Đề cương ôn tập Vật lý 8 - Lương Văn Minh

Câu 1: Có một ô tô chuyển động trên đường. Câu nào sau đây không đúng.

A. Ô tô chuyển động so với mặt đường. B. Ôtô đứng yên so với người lái xe.

C. Ô tô chuyển động so với người lái xe. D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.

Câu 2: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước.Câu nào sau đây là đúng?

A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.

C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

Câu 3: Chuyển động cơ học là:

A. Sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc. B. Sự thay đổi vận tốc của vật.

C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc. D. Sự thay đổi phương, chiều của vật.

Câu 4:Một tàu đang chạy trên biển. Ta nói:

A. Tàu đang đứng yên so với hành khách trên tàu. B. Tàu đang chuyển động so với mặt nước.

C. Tàu đang chuyển động so với chiếc tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển

 

doc15 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Vật lý 8 - Lương Văn Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước .Kết luận nào sau đây phù hợp nhất ? A ) Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên thỏi đó lớn hơn B ) Thép có Trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên nó chịu tác dụng lực đẩy Ac-si-mét lớn hơn C ) Chúng chịu tác dụng lực đẩy Ac-si-mét như nhau vì cùng được nhúng trong nước như nhau D ) Chúng chịu tác dụng lực đẩy Ac-si-mét như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau Câu 6: Một vật nằm trong chất lỏng .Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật ? A ) Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực B ) Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là lực đẩy Ac-si-mét C ) Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau D ) Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và cùng chiều nhau Câu 7 : nếu gọi P là trọng lượng của vật , F là lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật được nhúng chìm hoàn toàn trong chất lỏng .Điều kiện nào sau đây là đúng cho trường hợp vật nổi trên bề mặt chất lỏng ? A) F P D) F P Câu 8 : Tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi . Hãy chọn câu đúng ? A ) Vì Trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước B ) Vì Trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn Trọng lượng riêng của nước C ) Vì gỗ là vât nhẹ D ) Vì gỗ không thắm nước Câu 9 : Hai vật A và B có cùng thể tích được nhúng ngập vào nước . Vật A chìm xuống đáy bình còn vật B lơ lửng trong nước . Gọi PA , FA là trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật A ; PB , FB là trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật B . Các kết quả sau , kết quả nào sai ? A) FA = FB C) FA PB D) FB < PB Câu 10 : Ba vật khác nhau đồng , sắt , nhôm có khối lượng bằng nhau , khi nhúng vật ngập trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất , bé nhất ? Hãy chọn thứ tự đúng về lực đẩy Ac-si-mét từ lớn nhất đến bé nhất A) Nhôm - sắt - đồng C)Sắt - nhôm - đồng B) Nhôm - đồng - sắt D) Đồng - nhôm - sắt b. Bài tập tự luận 1. Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau thì lực đẩy Acsimet có thay đổi không? Vì sao? 2. Biết P = dv.V (dv là trọng lượng riêng của chất làm vật, V là thể tích của vật) và FA = dl.V (dl là trọng lượng riêng của chất lỏng, hãy chứng minh rằng nếu vật là một khối đặc nhúng ngập vào trong chất lỏng thì: - Vật sẽ chìm xuống khi: dv > dl. - Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi: dv = dl. - Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi: dv < dl. Câu 3 : Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước .Cho Trọng lượng riêng của nước là d = 10.000N/m3 .Lực đẩy Ac-si-mét là bao nhiêu Câu 4 : Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100cm3 .Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8N.Cho Trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3 .Hỏi lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật là bao nhiêu và vật làm bằng chất gì ? Câu 5 :Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài 4m , rộng 2m . Biết xà lan ngập sâu trong nước 0,5m ; trọng lượng riêng của nước 10.000N/m3 .Xà lan có trọng lượng bao nhiêu ? Câu 6 : Một vật hình cầu thể tích V thả vào chậu nước nó chỉ chìm trong nước một phần ba , hai phần ba còn lại nổi trên nước . Biết khối lượng riêng nước là 1000kg/m3 .Khối lượng riêng chất làm quả cầu là bao nhiêu ? Câu 7 : Một vật trọng lượng riêng là 26.000N/m3 . Treo vật vào lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150N . Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3 .Hỏi ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu ? Câu 8 : Một vật khối lượng 0,75kg có khối lượng riêng 10,5g/cm3 .Trọng lượng riêng nước là 10.000N/m3 .Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật là bao nhiêu? Câu 9 : Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hỏa , thấy 1/2 thể tích vật bị chìm vào dầu . Biết khối lượng riêng của dầu là 800kg/m3 . Hỏi khối lượng riêng của chất làm quả cần là bao nhiêu ? Câu 10 : Một vật khối lượng riêng 400kg/m3 thả trong cốc nước có khối lượng riêng 1000kg/m3 . Hỏi vật chìm bao nhiêu phần trăm thể tích của nó trong nước ? Câu 11*: Một quả cầu đặc bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng 1,458N. Hỏi phải khoét lõi quả cầu một phần có thể tích bao nhiêu để khi thả vào nước quả cầu nằm lơ lửng trong nước? Biết dnhôm = 27 Khi quả cầu lơ lửng lực đẩy Ác si mét tác dụng lên quả 000N/m3, dnước =10 000N/m3. Câu 11*: Giải: Thể tích của quả cầu là: V = P/d = 1,458/27000m3cầu là: FA = dn.V = 10000.1,458/27000 N = 0,54N Cần khoét đi một phần ở trong quả cầu sao cho trọng lượng còn lại là P’ = FA = 0,54N Thể tích còn lại của quả cầu là: V’ = P’/d = 0,54/27000m3 V1 d1 V2 Thể tích cần phải khoét : V1 = V – V’ = 1,458/27000m3 – 0,54/27000m3 = 0,918/27000m3 Câu 12*: Một quả cầu bằng kim loại có khối lượng riêng là 7500kg/m3 nổi trên mặt nước, tâm quả cầu nằm trên cùng mặt phẳng với mặt thoáng của nước. Quả cầu có một phần rỗng có thể tích là 1dm3. Tính trọng lượng của quả cầu.(Cho khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3) * HD giải: 1. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong nước là: FAnước = dnước.Vsắt = 10 000.0,002 = 20N - Lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong rượu là: FArượu = drượu.Vsắt = 8000.0,002 = 16N - Lực đẩy Acsimet không thay đổi khi nhúng vật ở những độ sâu khác nhau, vì lực đẩy Acsmet chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 2. Ta có: P = dv.V; FA = dl.V - Vật chìm xuống khi: FA dl < dv - Vật lơ lửng khi: FA = P hay dl.V = dv.V dl = dv - Vật chìm xuống khi: FA > P hay dl.V > dv.V dl > dv VII. CÔNG CƠ HỌC – ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG – CÔNG SUẤT 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN a. Công cơ học: - Khi có một lực tác dụng vào vật và làm cho vật dịch chuyển thì lực này sinh công A = F.s -> Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng F và quãng đường dịch chuyển s. Khi F = 1N, s = 1m thì A = 1N.1m = 1Nm, Đơn vị tính công là Jun(J) (1J = 1Nm) b. Định luật về công - Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. c. Công suất. - Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công, được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. - Công thức tính công suất: - Đơn vị công suất: Nếu A đo bằng J, t đo bằng s thì = 1J/s (jun trên giây) Đơn vị công suất J/s gọi là oát(W) 1W = 1J/s; 1kW = 1000W; 1MW = 1000kW = 1000 000W 2. BÀI TẬP. a. Bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Trong các công thức dưới đây, Công thức không dùng để tính công cơ học là A. A = P.t (P là công suất, t: thời gian thực hiện công) B. A = F.s (Lực tác dụng lên vật, quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác dụng) C. A = F.v (Lực tác dụng lên vật, vận tốc chuyển động của vật) D. A = F/s (Lực tác dụng lên vật, quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác dụng) Câu 2. Khi sử dụng các máy cơ đơn giản nếu A. được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi và được lợi hai lần về công. B. được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về công. C. được lợi bao nhiêu lần về đường đi thì được lợi bấy nhiêu lần về công. D. được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi không cho lợi về công. Câu 3. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết A. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. B. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó C. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó D. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó Câu 4. Công suất không có đơn vị đo là A. Oát (W) B. Jun trên giây (J/s) C. Kilô oát (KW) D. Kilô Jun (KJ) Câu 5. Một công nhân khuân vác trong 2 giờ chuyển được 48 thùng hàng từ ô tô vào trong kho hàng, biết rằng để chuyển mỗi thùng hàng từ ô tô vào kho hàng phải tốn một công là 15000J. Công suất của người công nhân đó là A. 100W B. 7500W C. 312,5 W D. 24W Câu 1. Công suất được xác định bằng A. lực tác dụng trong một giây. B. công thức P = A.t. C. công thực hiện được trong một giây D. công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một mét Câu 6. Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 1800kg lên cao 6m trong thời gian 1 phút. Công suất của cần cẩu là: A. 1800W. B. 10800W. C. 108000W. D. 180W. b. Bài tập tự luận 1. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2 500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này. 2. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ. Tính vận tốc của xe. 3. Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? * HD giải: 1. Thùng hàng có khối lượng là 2 500kg nên có trọng lượng là 25 000N. Công thực hiện được khi nâng thùng hàng lên độ cao 12m là: A = F.s = P.s = 25 000.12 = 300 000J = 300kJ. 2. Quãng đường xe đi được do lực kéo của con ngựa: s = Vận tốc chuyển động của xe là: v = 3. Kéo một vật nặng lên cao nhờ ròng rọc động thì được lợi hai lần về lực nhưng lại thiệt hai lần về đường đi. Vật được nâng lên cao 7m thì đầu dây tự do phải kéo đi một đoạn bằng 14m. Công do người công nhân thực hiện được là: A = F.s = 160.14 = 2 240J * Bài tập ví dụ: Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ng ăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. *HD giải: Trọng lượng của 1m3 nước là 10 000N. Trong thời gian t = 1ph = 60s, có 120m3 nước rơi từ độ cao h = 25m xuống dưới, thực hiện một công là: A = F.s = P.s = 120.10 000.25 = 30 000 000J Công suất của dòng nước: P = B. BÀI TẬP - Xem lại tất cả các bài tập trong SGK, SBT.

File đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP L8.doc