Câu 1: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh chủ đề hiện thực xã hội phong kiến nào trong các chủ đề sau:
A . Ăn chơi xa hoa truỵ lạc của giai cấp thống trị;
B .Hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã;
C . Giả dối , bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm;
D . Cả 3 ý trên.
Câu 2: Nhân vật Vũ Nương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương chịu số phận, bi kịch nào?
A .Tài hoa bạc mệnh, hồng nhan đa truân.
B . Đau khổ, bất hạnh, oan khuất;
C . Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp;
D . Cả A,B đều đúng.
Câu 3: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở vị trí nào trong Truyện Kiều?
A . Gia biến và lưu lạc;
B . Gặp gỡ và đính ước;
C . Đoàn tụ;
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra truyện trung đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra truyện trung đại
Câu 1: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh chủ đề hiện thực xã hội phong kiến nào trong các chủ đề sau:
A . Ăn chơi xa hoa truỵ lạc của giai cấp thống trị;
B .Hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã;
C . Giả dối , bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm;
D . Cả 3 ý trên.
Câu 2: Nhân vật Vũ Nương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương chịu số phận, bi kịch nào?
A .Tài hoa bạc mệnh, hồng nhan đa truân.
B . Đau khổ, bất hạnh, oan khuất;
C . Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp;
D . Cả A,B đều đúng.
Câu 3: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở vị trí nào trong Truyện Kiều?
A . Gia biến và lưu lạc;
B . Gặp gỡ và đính ước;
C . Đoàn tụ;
D. Không phải ba phần trên.
Câu 4: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều qua các đoạn trích sách giáo khoa Ngữ văn 9 là gì ?
A .Khẳng định, đề cao con người; Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên con người;
B . Đề cao tấm lòng nhân hậu , đề cao ước mơ công lí; C . Thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Nghệ thuật miêu tả chủ yêú của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là :
A . Trực tiếp miêu tả thiên nhiên;
B . Tả cảnh ngụ tình;
C . Tả và gợi , ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu chất tạo hình;
D . dùng bút pháp ước lệ “ vẽ mây nẩy trăng”.
Câu 6: Truyện người con gái Nam Xương của tác giả nào?
A. Phạm Đình Hổ ; B. Nguyễn Đình Chiểu;
C . Nguyễn Dữ; D. Nguyễn Du.
Câu 7: Theo em, nguyên nhân sâu xa nào đã dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải chịu?
A . Sự vô tình của đứa con ;
B . Sự cả ghen đến mức mù quáng của Trương Sinh;
C .Chiến tranh phi nghĩa thời phong kiến;
D . Cuộc hôn nhân bất bình đẳng .
Câu 8: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh được viết theo thể văn nào ?
A . Kí sự; B. Bút kí; C. Tuỳ bút; D. phóng sự.
Câu 9: Theo em , nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung -Nguyễn Huệ?
A . Sự tài giỏi của Nguyễn Huệ;
B . Tác giả có cảm tình với Nguyễn Huệ;
C . Tác giả chịu ơn Nguyễn Huệ;
D . Tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc.
Câu 10: Truyện Kiều ra đời ở giai đoạn văn học nào ?
A . Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV;
B .Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII;
C . Từ cuối thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19;
D . Nửa cuối thế kỉ 19.
Câu 11. Truyện Kiều của Nguyễn Du còn có tên gọi khác là gì?
A . Kim Vân Kiều truyện;
B . Chị em Thuý Kiều;
C. Thanh Tâm Tài Nhân;
D. Đoạn trường tân thanh.
Câu 12: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là :
A . Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị;
B. Phản ánh số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ;
C . Sự trân trọng , đề cao con người;
D. Niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người; lên án , tố cáo những thế lực tàn bạo; sự trân trọng, đề cao con người
Câu 12:Vẻ đẹp của Thuý Kiều là sự kết hợp của những yếu tố nào ?
A . Sắc –
Câu 13: Hãy nêu cảm nhạn của em về hình ảnh Thuý Kiều qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều .
