Phần đông học sinh của lớp là con nhà nhgèo, phụ huynh không biết chữ nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương nên phụ huynh cũng có ý thức được cho con em đến lớp học đầy đủ ít vắng nhưng bên cạnh đó việc ý thức và trách nhiệm chưa cao, chỉ quan tâm đến cuộc sống không quan tâm đến mặt tinh thần cũng như cái kiến thức cơ bản cho con em mình. Qua phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm tôi nói lên vấn đề này có phần hơi xúc phạm đến phụ huynh nhưng đó là sự thật và đó cũng chính là nỗi lo của giáo viên đứng lớp như tôi trong những năm qua. Nếu ai đã từng dạy điểm phụ của trường chắc có lẽ thấu hiểu điều này.
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5561 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp khắc phục học sinh chậm tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n để động viên em cố gắng học tập.
Trường hợp em Cẩm Ly em chưa định dạng được hàng để viết chữ không ra chữ hàng không ra hàng trình bày tập bôi xóa lớp 3 mà chưa xác định được hàng để viết thì thử hỏi em học tập ra sao? tôi đã có vài lần trao đổi cùng phụ huynh của em để kèm tiếp tôi hướng dẫn em viết thêm ở nhà thì kết quả phản hồi lại là gia đình tôi không biết chữ vả lại cũng không có thời gian và phải lo đi kiếm sống có rảnh đâu mà dạy con học, cô dạy được thì dạy, dạy không được thì cho con tôi ở lại lớp. Thử hỏi là GV chủ nhiệm nghe câu nói như vậy cảm giác ra sao? Không được sự tương tác của gia đình trong thời gian này tôi gặp rất nhiều khó khi kèm em Ly. Nhưng với cái tâm với lòng yêu nghề mến trẻ tôi cố gắng giúp em Ly học và viết được đúng hàng đúng chữ . Tôi nhờ sự trợ giúp của những học sinh khá giỏi trong lớp, xây dựng nhóm học tập ở nhà. Hằng ngày vào lớp tôi thường kiểm tra tập vở và kể cả nhóm học tập ở nhà của em. Vì cuộc sống mưu sinh em không được trợ giúp của người thân trong việc học tập mỗi khi em xin tiền mua dụng cụ học tập thì điều bị la “mầy nghỉ học đi”. Vả lại phụ huynh không có trách nhiệm trước việc học của con chỉ chờ đợi nhà trường hổ trợ. Nhờ sự động viên của cô và các bạn tôi thấy 4 em này có tiến bộ đôi chút bằng chứng là qua kết quả thi cuối học kì I điều đạt 5 điểm .
b) Nhóm cá biệt về đạo đức
1. Nguyễn Văn Dô
2. Nguyên Văn Còn
Nhà em Dô bố mẹ em không có việc làm ổn định mẹ bán khoai suốt ngày, ba chơi đá gà, thời gian quan tâm gà nhiều hơn quan tâm con. em thường vi phạm kỷ luật nói chuyện cọc cằn với bạn bè, bạn bè nói hơn lớn tiếng bị em đánh ngay, vào lớp vừa học vừa chơi không chú ý nghe giảng bài khi gọi tới em thì không biết gì để nói. Tính toán sai nhiều gặp những bài toán cộng, trừ có nhớ thì không tính được
Em Còn thì mất mẹ, ba lấy vợ khác em sống với ông, bà già yếu ít được quan tâm chăm sóc và cũng không ai quan tâm đến việc học. Mỗi ngày em đến lớp em thường chọc phá bạn không chú ý bài, tập vở bôi xóa không thẩm mĩ .
Cả hai em này không tôn trọng giáo viên đứng lớp nhất là giáo viên chuyên cả 2 em ý thức kỷ luật không tốt vì vậy em hay nói bậy với bạn bè cùng lớp.
