Đề tài Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học đã được các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lí chỉ đạo cũng như giáo viên trực tiếp giảng dạy đặc biệt quan tâm.

Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu tìm con đường ngắn nhất để đạt chất lượng và hiệu quả cao. Con đường này không có sẵn, không bằng phẳng mà đầy chông gai, khúc khuỷu, gập ghềnh với sự đan xen giữa cái chung và cái riêng, cái cũ và cái mới

 

doc17 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 6731 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cá nhân có cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo của mình. Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết người giáo viên phải đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh nhằm gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. Để đọc tốt thì người giáo viên luôn coi trọng việc đọc mẫu để từ đó thường xuyên rèn luyện giọng đọc của mình, có ý thức tự điều chỉnh mình đọc đúng hơn và phải có lòng ham muốn đọc hay. 3. Luyện tập thực hành đọc diễn cảm văn bản. Tạo điệu kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm (theo cặp, theo nhóm) để rút kinh nghiệm. - Luyện đọc diễn cảm các câu tiêu biểu trong bài: Cách luyện đọc này tạo điệu kiện cho tất cả học sinh đều được đọc. Theo các bước sau; + Giáo viên đưa ra câu cần luyện đọc đã ghi ở bảng phụ + Học sinh tìm hiểu nghĩa của câu văn đó. + Học sinh xác định giọng đọc của câu văn. + Học sinh đọc mẫu (Giáo viên đọc mẫu) – Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc của cô, của bạn mà mình yêu thích. + Học sinh luyện đọc theo nhóm, tổ, cá nhân. - Luyện đọc diễn cảm đoạn văn hoặc khổ thơ. Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách thể hiện giọng đọc, cách ngắt giọng, nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm trong đoạn hoặc khổ thơ đó rồi cho học sinh luyện đọc theo trènh tự các bước: + Giáo viên đọc mẫu – Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc. + Học sinh luyện đọc theo cặp. + Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên hay uốn nắn. - Học sinh luyện đọc diễn cảm cả bài. + Giáo viên tiến hành các bước như trên. + Học sinh đọc cá nhân – Giáo viên nhận xét đánh giá. * Đối với những văn bản có từ hai nhân vật trở lên, tổ chức cho học sinh thể hiện giọng đọc theo nhân vật của văn bản hoặc cho học sinh đọc phân vai. Rèn cho các em biết thay đổi giọng đọc khi nhập vai các nhân vật trong bài đọc – Cụ thể các em phải đọc phân biệt được lời của tác giả và lời của nhân vật; phân biệt được lời của nhân vật khác. Giáo viên nên hướng dẫn như sau: - Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật. - Giáo viên giúp học sinh chỉ ra từng tính cách của từng nhân vật và xác định giọng đọc phù hợp với từng nhân vật - Giáo viên thực hiện đọc mẫu lời các nhân vật bằng giọng đọc của mình (hoặc có thể gọi học sinh có năng lực đọc tốt thể hiện) - Học sinh luyện tập nhiều lần theo hướng dẫn của giáo viên. 4. Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách tổ chức các trò chơi học tập trong giờ Tập đọc. Để kích thích hứng thú luyện đọc của học sinh, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh. Thông qua các trò chơi kích thích hứng thú đọc; rèn tư duy linh hoạt; luyện tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin; giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp. Trò chơi học tập thường được tổ chức khi luyện đọc hoặc đọc diễn cảm (HTL). Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép, giáo viên lựa chọn trò chơi học tập thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia. Ví dụ: Thi đọc nối tiếp từng đoạn (theo nhóm, tổ), đọc “truyền điện” thi tìm nhanh - đọc đúng; nhìn một từ đọc cả câu (hoặc nhìn một câu đọc cả đoạn), nghe đọc đoạn - đoán tên bài; thi đọc truyện theo vai, thả thơ… Dưới đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi luyện đọc như sau: 4.1 Thi đọc tiếp sức: * Chuẩn bị: 1 đồng hồ, SGK, giáo viên dự kiến số nhóm tham gia chơi. * Tiến hành: - Giáo viên yêu cầu, hướng dẫn cách chơi. - Giáo viên quy định các nhóm có số lượng học sinh bằng nhau. - Từng nhóm lên bảng đứng thành hàng ngang. Mỗi em cầm một cuốn SGK, đã mở sẵn trong đó có bài văn sẽ thi đọc. + Giáo viên hô lệnh: “bắt đầu”, em số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) đọc câu thứ nhất của bài, dứt tiếng cuối cùng câu thứ nhất, em số 2 (cạnh số 1) mới được đọc tiếp câu thứ hai…Cứ như vậy cho đến em cuối cùng của nhóm. Nếu chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến lượt em số 1, em số 2 đọc…cho đến hết bài văn thì dừng lại – Giáo viên tính và ghi bảng thời gian đọc của mỗi nhóm. - Học sinh sẽ bị trừ điểm nếu đọc sai lẫn hay thừa thiếu tiếng trong câu hoặc đọc câu sau khi người trước chưa đọc xong, đọc vượt quá một câu theo quy định. - Giáo viên cho từng nhóm thi đọc, tính thời gian của mỗi nhóm cho điểm nhóm “đọc tiếp sức” mỗi câu văn đọc đúng cho một điểm, không cho điểm các trường hợp vi phạm. - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, chọn và tuyên dương nhóm đọc tiếp sức nhanh nhất, hay nhất. * Lưu ý: ở tiết Tập đọc một bài thơ, giáo viên nên cho học sinh đọc 2 dòng hoặc một câu lục bát. Nếu là tiết Tập đọc – Học thuộc lòng, giáo viên cho thi tiếp sức theo cách trên nhưng học sinh không nhìn SGK. 4.2. Thả thơ: * Chuẩn bị: Giáo viên viết vào phiếu câu thơ đầu (hoặc giữa) ở mỗi khổ thơ, hoặc 1- 2 từ đầu của mỗi câu thơ. Ví dụ bài: Hành trình của bầy ong (Tập đọc – Học thuộc lòng, lớp 5). Giáo viên làm các phiếu như sau: Phiếu 1: Với đôi cánh…………………sắc màu Phiếu 2: Tìm nơi………………………không tên Phiếu 3: Bầy ong……………………...mật thơm * Tiến hành: Giáo viến hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu: - Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm và số người bằng số phiếu mỗi nhóm cử nhóm trưởng, 2 nhóm trưởng bốc thăm để giành quyền “thả thơ” trước. - Mỗi em trong nhóm cầm 1 tờ phiếu (giữ kín). Giáo viên hô “bắt đầu” nhóm được thả thơ trước cử 1 người thả ra một tờ phiếu cho một bạn nhóm kia. Bạn nhận được phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc câu thơ lục bát) có câu từ ghi trên phiếu. Nếu đọc đúng được tính 1 điểm. - Giáo viên tính số điểm của nhóm đọc thuộc thơ. Đổi nhóm chơi tương tự như trên. Giáo viên tính điểm nhóm thứ 2. - Kết thúc trò chơi: Giáo viên tuyên dương nhóm đọc tốt, điểm cao. 4.3. Đọc thơ truyền điện. * Chuẩn bị: Thời điểm chơi cuối tiết Tập đọc – HTL; Hoặc tiết ôn tập HTL. Học sinh 2 nhóm ngồi quay mặt vào nhau. * Tiến hành: - Giáo viên nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện, nêu cách chơi. - Hai nhóm bắt thăm (hoặc oẳn tù tì) để giành quyền đọc trước. + Đại diện nhóm đọc trước là (A) đọc khổ thơ đầu tiên của bài thơ rồi chỉ định thật nhanh “truyền điện” một bạn bất kì (nhóm B). Bạn được chỉ định đọc tiếp khổ thơ thứ 2 của bài. Nếu đọc thuộc được chỉ định một bạn nhóm (A) đọc tiếp khổ thơ thứ 3…Cứ như vậy cho đến hết bài. Ví dụ: Bài “Bầm ơi” (lớp 5) HS A1: Đọc khổ thơ 1 HS B1: Đọc khổ thơ 2 HS A2: Đọc khổ thơ 3 Tiếp tục như vậy cho hết bài. Trường hợp học sinh được “truyền điện” chưa thuộc, các bạn nhóm đối diện sẽ hô từ 1 đến 5, nếu không đọc được phải đứng yên tại chỗ bị “điện giật” Lúc đó HS A1 chỉ tiếp HS B2… Nhóm nào có nhiều người phải đứng bị “điện giật” là nhóm thua