Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Quảng Trọng

Câu 1: Những sinh vật có nhiệt độ cơ thể như thế nào thì được gọi là sinh vật hằng nhiệt ?

a. Có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

b. Có nhiệt độ cơ thể không ổn định.

c. Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường.

d. Có nhiệt độ cơ thể luôn cao hơn nhiệt độ môt trường.

Câu 2: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây ?

a. Hội sinh. b. Cộng sinh.

c. Cạnh tranh. d. Nửa kí sinh.

Câu 3: Quần thể sẽ bị diệt vong khi mất đi.

a. Nhóm tuổi đang sinh sản.

b. Nhóm tuổi trước sinh sản.

c. Nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản.

d. Nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu 4: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật sản xuất ?

a. Rong đuôi chó. b. Cỏ tháp bút.

c. Nấm linh chi. d. Cây hoa hồng.

Câu 5: Mật độ quần thể là gì ?

a. Là số loài có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

b. Là số lượng sinh vật có trong một vùng nào đó.

c. Là khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

d. Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

Câu 6: Quần thể người có đặc điểm nào chung với quần thể sinh vật ?

a. Cấu trúc về giới tính, thành phần nhóm tuổi và kích thước.

b. Có bộ não phát triển và có tư duy trừu tượng.

c. Có hệ ngôn ngữ và chữ viết.

d. Có đặc trưng về kinh tế - xã hội.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Quảng Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Quang Trọng Đề kiểm tra học kì II Môn: Sinh học lớp 9 A. Ma trận ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL 1. Sinh vật và môi trường 6 tiết Sinh vật hằng nhiệt. Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái. Mối quan hệ giữa các loài sinh vật. Phân biệt được các nhóm nhân tố sinh thái. 30 % = 3 điểm 1 câu 16,6% = 0,5 điểm 1 câu 33,3% = 1điểm 1 câu 16,6%= 0,5điểm 1 câu 33,4% = 1điểm 4 câu 30% = 3 điểm 2. Hệ sinh thái 6 tiết. Mật độ quần thể. Đặc điểm quần thể người. Các thành phần của chuỗi thức ăn. Hiểu được đặc điểm nhóm tuổi của quần thể. Viết được chuỗi thức ăn. 30 % = 3 điểm 3 câu 33,3%=1,5 điểm 1 câu 33,3 % = 0,5 điểm 1 câu 33,4 % =1điểm 5 câu 30%= 3 điểm 3. Con người, dân số và môi trường 4 tiết Ô nhiễm môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. 20% = 2 điểm 1 câu 100% = 2 điểm 1 câu 20%= 2 điểm 4. Bảo vệ môi trường 6 tiết Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật. 20 % = 2 điểm 1 câu 100 % = 2 điểm 1 câu 20%=2 điểm Tông số câu Tổng số điểm 100 %=10 điểm 4 câu 20 %= 2 điểm 2 câu 30 %= 3 điểm 2 câu 25 % = 1điểm 1 câu 20 % = 2 điểm 2 câu 20 % = 2 điểm 11 câu 100%=10 điểm B. Đề bài I. Trắc nghiệm. (3 điểm ) Câu 1: Những sinh vật có nhiệt độ cơ thể như thế nào thì được gọi là sinh vật hằng nhiệt ? a. Có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. b. Có nhiệt độ cơ thể không ổn định. c. Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường. d. Có nhiệt độ cơ thể luôn cao hơn nhiệt độ môt trường. Câu 2: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây ? a. Hội sinh. b. Cộng sinh. c. Cạnh tranh. d. Nửa kí sinh. Câu 3: Quần thể sẽ bị diệt vong khi mất đi. a. Nhóm tuổi đang sinh sản. b. Nhóm tuổi trước sinh sản. c. Nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản. d. Nhóm tuổi sau sinh sản. Câu 4: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật sản xuất ? a. Rong đuôi chó. b. Cỏ tháp bút. c. Nấm linh chi. d. Cây hoa hồng. Câu 5: Mật độ quần thể là gì ? a. Là số loài có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. b. Là số lượng sinh vật có trong một vùng nào đó. c. Là khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. d. Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 6: Quần thể người có đặc điểm nào chung với quần thể sinh vật ? a. Cấu trúc về giới tính, thành phần nhóm tuổi và kích thước. b. Có bộ não phát triển và có tư duy trừu tượng. c. Có hệ ngôn ngữ và chữ viết. d. Có đặc trưng về kinh tế - xã hội. II. Tự luận. ( 7 điểm ) Câu 1. Giới hạn sinh thái là gì ? cho ví dụ ? (1 điểm ) Câu 2: Cho các nhân tố sinh thái sau: Cỏ khô, cây thông, độ tơi của đất, vi sinh vật, nấm, mưa, gió, ánh sáng, hổ, thỏ, giun đũa, trùng biến hình, tốc độ dòng chảy. Hãy chia các nhân tố đó thành nhóm nhân tố sinh thái. ( 1 điểm ) Câu 3. Cho các loài sinh vật sau: cây xanh, thỏ, hổ, mèo, chuột, vi sinh vật, đại bàng. Hãy nêu 5 chuỗi thức ăn có thể có từ các loại nêu trên. ( 1 điểm ) Câu 4. Ô nhiễm môi trường là gì ? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ? ( 2 điểm ) Câu 5. Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật ? ( 2 điểm ) C. Đáp án I. Trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 a b c c d a II. Tự luận Câu Nội dung trả lời Điểm Câu 1 1 điểm - Khái niệm : Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. - VD2 : Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 00 c đến 560c điểm cực thụân là 320 c 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2 1 điểm - Nhóm nhân tố vô sinh: cỏ khô, độ tơi của đất, mưa, gió, ánh sáng, tốc độ dòng chảy. - Nhóm nhân tố hữa sinh: Cây thông, vi sinh vật, hổ, thỏ, giun đũa, trùng biến hình. 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 3 1 điểm - Cây xanh " thỏ " hổ " vi sinh vật. - Cây xanh " thỏ " đại bàng " vi sinh vật. - Cây xanh " chuột " mèo " vi sinh vật. - Cây xanh " chuột " đại bàng " vi sinh vật. - Cây xanh " chuột " mèo " hổ " vi sinh vật. 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Câu 4 2 điểm - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. - Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường + Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. + Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học: + Ô nhiễm do các chất phóng xạ + Ô nhiễm do các chất thải rắn: + Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: 0,75 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Câu 5 2 điểm + Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. + Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. + Xây dựng khu bảo tồn, các vườn quốc gia. + Không săn bắt động vật và khai thác quá mức các loài sinh vật. + ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm

File đính kèm:

  • docDe kiem tra sinh hoc 9 ki 2 2014.doc