Đề tài Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp

 Muốn có học sinh giỏi, phải có giáo viên giỏi, điều đó xưa nay ai cũng công nhận, bỡi lẽ “Cô nào, Trò nấy”, cho nên mỗi giáo viên bất kì ở cấp học nào cũng đều ra sức phấn đấu để thể hiện được mình là một thầy giáo giỏi, thế nhưng do điều kiện xã hội trong từng giai đoạn lịch sử đòi hỏi cấp bách cần hoàn thành sứ mệnh giáo dục mà Đất nước giao cho ngành, để nhằm thoả mãn nhu cầu học tập của học sinh ngày càng tăng về số lượng

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïng kiến thức vào thực tế cuộc sống phù hợp với nội dung bài học. Biết căn cứ vào nội dung, mục đích yêu cầu, đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp thích hợp, vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Việc vận dụng phương pháp phải đạt các yêu cầu sau đây : + Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ ( nói và chỉ dẫn ) chính xác, trong sáng, có củng cố khắc sâu. + Sử dụng đồ dùng dạy học (theo yêu cầu của bà) hợp lý. + Biết hướng dẫn phương pháp tìm tòi cho học sinh (phương pháp chung và phương pháp tiết học). + Biết tổ chức cho học sinh làm việc nhiều ở trên lớp. Mọi học sinh đều được làm việc theo khả năng của mình. + Biết gợi mở, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi kiến thức, có nhiều biện pháp phát huy tính chủ động của học sinh. + Quan tâm đến các đối tượng khác nhau trong bài học. + Tiến trình tiết dạy hợp lý, thu hút được chú ý của mọi học sinh, phân phối thời gian thích hợp cho các phần, các khâu, giữa hoạt động của cô và trò. + Quan hệ cô trò thân ái. Đánh giá hiệu quả tiết dạy thông qua kết quả học tập của học sinh. Học sinh cả lớp hăng hái và có nền nếp học tập tốt, hầu hết biết trả lời những yêu cầu nội dung cô đưa ra. 2. Cơ sở lý luận : Việc xác định những thông số để nhận biết người giáo viên dạy giỏi là một vấn đề đa dạng, tuy nhiên trong thực tế của đơn vị đã cụ thể hoá trên hai phương diện để xây dựng giáo viên dạy giỏi đó là năng lực dạy học và các năng lực giáo dục. Từ đó mọi giáo viên có một định hướng cụ thể để phấn đấu, đồng thời xác định xu hướng động cơ nghề nghiệp, tha thiết với nghề, thương trẻ như con, vươn lên dạy giỏi. 3. Cơ sở thực tiễn : Giáo viên dạy giỏi của đơn vị tăng cao thì dẫn đến kết quả chất lượng giáo dục toàn diện trong học sinh đạt cao. Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và tránh được hiện tượng chạy theo thành tích trong giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động . Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu. Khái quát phạm vi (địa bàn nghiên cứu ): Muốn có học sinh giỏi, phải có giáo viên giỏi vì vậy đòi hỏi trong đơn vị cần phải có biện pháp xây dựng nhiều giáo viên có tay nghề vững vàng, sử dụng tốt kỹ năng sư phạm, nắm vững kiến thức, thể hiện tốt thái độ sư phạm và đạt hiệu quả cao trong tiết dạy, tự tin trong đăng kí hội giảng các cấp, đồng thời nâng cao chất lượng toàn diện học sinh, đảm bảo đạt học sinh khá giỏi cao trong lớp của mình. Thực trạng của đề tài nghiên cứu : Một vài nét về tình hình giáo viên của trường Mầm Non Tân Đức: Tổng số giáo viên : 34 ( học chính quy hệ 12 +1 : 25 ; hệ 9+3 : 02 ; hệ 12 +2 : 4 ; hệ cao đẳng tiểu học : 02 và hệ 12 + 6 tháng 01 ). Hiện nay đa số giáo viên đã chuẩn hoá và đạt trên chuẩn ca. Do trình độ tay nghề của giáo viên không đồng đều nên chất lượng giảng dạy cũng thể hiện khác nhau, chất lượng học sinh có phần hạn chế, trên cơ sở đó cần có biện pháp xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng chất lượng giảng dạy đồng thời vươn lên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp . 3.Nguyên nhân của thực trạng : Yêu cầu thực tế giáo dục hiện nay là cần phải quan tâm thiết thực đến chất lượng thật của học sinh, nên cần có đội ngũ vững tay nghề, giỏi về giáo dục mới đảm bảo yêu cầu đặt ra. Chính điều đó mà phải có những biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp vừa nâng cao chất giảng dạy ở cơ sở vừa để đạt mục tiêu cao về chất lượng học sinh, vừa thể hiện “nền tảng” của nhà trường. Chương 3 : Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài. 1.Cơ sở đề xuất giải pháp: Trên tinh thần thực hiện “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động, với thực tế hiện nay vẫn còn học sinh chưa cập chuẩn do sự quan tâm dạy trẻ ở nhà của phụ huynh và trong đó có phần trách nhiệm của các giáo viên chưa thể hiện năng lực của mình, vì vậy cần có nhiều giáo viên dạy giỏi để thực hiện tốt mục tiêu không còn học sinh chưa cập chuẩn. 