Dạy học toán hiện nay là tác động vào người học, nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy học toán theo hướng tổ chức các "hoạt động dạy học". Chừng nào học sinh đã có" hoạt động học" thì quá trình dạy học trên lớp mới có hiệu quả. Trong quá trình dạy học các yếu tố hình học, việc tạo cho HS có thói quen tự thao tác, tự thảo luận, tự suy nghĩ trên mỗi đơn vị kiến thức của yếu tố hình học là đã tạo ra môi trường học toán tốt, tạo ra cơ hội để các em được hoạt động học tập, tạo ra sự hợp tác giữa trò với trò, giữa thầy với trò.
11 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chỉ đạo dạy học các yếu tố hình học sách giáo khoa mới lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên dùng các dụng cụ vẽ hình lên bảng. Những hình này phải được vẽ chuẩn xác, nét mảnh, rõ ràng, ở những vị trí dễ nhận. Sau đó cần thiết vẽ những hình với các kích thước khác nhau, ở các vị trí tương đối khác nhau.
Học sinh tập phân loại các hình theo một hoặc nhiều dấu hiệu nào đó. Chẳng hạn:
+ Tìm tất cả các hình vuông đặt ở trên mặt bàn.
+ Tìm tất cả các hình vuông màu xanh đặt ở trên mặt bàn.
+ Tìm tất cả các hình vuông bằng nhựa có màu xanh đặt ở trên mặt bàn.
+ Tô màu xanh tất cả các hình vuông vẽ ở trên bảng hoặc ở trên giấy.
+ Xoá hoặc gạch bỏ tất cả các hình không phải là hình vuông vẽ ở trên bảng.
Học sinh tìm được các đồ vật, các bộ phận của đồ vật nào có dạng hình học. Chẳng hạn, cái bảng có hình chữ nhật, bánh xe đạp có dạng hình tròn, cái EKe có dạng hình tam giác...
* Hình vuông hình tròn, hình tam giác được giới thiệu như một "toàn thể" gắn liền với hình dạng của chúng ( không yêu cầu phân tích các yếu tố và đặc điểm của hình .
Ví dụ: Với bài hình tam giác có thể tiến hành các hoạt đông dạy học như sau:
- GV đưa ra tấm bìa hình tam giác và giới thiệu tên hình:"đây là hình tam giác" nhằm giúp học sinh nhận ra một vật mẫu. Sau đó GV dịch chuyển mẫu vật đến những vị trí khác nhau. HS quan sát và trả lời: "Đó cũng là nhữnh hình tam giác".
- Cho HS chọn trong hộp đồ dùng học toán một số hình tam giác, gọi một học sinh giơ hình tam giác lên và nói " Hình tam giác". Sau đó, HS tìm trong thực tế những đồ vật có dạng hình tam giác như lá cờ đuôi nheo, biển báo giao thông......
Như vậy, học sinh quan sát và thao tác trên các mẫu vật đồng thời tiếp nhận thông tin của giáo viên, từ đó, có biểu tượng cụ thể về hình tam giác, trên cơ sở đó, khi làm bài tập HS hoàn toàn tri giác trên những hình hình học.
b- Điểm và đoan thẳng:
HS nhận biết được điểm, đoạn thẳng một cách trực giác thông qua những hình ảnh cụ thể. Tập đọc tên các điểm và đoạn thẳng, đọc là " đoạn thẳng". Chẳng hạn, giáo viên chấm một chấm tròn trên bảng, viết bên cạnh chấm tròn chữ A và hướng dẫn HS đọc "điểm A" .
Hoặc: GV chấm 2 điểm Avà B, dùng thước nối A và B, Hưóng dân HS đọc " Đoạn thẳng AB" A B.
Lưu ý hướng dẫn HS đọc tên các điểm B đọc là"bê", C đọc là "xê", D đọc là "đê". Đoạn thẳng BC đọc là " Đoạn thẳng bê xê", Không đọc là: " Đoạn thẳng bờ cờ".
2- Bước đầu rèn luyện các kỹ năng thực hành:
a, Nhận dạng hình:
Hoạt động này có thể được tiến hành theo các bước sau đây:
- Tô màu các hình có dạng theo yêu cầu.
Ví dụ: (Sách Toán1- Tr 8)
- Cho sẵn số lượng hình cần nhận dạng, HS chỉ việc đếm số hình đó.
Ví dụ: " Tìm trên hình
vẽ bên một
hình vuông và
hai hình tam giác"
- Đếm số lượng hình cần nhận dạng:
Ví dụ:
Trên hình bên
có mấy hình
tam giác?
- Cho sẵn vài tình huống về số lượng hình cần nhận dạng, trong đó có nhiều hình dạng khác nhau.
