Đề luyện thi giữa học kỳ 1 – môn Tiếng Việt 3 Năm học 2009 – 2010

Bài 1. Đặt 5 câu: (Bài tập ôn luyện về mẫu câu)

a) Có sử dụng phép so sánh. b) Theo mẫu câu: “Ai – là gì?” c) Theo mẫu câu: “Ai – làm gì?”

Bài 2: Tìm từ ngữ để điền vào chỗ chấm: (Bài tập mở rộng về vốn từ ngữ)

a) Chỉ những người ở trường học: .

b) Chỉ những người ở trong gia đình:

c) Chỉ những người có quan hệ họ hàng: .

Bài 3: Điền tiếp vào chỗ chấm: (Ôn tập về mọt sô tục ngữ, thành ngữ)

a. Kính thầy, b, Trọng thầy, c, Con ngoan,

d, Một chữ cũng là thầy, nữa chữ e, Học thầy không tày .

f, Giang sơn, . g, Uống nước . h, Muôn quý, .

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện thi giữa học kỳ 1 – môn Tiếng Việt 3 Năm học 2009 – 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ LUYỆN THI GIỮA HỌC KỲ 1 – MÔN TIẾNG VIỆT 3 NĂM HỌC 2009 – 2010 PHẦN 1: LUYỆN TỪ & CÂU Bài 1. Đặt 5 câu: (Bài tập ôn luyện về mẫu câu) a) Có sử dụng phép so sánh. b) Theo mẫu câu: “Ai – là gì?” c) Theo mẫu câu: “Ai – làm gì?” Bài 2: Tìm từ ngữ để điền vào chỗ chấm: (Bài tập mở rộng về vốn từ ngữ) a) Chỉ những người ở trường học: ………………………………………………………………………………………………. b) Chỉ những người ở trong gia đình: …………………………………………………………………………………………… c) Chỉ những người có quan hệ họ hàng: ……………………………………………………………………………………….. Bài 3: Điền tiếp vào chỗ chấm: (Ôn tập về mọt sô tục ngữ, thành ngữ) a. Kính thầy, …………… b, Trọng thầy,……………… c, Con ngoan, ……………… d, Một chữ cũng là thầy, nữa chữ ………………………… e, Học thầy không tày …………………. f, Giang sơn, …………………….. g, Uống nước…………………. h, Muôn quý, ……………….. Bài 4: Cho đoạn văn sau: “Cảnh rạng đông trên vùng biển quê em thật đẹp.Lúc gà trong các làng chài còn gáy le te thì đã có những tia sáng hình quạt làm ưng hồng chân trời phía Hòn Guốc. Rồi mặt trời hiện dần lên ngấn bể. Mặt biển mênh mông xanh biếc như màu ngọc bích. Sóng biển rì rầm như một giọng hát trầm từ xa đưa vào. Ông mặt trời tròn vành vạnh, đỏ rực, lấp lánh như một chiếc đĩa vàng thật to, thật đẹp. Gío biển thổi mát rượi. Hàng ngàn con chim hải âu ùa ra, màu xám mốc, kêu “chéc chéc”, xoè rộng đôi cánh bay lượn trong ánh hồng rạng đông. Bước chân em như chậm lai. Cảnh biển thần tiên càng ngắm càng ngây ngất”. (Nguyễn Thị Tiềm - Học sinh lớp 3A. Trường Tiểu học Đổ Sơn - Hải Phòng) Hãy trả lời các câu hỏi sau: Hãy tìm những câu có sử dụng phép so sánh và gạch chân. Hãy tìm các từ gợi tả âm thanh của sóng và chim hải âu trong đoạn văn trên? Các từ ngữ dùng để diễn tả hình trạng của ông mặt trời? Bài 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu dưới đây: a, Em là học sinh trường tiểu học Trần Quốc Toản. b, Câu lạc bộ bóng bàn là nơi chúng em tập và luyện chơi bóng bàn. c, Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới. d, Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, bóng bàn… e, Nghe tiếng sáo vi vu, đám mục đồng nhảy lên, rêu lên (đặt 2 câu) f, Sau một cuộc dạo chơi, tôi và các bạn ra về. g, Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi. Bài 6: Cho một số bài thơ sau, hãy cho biết bài thơ đó đã được dùng bút pháp nghệ thuật gì? Và xác định câu thể hiện bút pháp nghệ thuật đó rõ nhất. a, Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. ? Câu :Mẹ là ngọn gió của con suốt đời Có sử dụng 2 nghệ thuật, hãy xác định. b, Ngoài hiên lấp loáng sau cây Mảnh trăng mười chín hé cây lộ dần Hoa là trăng đậu cạnh cong Trăng là hoa ngự trời cong ngời ngời (Tố Hữu) c, Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn trăng hỡi đèn? (Ca dao Việt Nam) ? Xác định kiểu so sánh. Bài 7: Giải nghĩa các từ sau, rồi đặt câu với chúng. a, Dành b, giành c, siêng năng d, thân ái e, khiêm tốn f, nhường nhịn g, nhiệt tình h, cộng tác i, cộng đồng m, đồng tâm Bài 8: Giải nghĩa các thành ngữ, tụ ngữ hoặc ca dao dưới đây: a, Chung lưng đấu cật (1) b) cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại (2) c) Ăn ở như bát nước đầy (3) d) con hư tại mẹ, cháu hư tại bà (4) ? Em tán thành với những câu tục ngữ nào? Không tán thành với những câu tục ngữ nào? PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN 1. Kể lại một câu chuyên em đã học bằng lời của em (Một số chuyện như: “Dại gì mà đổi”, “Không nữ nhìn”). 2. Viết đơn ( ví dụ như: xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ…) theo mẫu có sẵn. 3. Viết một đoạn văn ngắn kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em. 4. Viết một đoạn văn ngắn kể lại buổi đầu tiên đi học. 5. Kể lại một người hàng xóm mà em quý mến. PHẦN 3: TẬP ĐỌC Học thuộc tên các chủ điểm. Học các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng. Trả lời các câu hỏi cuối bài. ---HẾT--- Chúc mấy nhox ôn tập tốt!!!

File đính kèm:

  • docde on luyen thi giua ki 1 lop 3.doc
Giáo án liên quan