Bước vào năm học mới sau khi ổn định tổ chức. Giáo viên phải tìm hiểu và phân loại học sinh theo từng đối tượng để có biện pháp bồi dưỡng , phù đạo và giúp đỡ học sinh học tập các bộ môn một cách toàn diện. Trong đó đặc biệt là môn toán.
Trong thực tế giảng dạy, chúng ta thường gặp những học sinh yếu kém mà những giáo viên có tâm huyết với nghề không thể không quan tâm vì đó là nhiệm vụ và trách nhiệm lương tâm của một nhà giáo.
10 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bồi dưỡng khả năng tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Thị Hồng Hạnh - Trường Tiểu học Mỹ Thuận II
I. Lý do chọn đề tài.
Bước vào năm học mới sau khi ổn định tổ chức. Giáo viên phải tìm hiểu và phân loại học sinh theo từng đối tượng để có biện pháp bồi dưỡng , phù đạo và giúp đỡ học sinh học tập các bộ môn một cách toàn diện. Trong đó đặc biệt là môn toán.
Trong thực tế giảng dạy, chúng ta thường gặp những học sinh yếu kém mà những giáo viên có tâm huyết với nghề không thể không quan tâm vì đó là nhiệm vụ và trách nhiệm lương tâm của một nhà giáo.
Do yêu cầu phổ cập giáo dục và yêu cầu chất lượng thật của học sinh . Một vấn đề đang được ngành giáo dục quan tâm , Đồng thời trường Tiểu học Mỹ Thuận là một xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn, dân trí thấp nên một lớp học đại trà có một ssó học sinh học yếu hai môn văn Tiếng Việt và toán là một điều tất yếu. Nhiệm vụ được đặt ra là người giáo viên phụ trách lớp phải cố gắng giúp đỡ những em này nhanh chóng bổ sung những kiến thức còn hổng.
II.Cơ sở nghiên cứu.
1.Cơ sở lý luận.
-Tất cả những học sinh bình thường về mặt tâm sinh lý đều phát triển có khả năng tiếp thu kiến thức của môn toán theo các nội dung chương trình của môn toán Tiểu học.
- Những học sinh có học lực trung bình hay yếu kém thì các em có thể tiếp thu đạt yêu cầu của nội dung chương trình theo yêu cầu nếu được giáo viên hướng dẫn một cách thích hợp.
2.Cơ sở thực tiễn.
- Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng:
Với bộ môn toán, mọi học sinh yếu ( Có tâm sinh lý phát triển bình thường) đều có nguyên nhân chung là: Kiến thức các lớp dưới bị hổng, không có phương pháp học tập, rụt rè, thiếu hào hứng trong việc tiếp thu kiến thưc bài học.
ở mỗi một học sinh yếu môn toán đều có nguyên nhân.Có thể chia ra một số trường hợp sau:
*Yếu do quên kiến thức cơ bản, kỹ năng tính toán.
*Yếu do chưa nắm được phương pháp học, năng lực tư duy bị hạn chế. Nhiều học sinh thể lực phát triển bình thường nhưng năng lực tư duy toán học kém phát triển.
*Yếu do lười học và sự quan tâm của gia đình học sinh.
* Yếu do thiếu điều kiện học tập và điều kiện khách quan tác động.Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
3.Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Mỹ Thuận II - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ.
4.Các phương pháp nghiên cứu.
1.Phương pháp điều tra.
2.Phương pháp tổng hợp
3.Phương pháp khảo sát
4.Phương pháp trắc nghiệm.
5.Phương pháp hỏi đáp.
III.Biện pháp thực hiện.
1.Kết quả trước khi bồi dưỡng:
Vào đầu năm học nhà trường tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm theo kế hoạch . kết quả là số học sinh còn yếu môn toán là:
Lớp
Số HS
Số bài giỏi
Số bài khá
Số bài TB
Số bài Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
5A
14
0
0
9
64.2
5
35.5
2.Biện pháp thực hiện.
2.1.Yếu do quên kiến thức cơ bản, kỹ năng tính toán yếu.
Vì kiến thức ở các lớp dưới của các em bị hổng, không thể nào trong một thời gian ngắn mà có thể bù đắp ngay được. Với đối tượng này bản thân giáo viên chủ nhiệm đã lên kế hoạch phù đạo bồi dưỡng trong suốt cả năm học ,đặc biệt là học kỳ I để giúp học sinh nhóm này bổ sung dần những kiến thức bị hổng.
Đối với học sinh này phải có thêm thời gian học dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên với những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo một hệ thống riêng. Trong các buổi học trên lớp thường được kiểm tra, rà soát và củng cố các kiến thức . Chấm bài thường xuyên , luôn động viên khích lệ các em mỗi khi các em đạt được điểm cao
hơn. Do đó các em học sinh này đã có tiến bộ đáng kể.Các em thích học toán hơn và hay xung phong lên bảng.
2.2.Yếu do chưa nắm được phương pháp học môn toán và năng lực tư duy bị hạn chế.
Với đối tượng này giáo viên cần giúp các em lấy lại lòng tự tin,phát huy
được tố chất cơ bản có trong mỗi học sinh trong viêc học tóan. Đồng thờ giáo viên sử dụng phương phảp trực qoan đưa ra hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, tìm các cách giải khác nhau với các câu hỏi vừa sức,các bài toán vui , các bài toán gắn với thực tế.
2.3. yếu do lười học .
Những học sinh này trong lớp thường không chú ý nghe giảng , mỗi
khi làm bài kiểm tra , học sinh thường cẩu thả, không kiểm tra lại bài làm. Giáo viên nhắc nhở thì xem lại qua loa cho xong việc. Bài tập và bài học ở nhà không chuẩn bị chu đáo khi đến lớp đôi khi có một số học sinh còn không chú ý đến cả sách vở đồ dùng học tập trước khi đi học.