Những trường hợp này, giáo viên chủ nhiệm đã phải gặp gia đình trao đổi thống nhất và đưa ra một số biện pháp giáo dục. Ngày nào 2 em đó đi học giáo viên cũng nhận xét vào sổ, bám sát, điểm danh, trao đổi giữa gia đình và nhà trường để từ đó gia đình nắm bắt cũng như hiểu được tình hình học tập của con em mình ở trường để cùng với nhà trường kèm giáo dục các em tốt hơn. Mặt khác, giáo viên thường giao cho các em một số nhiệm vụ như: đối với em Dô giao cho nhiệm vụ đôn đốc các bạn làm vệ sinh lớp, Khi nhắc nhở các bạn kiểm tra tập vở, vệ sinh bàn học mới ra về. Ai có thái độ lớn tiến với bạn bè thầy cô nhắc nhở ngay. Với em Còn thì được giao nhiệm vụ theo dõi các bạn xếp hàng ra vào lớp, ghi tên những bạn nói bậy, đánh nhau chửi thề, nói chuyện riêng trong giờ học. Mặt khác, trong các giờ sinh hoạt lớp giáo viên giao cho hai em đó nhận xét tình hình lớp trong tuần. Giáo viên động viên khen chê rõ ràng. Ngoài ra giáo viên thường xuyên theo dõi kịp thời khen và hướng dẫn công viêc đã giao cho 2 em hoàn thành. Từ những nhiệm vụ được giao đó tạo cho các em có những cảm nhận về ý thức trách nhiệm hơn với bản thân, với lớp khiến các em có ý thức hơn trong học tập, tư cách đạo đức của mình với tập thể mà dần dần các em nhận ra những sai sót của mình đối với bạn bè và mọi người xung quanh từ đó mà sửa đổi thành những con người tốt với bản thân và tập thể của mình.
Nguyên nhân thành công và tồn tại
Để nâng cao chất lượng học tập và khắc phục học sinh chậm tiến người thầy phải thấy rõ trách nhiệm của mình. Phải biết đồng cảm, thương cảm trước hoàn cảnh của học sinh. Đặc biệt người thầy phải luôn gương mẫu là một tấm gương tốt về nhân cách. Chuẩn mực trong lời nói.
Người thầy nắm rõ khả năng tự học của từng học sinh trong lớp nhất là những học sinh chậm tiến. Sự thay đổi về tính cách, khả nằng học tập của các em theo từng giai đoạn khác nhau. Đồng thời phối hợp kịp thời giữa học sinh, gia đình, nhà trường, địa phương.tạo điều kiện cho các em gần gũi hòa nhập với bạn bè không tự ti mặc cảm trước hoàn cảnh khả năng học tập của mình. đó là lý do để các em ra sức học tập phấn đấu hoàn thiện mình hơn.
Bên cạnh những thành công trong biện pháp khắc phụ học sinh chậm tiến thì vẫn còn những hạn chế nhất định. Người thầy có cố gắng đến đâu mà học sinh không cố gắng không thấy hết trách nhiện của mình trong học tập, thiếu sự phối hợp động viên của gia đình đối với việc học của các em thì hiệu quả diễn ra vẫn không tốt đẹp.
4. Kết quả đạt được.
- Khi áp dụng những kinh nghiện nói trên vào trong giảng dạy học sinh có phần tiến bộ hơn về học tập lẫn đạo đức đặc biệt là học sinh chậm tiến. Chất lượng học tập cũng được nâng lên theo từng giai đoạn.
- Không có trường hợp học sinh lên lớp non. Khi lên lớp các em đủ kiến thức và năng lực để học các lớp sau. Cụ thể qua các năm như sau :
Năm học 2011-2012
Học lực
Tổng số học sinh
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
Đầu năm
35
0
0%
7
20%
7
20
21
60%
Cuối HKI
35
2
5,72
10
28,57
17
48,57
6
17,14
Cuối HKI
35
5
14,29
13
37,14
17
48,57
0
0%
Năm học 2012-2013
Học lực
Tổng số học sinh
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
Đầu năm
31
3
9,68
6
19,35
12
38,71
10
32,26
Cuối HKI
31
5
16,13
12
38,71
10
32,26
4
12,90
Cuối HKI
31
11
35,48
10
32,26
10
32,26
0
0%
Năm học 2013-2014
Học lực
Tổng số học sinh
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
Đầu năm
36
3
8,33
11
30.56
13
36,11
9
25,00
GHKI
36
9
25,00
13
36,11
8
22,22
6
16,67
II/ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm
- Với đề tài tôi nghiên cứu áp dụng vào trong giảng dạy giáo dục học sinh cách ứng xử làm người trong giao tiếp. Tự làm chủ bản thân trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Chất lượng học sinh được nâng cao tích cực học tập, phát huy tính chủ động sáng tạo. Qua đó tôi thấy trong giảng dạy phải có tính kiên trì chịu khó lòng nhiệt tình trong công tác. Đặc biệt là có cái tâm vững vàng có ý thức vương lên.