2. Các giải pháp chủ yếu : Việc xác định những thông số để nhận biết người giáo viên dạy giỏi là một vấn đề đa dạng, tuy nhiên trong thực tế của đơn vị đã cụ thể hoá trên phương diện để xây dựng giáo viên dạy giỏi đó là năng lực dạy học và các năng lực giáo dục. Từ đó mọi giáo viên có định hướng cụ thể để phấn đấu, đồng thời xác định xu hướng động cơ nghề nghiệp, tha thiết với nghề vươn lên dạy giỏi. Biện pháp xây dựng cụ thể như sau : Vào đầu năm học nhà trường nên dành thời gian thích đáng (khoảng 1 tuần )để phó hiệu trưởng báo cáo lại toàn bộ các mục tiêu yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy - học của tất cả các phân môn học, trang bị đầy đủ cách vận dụng các phương pháp mới bằng những chuyên đề và xây dựng dạy minh hoạ rút kinh nghiệm để làm sao mọi giáo viên nắm bắt được một cách sâu sắc về phương pháp giảng dạy phù hợp từng đối tượng trẻ, đó là điều kiện quy định cấp độ chiều sâu và cường độ của việc truyền thụ tri thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Lãnh đạo nhà trường nên tạo điều kiện để giáo viên tự tin trong quá trình cụ thể hoá “phân phối chương trình” giảng dạy, để giáo viên chủ động trong việc giảng dạy dựa trên chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Sau khi vào năm học cần tăng cường kiểm tra nội bộ với nhiều hình thức như kiểm tra đột xuất, kiểm tra báo trước để kịp thời chấn chỉnh ngay những vấn đề đã còn thiếu sót, trong phân tích sư phạm cần trao đổi nhẹ nhàng đi sâu vào năng lực cơ bản của từng giáo viên để họ tự rút ra những kinh nghiệm mà tự bồi dưỡng, rèn luyện, thường xuyên trau dồi và tự hoàn thiện trình độ kiến thức chuyên môn của mình. Song song với biện pháp xây dựng trên, nhà trường lên lập kế hoạch tổ chức thao, hội giảng cấp trường, để vừa phát huy sức mạnh về xây dựng những tiết dạy của giáo viên tham gia hội giảng, vừa tác động mạnh vào người dự giờ để họ phân tích sư phạm các tiết dạy một cách cụ thể tìm ra những ưu điểm, những thao tác, tình huống, vận dụng các phương pháp dạy học nhuần nhuyễn như thế nào để truyền tải kiến thức đến học sinh, từ đó vận dụng cho cá nhân mình, đồng thời rút ra được những tồn tại, những thiếu sót để tự khắc phục, dĩ nhiên trong quá trình dự giờ rút kinh nghiệm mỗi giáo viên dự giờ đều phải nêu lên được ý kiến của mình, đồng thời tranh luận sôi nổi để tìm ra những vấn đề cần học tập mang tính thuyết phục cao. Ngoài những vấn đề trên, nhà trường còn có kế hoạch gắn việc đạt giáo viên dạy giỏi vào đánh giá xếp loại thi đua trong năm học. Tổ chức, triển khai thực hiện: Nhà trường nên: - Triển khai đầy đủ các nội dung của sáng kiến kinh nghiệmcho tất cả giáo viên lĩnh hội để xác định nhiệm vụ thực hiện của mình trong năm học. - Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch kiểm tra đôn đốc thực hiện theo qui trình xây dựng của đề tài. - Chuyên môn có trách nhiệm phân công từng thành viên trong đơn vị hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi trong năm học. - Đưa vào công tác thi đua khen thưởng giữa các tổ trong nhà trường ở cuối năm học. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1/ Kết luận: Qua áp dụng đề tài này rút ra được bài học kinh nghiệm là: trong nhà trường xây dựng tốt phong trào giáo viên dạy giỏi thì chất lượng giáo dục nâng lên một cách vững chắc, đồng thời chống được hiện tượng qua loa, đại khái trong giảng dạy và học sinh thụ động, trong đó học sinh đạt khá , giỏi cao. 2 / Kiến nghị : + Các cấp quản lí giáo dục cần chỉ đạo và tổ chức một cách thiết thực về phong trào phát triển giáo viên dạy giỏi, đồng thời có chế độ ưu đãi tương xứng đối với những giáo viên giỏi. + Tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi giáo viên có cơ hội tham gia nhiều hơn về hội giảng cấp huyện, tỉnh. Tâân Đức, ngày 02 tháng 5 năm 2009 Người viết Nguyễn Thị Lượng PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tập san Giáo dục . Thế giới trong ta. Nghiệp vụ Thanh tra giáo dục Việt Nam – Văn bản pháp quy

File đính kèm:

  • docskknxaydungGV gioi cac cap.doc
Giáo án liên quan