Câu 1: Trình bày được khái niệm miễn dịch.Các hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể.
*Khái niệm MD: Là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó. Miễn dịch gồm 2 loại: + MD tự nhiên: Khả năng tự chống bệnh của cơ thể.
+ MD nhân tạo: Tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng văcxin.
*Các hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể:
- Da: Bảo vệ các tế bào bên trong của cơ thể.
- Sự thực bào: bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt VSV xâm nhập rồi tiêu hóa.
- Limpho B: Tiết kháng thể vô hiệu hóa VSV.
- Limpho T: Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm VSV bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.
32 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn thi tuyển sinh Lớp 10 - Nông Thị Biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i khác dòng tạo ưu thế lai.
CHUYÊN ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG.
Câu 1: khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái.
* Môi trường sống của sinh vật.
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.
- Có 4 loại môi trường: Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất -không khí và môi trường sinh vật
* nhân tố sinh thái của môi trường.
Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác
* Giới hạn sinh thái.
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
- Ví dụ: Cá rô phi sống ở nhiệt độ từ 5 – 420C, phát triển mạnh nhất ở 300C, vượt qua khỏi giới hạn trên cá sẽ chết.
Câu 2: ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm ) đến sinh vật.
* Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật.
- Anh sáng ảnh hưởng nhiều tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
* Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
Anh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. Anh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động,khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Có nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật.
- Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới hình thái hoạt, động sinh lí của sinh vật
- Đa số các loài sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 500C . Tuy nhiên cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có khả năng sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao (Vi khuẩn lưu huỳnh sống ở suối nước nóng có thể chịu được nhiệt độ tới 1130C )
- Nhờ khả năng thích nghi mà hình thành hai nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt
+ Sinh vật biến nhiệt: Là nhóm sinh vật có nhiệt độ cơ thể thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường sống
Vd: nấm, tảo, vsv, thực vật, động vật không xương sống, lớp cá, lớp lưỡng cư, lớp bò sát
+ Sinh vật hằng nhiệt: là nhóm sinh vật có nhiệt độ cơ thể ổn định và không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường
Vd: Lớp chim, lớp thú
* ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật.
Sinh vật (thực vật và động vật) thích nghi với môi trừơng sống có độ ẩm khác nhau
Hình thành các nhóm sinh vật
Thực vật: Nhóm ưa ẩm và Nhóm chịu hạn
Động vật: Nhóm ưa ẩm và Nhóm ưa khô
Câu 3: Phân loại sinh vật dựa vào nhân tố sinh thái.
Dựa vào câu 2 TL.
Câu 4: ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
Sự thích nghi của thực vật với a/s:
Những đặc điểm của cây
Khi cây sống nơi quang đãng
Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà
Đặc điểm hình thái
- Lá
- Thân
+ Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt
+ Thân cây thấp, số cành cây nhiều
+ Phiến lá lớn, hẹp, màu xanh thẫm
+ Chiều cao của cây bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên, của trần nhà.
Đặc điểm sinh lí:
- Quang hợp
- Thoát hơi nước
+ Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh.
+ Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: thoát hơi nước tăng trong điều kiện có ánh sáng mạnh, thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước.
+ Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh.
+ Cây điều tiết thoát hơi nước kém: thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị héo.
HS tự lấy thêm ví dụ.
Câu 5: mối quan hệ cùng loài
Các sinh vật cùng loài sống gần nhau liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể
Trong một nhóm cá thể có những mối quan hệ
Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn , kiếm được nhiều thức ăn
Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài các cá thể cùng loài cạnh tranh lẫn nhau, ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn, một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm để sống riêng.
* Ý nghĩa: giúp sinh vật thích nghi được với môi trường sống
Câu 6: Quan hệ khác loài.
Quan hệ
Đặc điểm
Hỗ trợ
Cộng sinh
Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
Hội sinh
Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó mộ bên có lợi, một bên không có lợi cũng không có hại.
Đối địch
Cạnh tranh
Các Sv khác loài tranh nhau về thức ăn, nơi ở, các điều kiện sống của môi trường, các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.
Kí sinh, nửa kí sinh
Sinh vật này sống nhờ trên cơ thể của SV khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu từ Sv đó.
SV ăn thịt SV khác
Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ
HS: học các VD SGK.
CHUYÊN ĐỀ 7: HỆ SINH THÁI.
Câu 1: định nghĩa quần thể.
- KN: Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
- Ví dụ: quần thể lúa.
Câu 2: một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.
*Tỉ lệ giới tính: Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/số lượng cá thể cái.Tỉ lệ này cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể .
*Thành phần nhóm tuổi:- Nhóm trước sinh sản( phía dưới) có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể.
Nhóm sinh sản(ở giữa) cho thấy khả năng sinh sản của các cá thể, quyết định mức sinh sản của quần thể .
Nhóm sau sinh sản(phía trên) biểu hiện những cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể .
*Mật độ quần thể: Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường
* Trong các đặc trưng trên đặc trưng về mật độ quần thể là quan trọng nhất vì nó quyết định 2 đặc trưng còn lại
Câu 3: đặc điểm quần thể người. ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân số.
*Đặc điểm quần thể người:
- Quần thể người có đặc trưng sinh học như những quần thể sinh vật khác, đó là đặc điểm giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong.
- Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc điểm như: pháp luật, chế độ hôn nhân, văn hoá, giáo dục, kinh tế...
- Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
*Ý Nghĩa của pháp lệnh dân số:để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia phải phát triển dân số hợp lý, không để DS tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn nước uống, ô nhiễm môi trường, tăng chặt phá từng và các tài nguyên khác. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Mỗi con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường đất nước. dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn nước uống, ô nhiễm môi trường, tăng chặt phá từng và các tài nguyên khác.n vận động mỗi gia đình chỉ có 1-2 con
Câu 4: định nghĩa quần xã.
Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
Ví dụ: Quần xã ao hồ, quần xã rừng mưa nhiệt đới
Câu 5: tính chất cơ bản của quần xã.
Đặc điểm
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã
Độ đa dạng
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Độ nhiều
Mức độ cá thế của từng loài trong quần xã
Độ thường gặp
tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
Thành phần loài trong quần xã
Loài ưu thế
Loài đóng vại trò quan trọng trong một quần xã
Loài đặc trưng
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
Câu 6: các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học.
- Các nhân tố vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng đến quần xã tạo nên sự thay đổi theo chu kì: chu kì ngày đêm, chu kì mùa.
- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn đến số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và số lượng cá thể luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường.
- Sinh vật qua quá trình biến đổi dần dần thích nghi với MT sống của chúng.
- Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động quanh vị trí cân bằng, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Câu 7: khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.
*Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
* Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
+ Các thành phần vô sinh: đất, nước, thảm mục. . .
+ Sinh vật sản xuất là thực vật
+ Sinh vật tiêu thụ gồm: động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
* Chuỗi thức ăn: là một dãy các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
VD:HS tự lấy
* Lưới thức ăn: Trong tự nhiên một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà tham gia nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi có mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ( gồm sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2 và bậc 3) và sinh vật phân giải.
VD: HS tự lấy
File đính kèm:
- de cuong on thi tuyen sinh 10.doc