Đề cương ôn tập môn Vật Lý Lớp 10 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Phước

1. Xung lượng của lực

Khi một lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian Dt thì tích Dt được gọi là xung lượng của lực trong khoảng thời gian Dt ấy; với giả thiết lực không đổi trong khoảng thời gian tác dụng Dt. Đơn vị của xung lượng của lực là N.s.

2. Động lượng

Động lượng của vật là một véc tơ cùng hướng với vận tốc và được xác định bởi công thức = m . Đơn vị động lượng là kg.m/s.

 Mối liên hệ giữa động lượng và xung lượng của lực: - = Dt hay = Dt

+ Hệ cô lập (hệ kín)

 Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau.

+ Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Vật Lý Lớp 10 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Xắc) Từ phương trình , ta thấy khi p1 = p2 thì => = hằng số. Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định,thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. + Đường đẳng áp 7. Độ biến thiên nội năng Trong nhiệt động lực học người ta không quan tâm đến nội năng của vật mà quan tâm đến độ biến thiên nội năng DU của vật, nghĩa là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi trong một quá trình. + Các cách làm thay đổi nội năng Thực hiện công. Truyền nhiệt: Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng. DU = Q. Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay toả ra khi nhiệt độ thay đổi được tính theo công thức: Q = mcDt + Nguyên lí I nhiệt động lực học Độ biến thiên nọi năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: DU = A + Q Qui ước dấu: DU > 0: nội năng tăng; DU 0: hệ nhận công; A 0: hệ nhận nhiệt; Q < 0: hệ truyền nhiệt. 8. Chất rắn Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình + Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định. Tinh thể là cấu trúc bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. + Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn kết tinh có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẵng hướng. + Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẵng hướng. Sự nở vì nhiệt của vật rắn. + Độ nở dài của vật rắn tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ Dt và độ dài ban đầu l0 của vật đó: Dl = l – l0 = al0Dt. 9. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng + Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đương này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó: f = sl. Hệ số tỉ lệ s là hệ số căng bề mặt (suất căng bề mặt), đơn vị N/m. Giá trị của s phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất và nhiệt độ của chất lỏng: s giảm khi nhiệt độ tăng. + Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lỏm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt. 10. Sự chuyển thể của các chất + Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. + Nhiệt lượng Q cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy: Q = lm; l là nhiệt nóng chảy riêng; đơn vị J/kg. + Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở trên bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kỳ và luôn kèm theo sự ngưng tụ. + Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi. 11. Độ ẩm của không khí + Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) chứa trong 1 m3 không khí. Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bảo hòa, giá trị của nó tăng theo nhiệt độ. Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại là g/m3. + Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng một nhiệt độ: f = .100%. Độ ẩm tỉ đối f cũng có thể tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bảo hòa trong không khí ở cùng một nhiệt độ: f » .100%. Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao. + Có thể đô độ ẩm của không khí bằng các loại ẩm kế. B. BÀI TẬP Câu 1: Véc tơ động lượng là véc tơ: A. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc. B. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc bất kỳ. C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. Câu 2: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bao nhiêu? A. 1m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 2m/s Câu 3: Công là đại lượng: A. Vô hướng có thể âm, dương hoặc bằng không. B. Vô hướng có thể âm hoặc dương. C. Véc tơ có thể âm, dương hoặc bằng không. D. Véc tơ có thể âm hoặc dương. Câu 4: Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương ngang một góc 600. Khi vật di chuyển 2m trên sàn trong thời gian 4s thì công suất của lực là: A. 5 W B. 10 W C. 5..W D. 10W Câu 5: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa: A. Tăng gấp 2 lần. B. Không đổi. C. Tăng gấp 4 lần. D. Giảm 2 lần. Câu 6: Một vật được thả rơi từ độ cao h = 120m so với mặt đất. Độ cao mà vật có thế năng bằng ba lần động năng của nó là: A. 90m. B. 30m. C. 40m. D. 65m. Câu 7: Câu nào dưới đây là sai khi nói về thuyết động học phân tử chất khí? A. Kích thước của các phân tử rất lớn so với khoảng cách giữa chúng B. Chuyển động của các phân tử càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao C. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn và không ngừng. D. Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình Câu 8: Một lượng khí nhốt trong một xy lanh, cho píttông đi xuống một đoạn bằng chiều cao của xy lanh mà không làm thay đổi nhiệt độ của khí. Áp suất ban đầu của khí trong xy lanh là p1 thì áp suất p2 của khí sau đó là: A. p2 = p1 B. p2 = 4p1 C. p2 = p1 D. p2 = p1 Câu 9: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác – lơ. A. B. C. hằng số. D. p ~ t. Câu 10: Một bình cứng chứa một lượng khí xác định. Nếu tăng nhiệt độ của khí trong bình thêm 20oC thì áp suất trong bình tăng 1,08 lần. Nhiệt độ của khí trong bình trước khi tăng là: A. 250K B. 205K C. 2152,5K D. 3662,5K Câu 11: Câu nào sau đây nói về nội năng không đúng? A. Nội năng là nhiệt lượng. B. Nội năng là một dạng năng lượng. C. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, hoặc giảm đi. Câu 12: Người ta thực hiện một công 100J để nén khí trong xylanh. Biết rằng nội năng của khí tăng thêm 10J. Chọn kết luận đúng. A. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 90J. B. Khí truyền nhiệt là 110J. C. Khí nhận nhiệt là 90J. D. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 110J. Câu 13: Chất rắn nào dưới đây thuộc loại chất rắn vô định hình? A. Nhựa đường. B. Băng phiến. C. Kim loại. D. Hợp kim Câu 14: Khi vật rắn kim loại bị nung nóng thì khối lượng riêng của vật tăng hay giảm? Tại sao? A. Giảm, vì khối lượng của vật không đổi nhưng thế tích của vật tăng. B. Tăng, vì thể tích của vật không đổi nhưng khối lượng của vật giảm. C. Tăng, vì thể tích của vật tăng chậm còn khối lượng của vật tăng nhanh hơn. D. Giảm, vì khối lương của vật tăng chậm còn thế tích của vật tăng nhanh hơn. Câu 15: Hệ số nở dài của nhôm la 24,5.10-6 K-1. Một thanh nhôm khi nhiệt độ tăng từ 25oC đến 105oC thì chiều dài của nó tăng thêm 9,8cm. Chiều dài của thanh nhôm ở 0oC là: A. 49,97 m B. 50 m C. 49,79 m D. 49 m Câu 16: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg và nhiệt dung riêng của nước 4180J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 500g nước ở 25oC chuyển thành hơi ở 100oC là: A. 1306,75 kJ B. 1150 kJ C. 156,75 kJ D. 130675 J Câu 17: Một vòng dây kim loại có đường kính 10cm được dìm nằm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng mặt ngoài là 11,5.10-3 N. Hệ số căng mặt ngoài của dầu trong chậu có giá trị nào sau đây: A. 18,3.10-3 N/m B. 18,3.10-4 N/m C. 18.10-5N/m D. 13,8.10-3 N/m Câu 18: Câu nào dưới đây là sai khi nói về áp suất hơi bão hoà? A. áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào thể tích của hơi. B. áp suất hơi bão hoà của một chất đã cho phụ thuộc vào nhiệt độ. C. áp suất hơi bão hoà ở một nhiệt độ đã cho phụ thuộc vào bản chất chất lỏng. D. áp suất hơi bão hoà không tuân theo định luật Bôilơ - Mariốt . Câu 19: Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường: A. Thế năng trọng trường là đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc bằng không B. Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật C. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz D. Khi tính thế năng trọng tường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng Câu 20: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 270C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ tăng đến 600C. Áp suất khí đã tăng bao nhiêu lần: A. 2,78 B. 3,2 C. 2,24 D. 2,85 Câu 21: Khi áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối của không khí sẽ A. tăng, vì khi đó lượng hơi nước có trong 1 m3 không khí sẽ tăng. B. tăng, vì khi đó động năng của các phân tử hơi nước trong không khí sẽ tăng. C. không đổi, vì khi đó lượng hơi nươc có trong 1 m3 không khí hầu như không đổi. D. giảm, vì khi đó động năng của các phân tử hơi nước trong không khí sẽ giảm. Câu 22: Trong 1m3 không khí ở 250C có 16,1g hơi nước. Biết rằng ở nhịêt độ đó khối lượng riêng hơi nước bão hoà là 23g/m3. Hãy xác định độ ẩm tỉ đối của không khí: A. f = 70%. B. f = 12,8%. C. f = 25,6%. D. f = 100%. Câu 23: Một bình chứa khí oxi dung tích 10 lít ở áp suất 250kPa và nhiệt độ 260C. Khối lượng khí oxi trong bình là: A. 32,2g B. 25,8g C. 12,6g D. 22,4 g Câu 24: Nếu ngoài trọng lực và lực đàn hồi, vật còn chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát thì cơ năng của hệ có được bảo toàn không? Khi đó công của lực cản, lực ma sát bằng A. không; độ biến thiên cơ năng. B. có; độ biến thiên cơ năng. C. có; hằng số. D. không; hằng số. Câu 25: Một dây thép có tiết diện 0,4cm2 có suất Iâng E = 2.1011 Pa. Khi kéo dây bằng một lực 2000N thì dây giãn ra 2mm. Chiều dài ban đầu của dây là: A. 4m B. 2m C. 6m D. 8m --

File đính kèm:

  • docLI 10-HK2.doc
Giáo án liên quan