Câu 1: Dựa vào số vôn và số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện
A. cho ta biết cường độ dòng điện qua đèn lớn hay nhỏ.
B. cho ta biết đèn đó sáng mạnh hay yếu.
C. cho ta biết giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức của dụng cụ.
D. cho ta biết giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện làm việc của dụng cụ.
Câu 2: Từ trường tồn tại xung quanh các vật nào trong các vật sau đây?
A. Chỉ tồn tại xung quanh dòng điện
B. Chỉ tồn tại xung quanh Trái Đất.
C. Chỉ tồn tại xung quanh nam châm
D. Tồn tại xung quanh Trái Đất, nam châm và dòng điện
Câu 3: Số đếm của công tơ điện của mỗi gia đình cho ta biết điều gì?
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
C. Công suất mà gia đình đã sử dụng.
D. Số dụng cụ điện mà gia đình đã sử dụng nhiều hay ít.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trắc nghiệm 15 phút môn Vật Lí Lớp 9 - Mã đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:....................................................
Lớp:............... Mã đề 01
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
MÔN Vật lý 9 - Tiết 27
Thời gian làm bài: 15 phút
Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:
Phần I (Từ câu 1 đến câu 12 - mỗi câu 0.5 điểm)
Câu 1: Dựa vào số vôn và số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện
A. cho ta biết cường độ dòng điện qua đèn lớn hay nhỏ.
B. cho ta biết đèn đó sáng mạnh hay yếu.
C. cho ta biết giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức của dụng cụ.
D. cho ta biết giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện làm việc của dụng cụ.
Câu 2: Từ trường tồn tại xung quanh các vật nào trong các vật sau đây?
A. Chỉ tồn tại xung quanh dòng điện
B. Chỉ tồn tại xung quanh Trái Đất.
C. Chỉ tồn tại xung quanh nam châm
D. Tồn tại xung quanh Trái Đất, nam châm và dòng điện
Câu 3: Số đếm của công tơ điện của mỗi gia đình cho ta biết điều gì?
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
C. Công suất mà gia đình đã sử dụng.
D. Số dụng cụ điện mà gia đình đã sử dụng nhiều hay ít.
Câu 4: Bình thường kim nam châm chỉ hướng
A. Đông – Nam. B. Tây – Bắc. C. Bắc – Nam. D. Tây - Nam.
Câu 5: Hai bóng đèn có ghi ( 220V- 40W ) và ( 220V- 100W ) được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V. Hãy chọn câu trả lời đúng?
A. Khi mắc song song thì đèn 40W sáng hơn đèn 100W.
B. Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua hai đèn bằng nhau.
C. Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua đèn 40W lớn hơn.
D. Khi mắc song song thì đèn 100W sáng hơn đèn 40W.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng với định luật Jun- Len Xơ?
A. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, điện trở và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn.
B. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với hiệu điện thế và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn.
C. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, điện trở và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn.
D. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn.
Câu 7: Nam châm vĩnh cửu có thể hút được các vật nào sau đây?
A. Nhôm, đồng, chì. B. Sắt, thép, niken. C. Sắt, đồng , bạc. D. Sắt, nhôm, vàng.
Câu 8: Trên thanh nam châm, chỗ hút sắt mạnh nhất là:
A. tại cực Nam của thanh nam châm. B. tại cực Bắc của thanh nam châm.
C. tại điểm giữa thanh nam châm. D. tại hai cực từ của thanh nam châm.
Câu 9: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào dưới đây?
A. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.
B. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc ơ bên ngoài thanh nam châm.
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm
D. Đi ra từ cực nào thì đi vào cực đó.
Câu 10: Sử dụng loại đèn nào dưới đây sẽ tiêu thụ điện năng nhiều nhất?
A. Đèn Com păc. B. Đèn dây tóc nóng sáng.
C. Đèn LED D. Đèn ông (đèn huỳnh quang).
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện năng?
A. Dòng điện có mang năng lượng, năng lượng đó gọi là điện năng.
B. Điện năng chỉ chuyển hóa thành cơ năng.
C. Điện năng chỉ chuyển hóa thành dạng năng lượng bức xạ.
D. Điện năng chỉ chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 12: Chiều đường sức từ trong ống dây có dòng điện chạy qua được xác định dựa vào:
A. Dựa vào qui tắc nắm tay phải. B. Dựa vào quy tắc bàn tay phải.
C. Dựa vào qui tắc bàn tay trái D. Dựa vào quy tắc băm tay trái.
Phần II (Từ câu 13 đến câu 16 - mỗi câu 1 điểm)
Câu 13: Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 300 Ω trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này là:
A. Q = 0,6J; B. Q = 0,72J; C. Q = 6J; D. Q = 12000J;
Câu 14: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 5V thì cường độ dòng điện qua nó là 100mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua nó là:
A. 110mA; B. 80mA; C. 120mA; D. 25mA;
Câu 15: Để có cường độ dòng điện chạy qua một điện trở R = 8 là 20mA thì phải đặt vào hai đầu điện trở đó một hiệu điện thế là:
A. 0,16V B. 400V C. 160V D. 1,6V
Câu 16: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A. Dây dẫn ấy có điện trở là:
A. 1,2Ω. B. 12Ω. C. 0,33Ω. D. 3Ω.
Bài làm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Phương án
----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- VL 9 - TIẾT 27_01_01.doc