Ví dụ: Tô màu vào các hình: cùng hình dạng thì cùng một màu.
b. Vẽ đoạn thẳng và đo độ dài đoạn thẳng:
Hoạt động này có thể được tiến hành theo các hình thức sau đây:
-Nối 2 điểm cho trước để có đoạn thẳng hoặc vẽ đoạn thẳng bất kỳ không kèm theo các điều kiện về số đo độ dài:
Ai iB
-Dùng thước thẳng và bút để nối thành:
a, 3 đoạn thẳng: b, 4 đoạn thẳng:
A i Ai i B
Bi
C i iD
Ci
a, 5 đoạn thẳng: b, 6 Đoạn thẳng:
A i
A i B i iC
Bi iD
D i iE
Ci
-Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước:
Ví dụ: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm................................................................
- Nối các điểm để có hình vuông, ( hình tam giác)
Ví dụ: Dùng thước và bút i i
nối các điểm để i i
có 2 hình vuông:
i i i
O
-Tìm xem có mấy đoạn thẳng:
Ví dụ: A B M H K
C D N P G L
* Kẻ thêm đoạn thẳng để có một hình vuông và một hình tam giác.
Ví dụ1: Kẻ thêm đoạn thẳng
để có một hình vuông
và một hình tam giác.
Ví dụ 2: Làm thế nào để có các hình vuông?
3. Bước đầu rèn luyện trí tưởng tượng, phát triển vốn từ vựng về hình học:
Trong học tập HS sẽ tập nói, tập sử dụng các từ ngữ "hình học" như: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, nối, kẻ, vẽ... Điều đó sẽ giúp các em tích luỹ thêm vốn từ, góp phần phát triển ngôn ngữ.
Qua việc lắp ghép hình, HS có thể tưởng tượng về một số đối tượng sự vật quen thuộc trong đời sống hàng ngày ( ngôi nhà, cây thông, con cá, chiếc thuyền...)
GV nên tăng cường sử dụng các trò chơi học tập chứa đựng các yếu tố hình học để giúp HS thay đổi động hình, chống mệt mỏi trong học tập, phát huy tính tích cực , phát triển trí tượng của HS.
B/Dạy học tạo hình bằng cách cắt ghép hình:
1/Gấp giấy-đcắt thành hình đã học:
Sau khi gấp giấy, tạo ra các nếp gấp thẳng, có thể cắt theo một số nếp gấp đó sẽ tạo nên hình đã học.
Ví dụ: Khi dạy về hình vuông, giáo viên có thể cho HS thực hành nhận dạng hình bằng cách:
- Gấp tư một tờ giấy. Lấy OA= OB =3 cm.
- Cắt tờ giấy theo đoạn thẳng AB rồi mở B
mảnh giấy ra, em sẽ được hình gì?
C/Dạy học xếp hình bằng que: que tính, que diêm: A
( áp dụng cho phần dạy hình vuông- hình tam giác)
Có thể dùng các que diêm, que tính có độ dài khác nhau để xếp một số hình như hình tam giác, hình vuông:
Ví dụ: - Hãy dùng 4 que diêm để xếp thành một hình vuông.
- Hãy dùng 3 que diêm để xếp thành một hình tam giác.
ã ã
ã ã
ã ã
ã
3. Phân công soạn bài, thực hiện giờ dạy:
*Chuyên môn nhà trường chỉ đạo cho đ/c nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tự nghiên cứu bài dạy, soạn bài, tổ chức dạy tại lớp mình chủ nhiệm theo nội dung, phương pháp dạy đã thống nhất trong cả nhóm:
Cụ thể: Mỗi đ/ c giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 sẽ soạn và dạy một bài:
+ Tiết 66: "Điểm- Đoạn thẳng"- Đ/c Nguyễn Thị Kim.
+ Tiết 86: "Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước"- Đ/c Nguễn Thị Luyến.
+ Tiết 95: "Điểm ở trong, ở ngoài một hình" -Đ/c Nguyễn Thị Mai.
*Tổ chức cho toàn thể các đ/c giáo viên tham gia dự giờ, nhận xét đánh giá giờ dạy. * BGH trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra.
Phần III: Kết quả và bài học kinh nghiệm:
A/ Kết quả đạt được:
1/ Về phía GV:
+ Dạy đúng phương pháp bộ môn.
+ Dạy đủ, đúng kiến thức kỹ năng cơ bản.
+ Tổ chức tốt các họat động cho học sinh tự lĩnh hội kiến thức.
+ Chuẩn bị - sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học có hiệu quả . + Chủ động về thời gian ( Phân bố thời gian khá hợp lý).
ăGiờ dạy: Giỏi: 02 / 9 (22%). Khá: 04 / 9(44%). Tr.Bình: 03 / 9(34%)
1/ Về phía HS:
+ Hiểu bài, kỹ năng thực hành luyện tập khá tốt.
+ Học sinh tự giác, tích cực học tập.
+ Không khí lớp học thoải mái, không gò bó.
