Đề tài Biện pháp khắc phục một số lỗi thường gặp ở học sinh tiểu học

Qua nhiều năm công tác đứng trên bục giảng, tôi nhận thấy: Hiện nay học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2,3 các em sử dụng từ trong học môn Tiếng Việt còn sai rất nhiều, lí do vì các em là người dân tộc khi ở nhà và cả đến trường các em không sử dụng Tiếng Việt để làm công cụ giao tiếp, nên vốn từ của các em rất nhiều hạn chế. Bởi thế tôi chọn đề tài : “ Biện pháp khắc phục một số lỗi dùng từ của học sinh tiểu học” để làm đề tài nghiên cứu áp dụng cho năm học 2007-2008.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp khắc phục một số lỗi thường gặp ở học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT CÀNG LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH ĐỨC MỸ C Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------×&Ø-------------- Đức Mỹ, ngày 20 tháng 05 năm 2008 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Khối 1, 2 , 3 * TÊN ĐỀ TÀI : BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶPØ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC PHẦN MỞ ĐẦU - Qua nhiều năm công tác đứng trên bục giảng, tôi nhận thấy: Hiện nay học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2,3 các em sử dụng từ trong học môn Tiếng Việt còn sai rất nhiều, lí do vì các em là người dân tộc khi ở nhà và cả đến trường các em không sử dụng Tiếng Việt để làm công cụ giao tiếp, nên vốn từ của các em rất nhiều hạn chế. Bởi thế tôi chọn đề tài : “ Biện pháp khắc phục một số lỗi dùng từ của học sinh tiểu học” để làm đề tài nghiên cứu áp dụng cho năm học 2007-2008. - Trong quá trình thực hiện chắc chắn còn nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của quý đồng nghiệp. NỘI DUNG I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong cuộc sống chúng ta, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Khi trao đổi thông tin giữa người này với người khác, không thể không sử dụng đến ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ của hoạt động nhận thức tư duy, ngôn ngữ tham gia vào quá trình nhận thức và tư duy của con người. Trong quá trình sống và hoạt động con người luôn nhận thức về thế giới xung quanh của mình. Từ những nhận thức đó con người biểu đạt thành ngôn ngữ. Từ là đơn vị của ngôn ngữ vì từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, con người không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm bắt được đầy đủ ngôn ngữ để làm phương tiện giao tiếp. Nhưng sử dụng từ đúng chỗ, đúng ngữ pháp mới có ý nghĩa trong hoạt động giao tiếp. Ở bậc tiểu học trong tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc dạy từ. Hiện nay đa số học sinh tiểu học dùng từ chưa đúng chiếm tỷ lệ cao, trong đó học sinh lớp 2,3 rất nhiều, vì vốn hiểu biết về từ đối với các em còn nghèo nàn, các em chưa hiểu được nghĩa của từ một cách chính xác, nên khi tìm từ để sử dụng các em còn gặp khó khăn. Từ những việc còn hạn chế nêu trên, để phần nào tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục sai xót đó của các em trong việc dùng từ học môn Tiếng Việt và từ việc dùng từ sai, các em tiến lên dùng từ đúng và hay, đồng thời cũng chú ý đến việc cung cấp từ của giáo viên cho học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên theo hướng tích cực, đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “ Biện pháp khắc phục một số lỗi dùng từ ở học sịnh tiểu học”. II/ MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : - Nhằm giúp học sinh hiểu rõ : Việc học tốt môn Tiếng Việt sẽ giúp các em có nhiều vốn từ để làm công cụ giao tiếp và các em sẽ học tốt các môn học khác. - Tạo cho các em có hứng thú sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp khi đến trường cũng như ở nhà. - Học sinh xem việc học tốt môn Tiếng Việt để có nhiều vốn từ là một trách nhiệm của bản thân, nên sẽ nổ lực hết mình để học tốt. III/ THỰC TRẠNG HỌC SINH ĐẦU NĂM : - Tổng số học sinh của lớp trong năm học 2007 – 2008 Trong đó học sinh dân tộc kinh chiếm đa số - Một số em là học sinh có nhiều trình độ và kiến thức về môn Tiếng Việt của các em rất nhiều hạn chế. - Chất lượng thi kiểm tra đầu năm : Môn Giỏi Khá