Câu 14: Phân tích nhữmg nét về ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.
Câu 15: Viết một đoạn văn phân tích 8 câu thơ cuối ( từ câu: “ Buồn trông cửa bể chiều hôm” đến câu “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”).
Câu 16: Qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều, em có nhận xét gì về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du.
Đápán câu 16: Nguyễn Du chú ý chọn cách thể hiện để làm nổi bật đặc điểm tính cách: có khi tác giả dùng những nét kháiquát, mang tính ước lệ tượng trưng để thể hiện ngoại hình nhân vật. Bút pháp nghệ thuật này ta bắt gặp trong chân dung chị em Thuý kiều và chân dung Kim Trọng. Nguyễn du chỉ đưa vài nét thoáng qua mà vẻ đẹp của Vân, của Kiều hiện lên thật sinh động, từ gương mặt đến nụ cười đến làn da, mái tóc.( Dẫn chứng) . Cách miêu tả đó người đọc nhận ra được cuộc sống bình lặng,suôn sẻ của Vân hay cuộc đời đầy trắc trở , số phận éo le của Kiều.
15: Cảnh vật trong Truyện Kiều vừa là bức tranh thiên nhiên vừa là bức tranh tâm trạng. Đoạn tả cảnh trước lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật miêu tả kết hợp hài hoà giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.
Bao trùm tâm trạng Kiều ở lâu Ngưng Bích là một nỗi buồn : buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình. Làm sao có thể diễn tả một tâm trạng ôm trọn ba nỗi buồn với những sắc thái không giống nhau? Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “ tình trong cảnh ấy”. Kiều nhớ cha mẹ, nhớ quê hương và cũng thấm thía nỗi cô đơn, trống vắng của mình, thì:Buồn trông cửa bể
Khi nàng buồn nhớ người yêu và cũng là xót xa cho duyên phận, cho cảnh ngộ của bản thân: Buồn trông ngọn nướcxanh xanh.
Lúc Kiều trong tâm trạng lo âu, dự cảm về những tai ương, hiểm nguy đang đón đợi phía trước , thì hiện ra cảnh tượng hãi hùng: ầm ầm
Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua con mắt và tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần , màu sắc từ nhạt đến đậm , âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn của Kiều từ man mác ,mông lung đến âu lo ,kinh sợ. Ngọn gió “ cuốn mặt duềnh” và tiếng sóng ầm ầm “ kêu quanh ghế ngồi” như báo trước , chỉ ngay sau lúc này , giông bão của số phận sẽ nổi lên, vùi dập, xô đẩy cuộc đời Kiều.
Có thể nói , dưới ngòi bút Nguyễn Du , hình tượng thiên nhiên cùng một lúc đảm nhận hai chức năng: thể hiện ngoại cảnh. Ở chức năng thứ hai, hình tượng thiên nhiên là phương tiện nghệ thuật đặc sắc để Nguyễn Du miêu tả nội tâm và khắc hoạ tính cách nhân vật.
13: Mã Gs xuất hiện trong TK với một lai lịch, tông tích không rõ ràng: “ người viễn” mà quê lại “ cũng gần” . Mã có một đám tôi tớ theo sau cho đúng mốt một trang phong lưu, nhưng cái cảnh “ trước” cho thấy cả thầy và tớ đều là một lũ ô hợp.
Miêu tả ngoại hìnhMGS tác giả kết hợp chụp cận cảnh và quay lướt . Nd chụ cận cảnh làm rõ trang phục của Mã: Quá niên
Bộ mặt mày râu dĩ nhiên là thiếu tự nhiên ,râu cạo nhẵn, lông mày tỉa tótrất trai lơ. Từ nhẵn nhụigợi cảm giác về một sự trơ trẽn, phẳng lì. Áo quần trưng diện thiếu tự nhiên.Phủ một lớp hào nhoáng lên vẻ ngoài nv, tg đã chế giễu, mỉa mai tên buôn người họ Mã. Sự đã kích ngầm càng sâu cay hơn khi một người đã “ Trạc” lại tỉa tót công phu , lại cố tô vẻ cho ra dáng trẻ.