Kết quả cụ thể qua các bài kiểm tra:
ẫ/Bài kiểm tra giữa kỳ I năm học 2002-2003:
+ Phần hình học (bài 6): HS phải điền số thích hợp vào ô trống:
Số hình vuông: .........................
Số hình tam giác: .....................
ăKết quả bài làm của học sinh:
+63/87=72,4% HS điền đúng kết quả.
+24/87= 27,6 % HS chỉ điền đúng 1 trong 2 y/cầu trên ( hoặc điền sai cả 2 yêu cầu).
ẫ/ Bài kiểm tra cuối kỳ I năm học 2002-2003:
+ Phần hình học ( Bài 5): HS phải điền số thích hợp vào ô trống.
Có: ......... hình tam giác?
Có: ..........hình vuông?
ăKết quả bài làm của học sinh:
+73/87=83,9% HS điền đúng kết quả.
+14/87= 16,1 % HS chỉ điền đúng 1 trong 2 y/cầu trên ( hoặc điền sai cả 2 yêu cầu).
ẫ/Bài kiểm tra giữa kỳ II năm học 2002-2003:
+ Phần hình học ( Bài 6):
Vẽ 4 điểm ở ngoài hình tròn. ?
Vẽ 3 điểm ở trong hình tròn. HS Vẽ
ăKết quả bài làm của HS:
+ Đại đa số HS vẽ đúng các điểm.
+ Còn một số ít HS vẽ được điểm song không
ghi được tên các điểm.
ẫ/ Bài kiểm tra cuối kỳ II năm học 2002-2003:
+ Phần hình học ( Bài 6):
Dùng thước và bút nối các điểm để có 1 hình vuông và 2 hình tam giác:
i i i i
?
HS nối
i i
i i i i
ăKết quả bài làm của học sinh:
+ Đại đa số HS nối đúng các điểm để có hình vuông.
+ Còn một số ít HS vẽ được các điểm để có các hình tam giác song còn dập xoá nhiều.
B/Bài học kinh nghiệm:
1/ Nâng cao năng lực về lí luận dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học cho GV, đặc biệt ở lớp 1. Có thể tiến hành theo các bước sau:
-Tổ chức cho HS quan sát và hành động trên các mẫu vật nhằm thu thập thông tin có liên quan đến hình học, tích luỹ kinh nghiệm cảm tính và hình thành kỹ năng cần thiết...
- Trừu tượng hoá theo mô hình Hình Học, mô tả theo ngôn ngữ Hình Học. ở tiểu học không tiến hành xây dựng các khái niệm trên cơ sở định nghĩa chặt chẽ mà chủ yếu tổ chức hành động theo những thao tác, thủ thuật có tính kinh nghiệm.
Hình thành biểu tượng hình học ở lớp 1 có thể theo qui trình sau:
+ GV đưa ra đối tượng hình học( bằng đồ vật thật, hình vẽ, hoặc mô hình) để HS quan sát, cảm nhận đối tượng hình học đó.
+ GV đẫn dắt giao nhiệm vụ, với các hoạt động cụ thể giúp HS quan sát thực hành bằng tay( tô màu, đo, gấp, cắt...), phân tích, so sánh để nhận thức ngày càng đầy đủ các biểu tượng về đối tượng hình học đó.
2/ Tăng cường việc vận dụng những hiểu biết về lý luận dạy học vào thực hành dạy học các biểu tượng hình học cho GV.
Để hình thành biểu tượng hình học cho HS, GV cần phải:
+Xác định đúng tiêu chí nhận dạng và mức độ yêu cầu hình thành biểu tượng về một đối tượng hình học.
+Thiết kế, kiến tạo các hoạt động dạy- học tương thích.
Ví dụ: Khi dạy về "hình vuông". Yêu cầu HS nhận dạng tổng thể hình dạng về hình vuông bằng quan sát, chỉ ra được hình dạng đó trong thực tế. Biết thể hiện hình dạng đó bằng cách nối các điểm đã cho trên giấy kẻ ô vuông, tô màu các hình vuông, lắp ghép các hình vuông nhỏ để được hình vuông lớn.
3/ Việc tăng cường làm và sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, góp phần làm tăng hiệu quả dạy - học, thực hiện đổi mới PPDH ở lớp 1 nói riêng và ở bậc tiểu học nói chung.
Trên đây là những nội dung và biện pháp chỉ đạo của bản thân tôi trong việc chỉ đạo "Dạy-học các yếu tố hình học-CT Thay SGK lớp 1". Rất mong các ý kiến đóng góp của các cấp quản lý chuyên môn ngành.
Xin chân thành cảm ơn các đ/c GV trực tiếp dạy lớp1, tập thể chuyên môn nhà trường, các đoàn thể, đ/c Hiệu trưởng nhà trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này./.
Cẩm Sơn, ngày 10 tháng 04 năm 2004
Người viết:
Bùi văn Chức
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem(12).doc