Giáo án dạy bài Lớp 5 - Tuần 3

TẬP ĐỌC:

LÒNG DÂN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Đọc đúng văn bản kịch. Phân biệt tên nhân vật, lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Giọng thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống căng thẳng.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm.

- Trò : Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc

 

doc48 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy bài Lớp 5 - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỂ CHÚNG TA PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO? I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở giai đoạn: dưới 2 tuổi, từ 2 đến 6 tuổi, từ 6 đến 12 tuổi. 2. Kĩ năng: Học sinh nắm được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh giữ gìn sức khỏe để cơ thể phát triển tốt. II. Chuẩn bị: - Thầy: Hình vẽ trong SGK - Trò: Học sinh đem những bức ảnh chụp bản thân từ hồi nhỏ đến lớp hoặc sưu tầm ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Cần phải làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? - Nêu những việc thể hiện sự quan tâm, chia sẻ công việc gia đình của người chồng đối với người vợ đang mang thai? Việc làm đó có lợi gì? - gánh nước thay vợ, gắp thức ăn cho vợ, quạt cho vợ... - Việc đó giúp mẹ khỏe mạnh, sinh đẻ dễ dàng, giảm được các nguy hiểm. - Việc nào nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai? - Nên: ăn uống đủ chất, đủ lượng, nghỉ ngơi nhiều, tránh lao động nặng, đi khám thai thường kì. - Không nên: lao động nặng, dùng chất kích thích (rượu, ma túy...) - Cho học sinh nhận xét + GV cho điểm. - Nhận xét bài cũ 1’ 3. Giới thiệu bài mới: Cơ thể chúng ta phát triển như thế nào? - Học sinh lắng nghe 30’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải - Sử dụng câu hỏi SGK trang 12, yêu cầu HS đem các bức ảnh của mình hồi nhỏ hoặc những bức ảnh của các trẻ em khác đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu. Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì? - Học sinh có thể trưng bày ảnh và trả lời: + Đây là ảnh của em tôi, em 2 tuổi, đã biết nói và nhận ra người thân, biết chỉ đâu là mắt, tóc, mũi, tai... + Đây là ảnh em bé 4 tuổi, nếu mình không lấy bút và vở cất cẩn thận là em vẻ lung tung vào... * Hoạt động 2: Làm việc với SGK - Hoạt động nhóm, lớp * Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 12, 13 theo nhóm. - Học sinh đọc câu hỏi: + Em bé trong hình 1, 2 và các bạn nhỏ trong hình 3, 4 đang ở giai đoạn nào? Nêu đặc điểm chung của giai đoạn đó? + Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của một con người? * Bước 2: Làm việc theo nhóm - Học sinh làm việc theo hướng dẫn của giáo viên, cử thư kí ghi biên bản thảo luận như hướng dẫn trên. * Bước 3: Làm việc cả lớp - Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng và cử đại diện lên trình bày. - Mỗi nhóm trình bày một giai đoạn. - Yêu cầu các nhóm khác bổ sung (nếu cần thiết) - Các nhóm khác bổ sung (nếu thiếu) - Giáo viên tóm tắt lại những ý chính vào bảng lớp. Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt ý Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Dưới 2 tuổi Biết tên mình, nhận ra mình trong gương, nhận ra quần áo, đồ chơi... Từ 2 tuổi đến 6 tuổi Hiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo, thích vẽ, tô màu, chơi các trò chơi, thích nói chuyện, giàu trí tưởng tượng. Từ 6 tuổi đến 12 tuổi Cấu tạo của các bộ phận và chức năng của cơ thể hoàn chỉnh. Hệ thống cơ, xương phát triển mạnh. Tuổi dậy thì - Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. - Cơ quan sinh dục phát triển... Ở con gái: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Ở con trai có hiện tượng xuất tinh lần đầu. - Phát triển về tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng. * Hoạt động 3: Củng cố - Thi đua: Trưng bày tranh ảnh của các bạn trong nhóm theo từng độ tuổi khác nhau và nói rõ cho các bạn biết đặc điểm nổi bật của 1 lứa tuổi trong nhóm đó? - Học sinh thi đua 2 dãy: + Trưng bày ảnh đã sưu tầm + Nêu đặc điểm nổi bật của 1 lứa tuổi mà nhóm chọn. Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài + học ghi nhớ - Chuẩn bị: “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già” - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH Một hiện tượng thiên nhiên I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết chuyển một phần trong dàn ý chi tiết của bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn hoàn chỉnh một cách chân thực, tự nhiên. 