Nd rấ nhanh tay ghi lại hành động “ ghế ”của Mã . Ghế trên là chỉ vị trí trang trọng, dành cho bậc coa niên, huynh trưởng, bậc đáng kính . Kẻ đi hỏi vợ là bậc con cái mà lại ngồi tót thì thật chướng mắt, vô lễ.
Nhà văn cũng đã rất nhanh khi ghi lại cách nói năng cộc lốc trả lời nhát gừng lời của kẻ vô học hợm của, cậy tiền
bản chất con buôn bộc lộ đầy đủ hơn trong cuộc mua bán Kiều. Mã là loạicon buôn đặc biệt – buôn người tham tiền , tàn nhẫn, đê tiện. Mã lạnh lùng vô cảm, xem Kiều như đồ vật: Mối càng đắn đo” gật gù tán thưởng món lời: Mặn nồng.
Với bút pháp kết hợp kể ,tả, mối quan hệ mờ ám, vẻ ngoài chải chuốt ,nói năng cử chỉ vô họcphác hoạ kẻ buôn người từ ngoại hình đến tính cách. Mã gs trở thành một điển hình bất hủ cho sự đê tiện, tàn ác.
14: Kiều đau đớn, nhục nhã , ê chề khi bị biến thành món hành: Nỗi mình mặt dày.
Kiều vừa xót xa cho mối tình của mình, vừa xót xa cho gia cảnh, lệ rơi khôn cầm . Kiều ra với Mã như cành hoa đem ra trước gió sưưong cho nên : dợn gió, vì sương gió làm cho hoa tàn, hoa rụng. Và tự ví với hoa ,nên thấy thẹn thùng khi nhìn thấy hoa , tự thấy không xứng với hoa . Đó là tình cảm đạo đức thầm kín của Kiều.
Kiều ủ rũ : nét buồnTrước sau , Nd đã miêu tả cảnh bán người này như là cảnh: Cành hoa đem bán cho thuyền lái buôn.
Câu 18: Theo em , cốt truyện Truyện Lục Vân Tiên xoay quanh cuộc xung đột gì thường xảy ra trong xã hội phong kiến?
A . Tình yêu và lễ giáo phong kiến;
B . Chữ tài và chử mệnh;
C . Cái thiện và cái ác;
D . Phe trung thần và phe gian thần.
Câu 19: Thông qua nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích LVT cứu Kiều Nguyệt Nga, ác giả Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắmđiều gì?
A . Niềm tin và khát vọng của mình về trang anh hùng vì dân dẹp loạn;
B. Niềm tin chiến thắng ở sức mạnh dân tộc;
C . Niềm tin voà sức mạnh đoàn kết;
D . Niềm tin ở thế hệ trẻ.
c âu 13:Chủ đề của đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn là gì?
A . Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác;
B . Sự đối lập giữa quan lại , địa chủ với nhân dân;
C . Đề cao giá trị con người;
D . Đề cao sự thuỷ chung của con người.
Câu 12: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là :
A . Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị;
B. Phản ánh số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ;
C . Sự trân trọng , đề cao con người;
D. Niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người; lên án , tố cáo những thế lực tàn bạo; sự trân trọng, đề cao con người
Câu 10: Truyện Kiều ra đời ở giai đoạn văn học nào ?
A . Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV; B .Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII;
C . Từ cuối thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19; D . Nửa cuối thế kỉ 19.
Câu 11: Truyện Lục Vân Tiên có kết cấu theo kiểu nào?
A . Theo bố cục ba phần thông thường như các văn bản khác;
B. Kết cấu theo lối thi pháp thơ Đường : Khai , thừa, chuyển, hợp.
C .Kết cấu theo lối thi pháp thơ Đường : Đề , thực, luận , kết;
D. Kết cấu theo lối tiểu thuyết chương hồi , xoay quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính.
File đính kèm:
- de kiem tra 1 tiet ngu van 9 trung dai.doc