời câu hỏi.
-Xanh thẳm của gia trời, xanh biếc của cây lá, xanh non của những bãi ngô thảm cỏ.
-Từ chỉ mức độ khác nhau của màu xanh đó là: “Sắc độ”
Học sinh đọc nghĩa của từ “Sắc độ”
1 em đọc to đoạn 2- cả lớp đọc thầm
- Sông Hương thay chiếc áo xanh thành giải lụa đào…
Đọc chú giải nghĩa của từ giải lụa đào
-Do hoa Phượng nở đỏ rực hai bên bờ sông in bóng…
-Vào những đêm trằng sáng dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
… ánh trăng vàng chiếu xuống làm cho dòng sông ánh lên một màu vàng lóng lánh.
Học sinh đọc thầm phần còn lại
… là một đăn ân
-Học sinh đọc chú giải nghĩa của từ đặc ân.
Từ gần nghĩa với từ đặn ân là: ban tặng.
… Vì Sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa..
-Một số học sinh đọc bài, nhận xét bạn đọc.
-1 em khá đọc
- Vẽ đẹp quyến rũ và sự thay đổi theo mùa của Sông Hương.
….. Quảng trường, Cửa Lò, quê Bác...
Qua tiết dạy trên tôi thấy học sinh hứng thú học, lớp học sôi nổi, đọc bài tốt, tiếp thu bài nhanh. Bằng những câu hỏi giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới từ chốt trong bài một cách nhẹ nhàng. Các em nắm vững nội dung bài học.
Phần III: kết quả đạt được.
Sau những cố gắng thực hiện nhiều biện pháp kết hợp để rèn luyện kỹ năng đọc cho các em. Kết quả khá phấn khởi, hầu hết các giờ tập đọc, học thuộc lòng đều diễn ra sôi nổi, tự nhiên, nhẹ nhàng, chất lượng, hiệu quả. Học sinh hứng thú học tập và tiến bộ rõ rệt. Các em đọc bài trôi chảy, to rõ ràng, đọc diễn cảm bài kể chuyện, bài văn bài thơ hiểu nghĩa một số từ, nắm nội dung bài tốt. Các em mạnh dạn trao đổi, thảo luận để hiểu nội dung đoạn bài.
Tổng hợp kết quả học tập cuối kỳ I cho thấy:
Sĩ số lớp: 26 em
Số học sinh đọc giỏi: 14 em
Số học sinh đọc khá: 10 em
Số học sinh đọc trung bình: 2 em
Không có học sinh đọc yếu em
Phụ huynh học sinh tin tưởng vào chương trình và phương pháp dạy học mới khi thấy con em họ học tập ngày một tiến bộ rõ rệt, đọc bài, kể chuyện lưu loát rõ ràng.
Phần IV: Bài học kinh nghiệm
- Sự thành công trên là do tôi đã trực tiếp chỉ đạo đến từng học sinh trong lớp, kết quả đạt được mặc dầu chưa thật cao nhưng đó là bước khởi đầu của học sinh với sự cố gắng rèn luyện vươn lên cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của giáo viên chủ nhiệm và sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh đã nhắc nhở các em trong việc học bài ở nhà. Tôi nhận thấy giáo dục các em bằng tình cảm chân thành, bằng tấm lòng say mê nghề nghiệp của những người giáo viên đứng trên bục giảng.
- Là giáo viên tiểu học, phải chú trọng đầu tư đều ở các môn học, không xem nhẹ bất cứ môn nào. Giáo viên phải nhiệt tình yêu nghề và quan tâm tìm hiểu tâm lý học sinh.
- Luôn tham khảo tài liệu có liên quan đến bộ môn Tiếng Việt để lựa chọn phương pháp đầu tư thích hợp vào từng giờ dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng kỹ năng giao tiếp để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và sáng tạo.
- Phải tôn trọng nhân cách học sinh.
Mặt khác giáo viên phải luôn kết hợp biện pháp giáo dục, luôn tranh thủ vận động các gia đình hội phụ huynh, các bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, kết hợp với khả năng sư phạm sẵn có của bản thân để tìm ra phương pháp tối ưu nhất giúp các em học tập tốt. Khi thực hiện dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp tôi thấy dễ dạy và học sinh rất hứng thú học tập, không nhàm chán có tiến bộ cả về tâm lý và khả năng tiếp thu môn tập đọc.
Đặc biệt trong thời đại hiện nay giáo dục tiểu học là rất quan trọng vì "Bậc tiểu học là bậc học nền tảng" phải đổi mới giáo dục là tiền đề cho sự phát triển xã hội mà con người là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Bởi vậy nâng cao chất lượng dạy học trong Tiếng Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng trong trường học là rất quan trọng vì học tốt môn này các em mới có nền móng để học tập tốt các môn học khác.
Trên đây là một số việc làm của bản thân trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp tôi. Bước đầu đã mang lại kết quả khả quan so với yêu cầu. Song tôi thấy công tác tìm hiểu nghiên cứu các biện pháp để dạy cho học sinh không dừng lại ở môn tập đọc, cần phải tìm hiểu thêm nhiều môn học khác nữa.
Muốn được như vậy tôi cần phải học hỏi nhiều ở đồng nghiệp. Rất mong được sự góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp để thực hiện chương trình dạy học, chương trình mới ngày càng có hiệu quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
MụC LụC
PHầN i: PHầN Mở ĐầU
i. Lí DO CHọN Đề TàI ........................................................................................1
1. Cơ sở lí luận..........................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................2
4.Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2
Phần II: Phần nội dung.................................................................................2
* Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….2
1. Nghiên cứu tài liệu………………………………………………………………2.
2. Nghiên cứu thực tế……………………………………………………………….2
* Nội dung ................................................................................................................2
1. Thực trạng về luyện tập kĩ năng đọc cho học sinh ở môn tập đọc hiện nay……..2
2.Biện pháp cụ thể………………………………………………………………….3
a. Phối hợp với cha mẹ học sinh để chăm lo chất lượng học tập cho các em………3
b. Đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc theo định hướng giao tiếp …………3
c. Tổ chức thi đọc, học thuộc lòng………………………………………………….4
d. Các ví dụ rèn đọc cụ thể………………………………………………………….4
II. Kết quả đạt được................................................................................. 9
III Bài học kinh nghiệm........................................................................... 10
File đính kèm:
- skkn(2).doc