2. Kĩ năng: Biết hoàn chỉnh các đoạn văn viết dở dang. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: - Trò : Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng học sinh. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: - Giáo viên chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa. - Học sinh lần lượt đọc bài văn miêu tả một cơn mưa. Ÿ Giáo viên nhận xét. 1’ 3. Giới thiệu bài mới: “Luyện tập tả cảnh - Một hiện tượng thiên nhiên” 30’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập. - Hoạt động cá nhân, nhóm đôi Phương pháp: Đàm thoại, bút đàm Ÿ Bài 1: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 - Cả lớp đọc thầm - Học sinh trình bày lại dàn ý bài văn tả cảnh cơn mưa. - 2, 3 học sinh nói trọn một phần trong dàn ý viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu. - Học sinh cả lớp viết đoạn văn. Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm. - Lần lượt học sinh đọc đoạn văn. * Hoạt động 2: - Hoạt động nhóm đôi Phương pháp: Bút đàm Ÿ Bài 2: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2 (không đọc các đoạn văn chưa hoàn chỉnh). - Cả lớp đọc thầm - Học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung chính từng đoạn. Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào - ào ạt rồi tạnh ngay. Đoạn 2: Cảnh tượng muôn vật sau cơn mưa. Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa. Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa. - Học sinh làm việc cá nhân. - Các em hoàn chỉnh từng đoạn văn trên nháp. - Lần lượt học sinh đọc bài làm. Ÿ Giáo viên nhận xét - Cả lớp nhận xét Ÿ Bài 3 (bài về nhà) - Quan sát trường em, từ những điều đã quan sát được lập thành dàn ý miêu tả trường. * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp Ÿ Giáo viên nhận xét - Bình chọn đoạn văn hay 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Viết lại những điều đã quan sát cảnh trường em vào giờ tan học, lập thành dàn ý chi tiết cho bài văn. - Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh - Trường học” - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh kể một câu chuyện có ý nghĩa nói về một việc làm tốt của một người mà em biết để góp phần xây dựng đất nước. 2. Kĩ năng: Kể rõ ràng, tự nhiên. 3. Thái độ: Có ý thức làm việc tốt để góp phần xây dựng quê hương. II. Chuẩn bị: - Thầy: Một số tranh gợi ý việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương đất nước. - Trò : SGK III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. Ÿ Giáo viên nhận xét - 1, 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em đã được nghe, hoặc đã đọc về danh nhân. 1’ 3. Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia” Đề bài: Kể lại việc làm tốt của một người mà em biết đã góp phần xây dựng quê hương đất nước. 30’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. - Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm Phương pháp: Đ.thoại, kể chuyện a) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài. - 1 học sinh đọc đề bài - cả lớp đọc thầm. - Yêu cầu học sinh phân tích đề - Lưu ý câu chuyện học sinh kể là câu chuyện em phải tận mắt chứng kiến hoặc những việc chính em đã làm. - Học sinh vừa đọc thầm, vừa gạch dưới từ ngữ quan trọng. - HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK. - Có thể học sinh kể việc làm chưa tốt của bản thân. Từ đó rút ra suy nghĩ của bản thân và bài học thấm thía cho mình. - Học sinh có thể trao đổi những việc làm khác. - Lần lượt học sinh nêu đề tài em chọn kể. - Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 (Tìm các câu chuyện ở đâu?) ý 3 (Kể như thế nào?). - Học sinh đọc thầm ý 3. * Hoạt động 2: T.hành, luyện tập - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Thảo luận nhóm, kể chuyện. b) Thực hành kể chuyện trong nhóm. - Học sinh viết nhanh ra nháp dàn ý câu chuyện định kể (Mở đầu - Diễn biến - Kết thúc). - Dựa vào dàn ý, học sinh kể câu chuyện của mình cho nhóm nghe và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. Ÿ Giáo viên theo dõi từng nhóm để uốn nắn - sửa chữa. c)Thực hành kể chuyện trước lớp. - Đại diện nhóm kể câu chuyện của mình. Ÿ Giáo viên theo dõi chấm điểm - Cả lớp theo dõi * Hoạt động 3: Củng cố - Khen ngợi, tuyên dương - Lớp chọn bạn kể chuyện hay nhất 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Tập kể lại câu chuyện - Chuẩn bị: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai - Nhận xét tiết học KÍ DUYỆT TUẦN 3:

File đính kèm:

  • docTUAN 3.doc
Giáo án liên quan