Trung bình Yếu Khối 2 Tiếng việt 13 24 08 04 Khối 3 Tiếng việt 08 18 11 05 - Tổng số học sinh yếu môn Tiếng Việt đầu năm là do các em viết sai nhiều lỗi chính tả và khả năng dùng từ để đặt câu viết thành một bài tập làm văn của các em không có. IV/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1/ Để lớp học tập có hiệu quả cần tổ chức lớp như sau : a/ Chia lớp thành nhiều nhóm học tập. b/ Chọn học sinh khá giỏi có năng lực sử dụng tốt Tiếng Việt, để làm tổ trưởng nhóm học tập. + Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng : - Kiểm tra bài học, bài tập ….vào 15 phút đầu giờ. - Điều khiển tổ viên thảo luận ở tiết học mới. - Cuối tuần tổ trưởng báo cáo kết quả làm được và chưa được để tính điểm thi đua. + Các tổ viên có nhiệm vụ : 15 phút đầu giờ phải ngồi vào vị trí của mình để các tổ trưởng kiểm tra và các em được trao đổi bằng vốn từ của bản thân. + Tổ trưởng điều khiển cho các thành viên trong tổ dùng Tiếng Việt để trao đổi, thảo luận. 2/ Chữa lỗi trên các phân môn: a) Phân môn tập đọc: Tập đọc là phân môn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ và tư duy của học sinh, do đó khi dạy môn tập đọc giáo viên cần chú ý chữa lỗi thật kĩ khi học sinh phát âm sai, khi chú trọng như thế không những giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc mà còn giúp các em thêm phong phú về vốn từ. Khi luyện đọc từ khó giáo viên cần chú ý đặt từ đó trong văn cảnh, trong môi trường ngôn ngữ thì sẽ giúp cho học sinh dễ hiểu hơn. Từ đó các em sẽ các em sẽ vận dụng những từ đã học một cách dễ dàng và khắc phục được phần nào lỗi dùng từ của các em. b) Phân môn luyện từ và câu: Khi dạy phân môn luyện từ và câu đặc biệt là tiết mở rộng vốn từ, khi giáo viên cung cấp những từ ngữ không có trong sách giáo khoa, thì giáo viên phải giải nghĩa để học sinh dễ dàng nắm được từ đó để các em vận dụng tốt khi đặt câu cho các tiết học sau. c) Phân môn tập làm văn: Tập làm văn là tận dụng sự hiểu biết, kĩ năng về tiếng việt. Để làm được một bài văn (nói, viết) đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng dùng từ , tìm ý, lựa chọn ý, viết đoạn….do đó khi dạy tiết làm văn nói giáo viên cần đặc biệt quan tâm cho tất cả học sinh cả lớp được nói, để phát hiện những học sinh chưa sử dụng được nhiều từ hoặc dùng từ chưa đạt từ đó giáo viên kịp thời uốn nắn để những học sinh đó nắm bắt và sửa chữa kịp thời lỗi dùng từ của mình. Bên cạnh đó khi trả bài viết giáo viên cần chú trọng chữa các lỗi dùng từ của tất cả các bài viết ở tiết trước và phải tổ chức cho học sinh được viết lại ngay ở lớp và đọc trước lớp để học sinh khắc sâu được việc dùng từ sai, dần dần các em sẽ dẫn đến dùng từ đúng. V/ KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 1/ Kết luận: -Qua quá trình thực hiện các biện pháp đã đề ra cuối cùng thu được kết quả như sau : Kỳ thi HKII Môn thi Giỏi Khá TB Yếu Khối 2 Tiếng việt 18 17 13 / Khối 3 Tiếng việt 21 11 07 / 2/ Bài học kinh nghiệm: -Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt giáo viên thực hiện nhiệm vụ cung cấp từ, sử dụng từ, sửa lỗi dùng từ cho học sinh cần theo gốc độ riêng của từng phân môn và sử dụng từ đúng mức phù hợp từng đối tượng học sinh. - Phải đổi mới phương pháp giảng dạy thường xuyên trong tiết dạy, tạo cảm giác hứng thú, tích cực học tập cho học sinh; để các em tự tìm tòi, mạnh dạn nói và muốn nói trước cả lớp, từ đó ngôn ngữ của các em được phát triển, các em sẽ điều chỉnh được những lỗi dùng từ dặt câu của bản thân mình … - Việc cung cấp từ, sử dụng từ, giải nghĩa từ và dặt câu trong giờ tập đọc, tập làm văn, luyện từ và câu có vai trò quan trọng giáo viên cần phải chú ý và sửa lỗi thật kĩ, đồng thời phải tạo cho các em một hứng thú lắng nghe và được viết, từ đó các em sẽ nhận thức và tự sửa sai những lỗi về dùng từ đặt câu trong quá trình học tập của mình. - Chú ý đến hình thức dạy học nhóm vì thảo luận nhóm sẽ tạo cho các em sử dụng ngôn ngữ của bản thân để trao đổi thảo luận với các bạn từ đó các em sẽ phát triển được vốn từ. TM. Khối :1, 2, 3 Người thực hiện Xác nhận của BGH Nguyễn Phan Anh

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc
Giáo án liên quan