cuộc. Như vậy, ta thấy tổ chức trò chơi học tập luôn luôn làm cho học sinh hào hứng, say mê tích cực trong học tập, làm cho học sinh ham mê học hơn. * Khảo sát đối chứng – Bài học kinh nghiệm - Khảo sát đối chứng : Để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh là một việc làm đòi hỏi sự kiên trì và có thời gian. Vì vậy giáo viên cần phải áp dụng các biện pháp luyện tập ở lớp cũng như ở nhà một cách đồng bộ mới mang lại hiệu quả tốt được. Để kiểm chứng những biện pháp trên, tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm lớp 5A. IV. Kết quả nghiên cứu Tuy thời gian không dài, với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu trên, hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập, hoạt động tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. Số em đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm đi. Số em đọc đúng, đọc diễn cảm được nâng lên rõ rệt. Kết quả thực nghiệm được thể hiện qua bảng sau: Bảng kết quả thực nghiệm Lớp Tổng số HS Số em đọc chưa đạt yêu cầu Số em đọc đạt trung bình Số em đọc đúng, rõ ràng Số em đọc diễn cảm tốt SL % SL % SL % SL % 5A 22 0 0 2 9,1 6 27,3 14 63,6 Như vậy với một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi đưa ra đã thu được kết quả thật khả quan. Thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện pháp này một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn chất lượng đọc diễn cảm của các em được nâng lên. * Bài học kinh nghiệm: Qua nghiên cứu lý luận và thực tế dạy đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học, tôi đã rút ra bài học có giá trị sau: + Giáo viên cần phải thương yêu, gần gũi giúp đỡ học sinh, luôn quan tâm tìm hiểu xem các em vấp phải khó khăn gì trong cách đọc, cách phát âm và cách đọc diễn cảm để từ đó khắc phục những khó khăn các em vướng mắc. + Việc đọc mẫu diễn cảm của giáo viên là khâu quan trọng giúp học sinh luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài đọc qua giọng đọc, đồng thời các em học tập cách đọc của giáo viên. + Việc nắm nội dung bài đọc và xác định giọng đọc của cả bài, đoạn, câu là một yếu tố cơ bản giúp học sinh đọc diễn cảm tốt. + Cần phát huy luyện đọc diễn cảm theo cặp, theo nhóm để học sinh luyện tập lẫn nhau. + Trong quá trènh giảng dạy nên tổ chức trò chơi học tập để thay đổi không khí học tập gây hứng thú cho học sinh. + Việc rèn học sinh có thói quen học ở nhà là một việc là cần thiết trong khâu đọc diễn cảm, bởi vì ở lớp thời gian học tập rất ít. Các em chuẩn bị bài ở nhà tốt thì đến lớp tiếp thu bài nhanh hơn, đọc tốt hơn. PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Trên thực tế dạy học ở trường tiểu học THTH. Để giúp giáo viên thực hiện soạn giảng đạt kết quả cao thì các cấp cần cung ứng các tài liệu tham khảo kịp thời, tranh ảnh về môn Tiếng Việt để giờ dạy của giáo viên được hoàn thiện hơn. - Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia giao lưu học tập, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, bố trí nhiều tiết dạy mẫu…để giáo viên vận dụng một cách linh hoạt trong việc giảng dạy với từng đối tượng học sinh. - Tăng cường khuyến khích viết đề xuất sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, cấp huyện triển khai vào thực tế dạy học. - Các cấp quản lý giáo dục cần tạo cơ hội và động viên kịp thời khi giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học dù là nhỏ nhất. II. Kiến nghị … Trên đây là đề xuất sáng kiến của tôi. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, của BGH nhà trường và của cấp trên. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí! …………., ngày … tháng … năm 20… Người viết

File đính kèm:

  • docSKKN505.doc