Qua nhiều năm học tôi thấy các em đã có những tiến bộ rõ rệt về đạo đức, học tập, tự mình làm những bài tập (nhân; chia ; cộng; trừ), đọc và viết được chữ đến khi thi cuối HKII những em này ngồi vào một nhóm riêng kết quả các em này đủ khả năng để lên lớp đã hòa nhập được với tập thể lớp. Lớp càng ngày đoàn kết gắn bó hơn, các bạn giúp đỡ nhau trong học tập, có ý thức đạo đức trách nhiệm với bản thân và tập thể lớp. Các em đã có ý thức trách nhiệm trong học tập của mình vào những ngày sinh hoạt cuối tuần tổ chức thi kể chuyện tấm gương người tốt, việc tốt.
Trong hoàn cảnh kinh tế thời đại hiện nay, thời mở cửa thì việc giáo dục cho học sinh của mình đặc biệt là những học sinh chậm tiến, cá biệt là cả một trách nhiệm khó khăn, phức tạp không chỉ cho riêng ngành giáo dục mà đòi hỏi toàn xã hội đều phải quan tâm và có trách nhiệm .
“Vì lợi ích mười năm trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
3. Phạm vi tác dụng của đề tài
- Qua đề tài này, bản thân tôi xin giới hạn trong phạm vi nghiên cứu ở lớp của Trường tiểu học A Long Bình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của lớp
4. Những bài học kinh nghiệm
Qua bài viết này đem lại cho tôi bài học kinh nghiệm như sau:
Trong quá trình giảng dạy nhất là đối với những em chậm tiến người thấy rõ được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác chủ nhiệm để đưa những em này trở về với lứa tuổi học sinh như những em học sinh bình thường khác.
Bố trí chỗ ngồi phù hợp với các em, chọn cán bộ lớp phải có khả năng quản lý và có đạo đức tốt
Tìm ra nguyên nhân vì sao các em chậm tiến để rút ra kinh nghiệm mà có biện pháp giáo dục tốt.
Chú trọng chất lượng giáo dục của học sinh. Nâng lực học tập của các em qua tường môn học.
Khả năng phát triển tư duy sự nhạy bén trong học tập. Phát huy hết tính tích cực của học sinh.
IV/ KẾT LUẬN CHUNG
Trong hoàn cảnh kinh tế thời đại hiện nay, thời mở cửa thì việc giáo dục cho học sinh của mình đặc biệt là học sinh chậm tiến, là một trách nhiệm khó khăn, phức tạp không chỉ cho riêng ngành giáo dục mà còn đòi hỏi toàn xã hội đều phải quan tâm và có trách nhiệm. Tóm lại, nghề “trồng người” là một quá trình đào tạo lâu dài của người thầy, của gia đình và của xã hội mà mỗi chúng ta tham gia trong quá trình đó đều nhận thức rõ trách nhiệm của mình mà ngày càng phấn đấu tốt hơn, vì một tương lai tươi sáng cho thế hệ con em những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta.
Long Bình, ngày 02 tháng 12 năm 2013
Người viết
Võ Thị Đào
MỤC LỤC
I. Tính mục đích của đề tài …………………………………..…….…. Trang 1
1. Bối cảnh của đề tài …………………………………………………… Trang 1
2. Lý do chọn đề tài …………………………………………………...… Trang 1
II. Tính khoa học của đề tài ............................................................ …... Trang 1
1. Cơ sở lý luận …………………………………………………………. Trang 1
2. Thực trạng của vấn đề …………………………………………….….. Trang 2
3. Biện pháp thực hiện………………………………………………….... Trang 3
3.1. Về Phía thầy …………………………………………………… Trang 3
3.2. Về Phía thầy …………………………………………………… Trang 3
3.3. Tạo môi trường giáo dục ……………………………..…….….. Trang 3
a) Gia đình ………………………………………………...…. Trang 3
b) Nhà trường ………………………………………………... Trang 3
3.4. Những trường hợp giáo dục học sinh chậm tiến cụ thể …..….... Trang 4
a) Nhóm có những em chậm tiến về mặt học tập ………..….. Trang 4
b) Nhóm cá biệt về đạo đức ……………………………….… Trang 5
4. Kết quả đạt được …………………………………………..……….…. Trang 6
III. Tính thực tiễn của đề tài …………………….……………..……… Trang 7
1. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm ……………...….….…. Trang 7
2. Kết quả áp dụng ……………………………………………..….……. Trang 7
3. Phạm vi tác dụng của đề tài …………………………………..……… Trang 7
4. Những bài học kinh nghiệm ……………………………..………..…. Trang 7
IV. Kết luận chung ………………………………………………...…… Trang 7
File đính kèm:
- Nhung bien phap khac phuc hoc sinh cham tien (Vo Thi Dao).doc