Đề kiểm tra học kỳ II môn: Lịch sử 11 - Thời gian 45 phút

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

 Môn: Lịch sử 11 - thời gian 45 phút

 Năm học: 2012- 2013

 Câu 1: ( 3 điểm)

 Nêu nét chính chiến sự ở Đà Nẵng ? Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tiến công đầu tiên để thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ?

 Câu 2: ( 4 điểm)

Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương. Nhận xét ưu điểm và hạn chế của phong trào Cần Vương.

 Câu 3: ( 3 điểm)

 Nêu những nét mới về kinh tế, xã hội ở Việt nam đầu thế kỷ XX.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn: Lịch sử 11 - Thời gian 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN Trường THPT Đô Lương 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Lịch sử 11 - thời gian 45 phút Năm học: 2012- 2013 Câu 1: ( 3 điểm) Nêu nét chính chiến sự ở Đà Nẵng ? Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tiến công đầu tiên để thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ? Câu 2: ( 4 điểm) Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương. Nhận xét ưu điểm và hạn chế của phong trào Cần Vương. Câu 3: ( 3 điểm) Nêu những nét mới về kinh tế, xã hội ở Việt nam đầu thế kỷ XX. ..................................................... Hết ................................................ SỞ GD & ĐT NGHỆ AN Trường THPT Đô Lương 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Lịch sử 11 - thời gian 45 phút Năm học: 2012- 2013 Câu 1: ( 3 điểm) Nêu nét chính chiến sự ở Đà Nẵng ? Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tiến công đầu tiên để thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ? Câu 2: ( 4 điểm) Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương. Nhận xét ưu điểm và hạn chế của phong trào Cần Vương. Câu 3: ( 3 điểm) Nêu những nét mới về kinh tế, xã hội ở Việt nam đầu thế kỷ XX. ..................................................... Hết ................................................ ĐÁP ÁN – Môn lịch sử lớp 11 Nội dung Điểm Câu 1: * Diễn biến chính chiến sự Đà Nẵng (2,0 điểm ) - Ngày 1-9-1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công ta tại Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta. - Quân dân ta thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. - Liên quân Pháp –Tây Ban Nha, bị cầm chân ở bán đảo Sơn Trà. Về sau, quân Tây Ban Nha rút khỏi cuộc xâm lược. - Sau 5 tháng xâm lược chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại. * Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì: (1,0 điểm) - Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng. - Đà Nẵng gần với kinh thành Huế nên có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam. - Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ... 3điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 Câu 2: * Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương ( 3 điểm) + 1885-1888: - Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước - Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. - Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ - Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành .... - Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. - Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang An-giê-ri. * 1888-1896: - Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước. - Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. - Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh. - Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê... Năm 1896, Pháp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương. *Nhận xét ưu điểm và hạn chế của phong trào Cần Vương. (1 điểm) - Ưu điểm: + Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào. + Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh. - Hạn chế: + Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc. + Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định. 4điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3: Nêu những nét mới về kinh tế, xã hội ở Việt nam đầu thế kỷ XX. * Về kinh tế: - Nông nghiệp: Ruộng đất trở thành đồn điền của các địa chủ người Pháp. - Công nghiệp khai mỏ và công nghiệp phục vụ đời sống được triển khai. - Giao thông gồm đường sắt, đường bộ, cầu cảng được xây dựng. - Thương nghiệp do người Pháp độc quyền. * Về xã hội: Xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới: - Công nhân: Một bộ phận nông dân bị phá sản vì đế quốc và địa chủ phong kiến cướp mất ruộng đất, phải bỏ làng xóm, đến các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ xin việc làm và trở thành công nhân. - Tư sản: Những người làm trung gian, đại lí hàng hoá, mua bán nguyên vật liệu, chủ xưởng, nhà buôn... - Tiểu tư sản: Gồm những tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, học sinh, sinh viên... cũng ngày một đông cùng với sự mở rộng khai thác của thực dân Pháp. 3điểm 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5

File đính kèm:

  • docde kiem tra lich su 11 hkII.doc