Tóm lại đối với đối tượng học sinh này người giáo viên cần có sự kết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh nhằm quản lý việc học ở nhà, đôn đốc các em tham gia đầy đủ các buổi học chính khoá cũng như phụ đạo ở trường. Giáo viên thường kiểm tra nhắc nhở thường xuyên để từng bước đưa các em vào nề nếp học tập.
2.4.Yếu do thiếu điều kiện học tập hoặc do điều kiện khách quan tác động, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Đối với diện học sinh này thì các em thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Người giáo viên cần bố trí thời gian kèm cặp, lấp dần lỗ hổng kiến thức hình thành cho các em phương pháp học toán, luôn động viên khích lệ các em không bị mặc cảm tự ti, mà cần phải tự tin vào bản thân mình để từ đó vươn lên trong cuộc sống để có thể học tập tốt hơn.
Với các em ở đối tượng này giáo viên càn phải hết lòng yêu thương, giúp đỡ và quan tâm nhiều hơn, nhẹ nhàng với các em. người giáo viên phải là chỗ dựa tin cậy về tinh thần và tình cảm của các em.
Động viên khích lệ , quan tâm kịp thời có tác dụng:
- Xác nhận sự tiến bộ của học sinh.
- Kích thích sự say mê học tâp nâng cao và tiếp thu kiến thức môn học một cách chủ động hơn của học sinh.
- Giúp học sinh tự tin trong quá trình học tập đồng thời tạo cho các em xoá dần mặc cảm và xa lánh các bạn trong lớp.
2.Kết quả sau khi bồi dưỡng:
Lớp
Số HS
Số bài giỏi
Số bài khá
Số bài TB
Số bài Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
5A
14
0
6
42.8
7
50
1
7.1
Trong năm học tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5A. trong đó số học sinh học rất yếu môn toán thuộc vào đói tượng 1 và đói tượng 3 là chủ yếu.
Việc nâng cao chất lượng cho những đối tượng học sinh này không thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà là cả một quá trình . Tôi đã lên kế hoạch phù đạo bồi dưỡng cho các em trong một thời gian dài là cả năm học nhưng đặc biệt ở học kỳ I để các em có những kiến thức cơ bản nhất phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức bài học ở học kỳ II.
Mặc dù về cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn Cá nhân tôi đã lên kế hoạch mỗi tuần bồi dưỡng phù đạo cho các em 2 buổi để ôn lại những kiến thức cơ bản nhất từ các lớp dưới. Đồng thời có kế hoạch phối hợp cụ thể với phụ huynh học sinh trong việc kèm cặp các em học tập ở nhà, cùng nhà trường vận động các em đến trường học bồi dưỡng.
Tổ chức các bạn học khá giỏi trong lớp kèm cặp giúp đỡ bạn học yếu trong lớp . Hàng tuần động viên biểu dương những em có tiến bộ trong học tập.
Tóm lại mỗi phương pháp nghiên cứu lựa chọn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuỳ vào từng đối tượng cụ thể mà giáo viên lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp để đạt kết quả tốt hơn trong quá trình bồi dưỡng.
Từ những kết quả trên tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh học yếu môn toán của lớp tôi giảm đi rõ rệt đó là một số kinh nghiệm của tôi khi áp dụng các phương pháp trên trong quá trình giảng dạy.
IV.Đánh giá sáng kiến kinh nghiệm.
Quá quá trình bồi dưỡng phù đạo học sinh học yếu môn toán bản thân tôi đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhất là bộ môn toán. từ những kết quả đã đạt dược trong thời gian qua. Bản thân tôi đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm sau:
* Ưu điểm:
- Kích thích được động cơ học tập của học sinh yếu kém môn toán.
- Tạo tinh thần đoàn kết giữa các em học sinh trong lớp. Đồng thời nâng cao được chất lượng của học sinh. Giảm tỷ lệ học sinh yếu xuống mức thấp nhất.
- Tạo niềm tin ở phụ huynh học sinh và các em học sinh.
* Tồn tại:
- Giáo viên phải mất nhiều thời gian , phải kiên trì nhẫn nại.
- Học sinh phải tích cực phấn đấu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Gia đình học sinh phải quan tâm nhắc nhở các em.
Trên đay là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về công tác bồi dưỡng học sinh yếu về bộ môn toán. Tôi mong rằng sáng kiến này sẽ được vận dụng vào các lớp có cùng các đối tượng như đã nêu ở trên để vận dụng vào trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn toán nói riêng đạt kết qủa tốt.
Mỹ Thuận,ngày 28 tháng 12 năm 2008
Người thực hiện
Đỗ Thị Hồng Hạnh
Đỗ Thị Hồng Hạnh - Trường Tiểu học Mỹ Thuận II
Mục lục
Lý do chọn đề tài Trang 1
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Trang 2
Biện pháp thực hiện Trang 3
Kết quả bồi dưỡng Trang 4
Đánh giá sang kiến kinh nghiệm Trang 5
Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh học yếu môn toán
Phòng GD&ĐT Tân Sơn cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường Tiểu học Mỹ thuận II Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
@&?
Sáng kiến kinh nghiệm
kinh nghiệm giúp đỡ học sinh học yếu môn toán
Năm học 2008 - 2009
Người thực hiện: Đỗ Thị Hồng Hạnh
chức vụ: Giáo viên
đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Thuận II
Huyện Tân Sơn - Tỉnh Phú Thọ
Tài liệu tham khảo
* Sách giáo khoa Toán lớp 5
*Tạp chí Giáo dục Tiểu học các tập từ 14 đến tập 24
* Báo giáo dục và thời đại
Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh học yếu môn toán
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM(2).doc