1) Nêu nội dung – nghệ thuật 1 văn bản đã học?
2) Nêu đặc điểm của truyện?
- Là thể loại văn xuôi, tự sự có nhân vật k/c (bày tỏ thái độ qua lời kể).
- Dựa vào sự tưởng tượng hư cấu, sáng tạo trên cơ sở cuộc sống thực mà quan sát, tìm hiểu theo cảm nhận, đánh giá của tác giả.
- Có nhân vật – cốt truyện.
3) Tóm tắt đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài?
- Dế Mèn nhờ ăn uống điều độ nên đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, khoẻ mạnh. Dế Mèn thường khinh miệt Dế Choắt, cà khịa với bà con trong xóm. Một hôm, Dế Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc làm chị nổi giận và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Trước khi tắt thở, Dế Choắt khuyên Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào thân”. Dế Mèn rất hối hận nên chôn cất bạn tử tế và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
4) Qua sự việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?
Trước cái chết thảm thương của Dế Choắt, Dế Mèn ân hận về lỗi của mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên. Bài học ấy được nói lên qua lời khuyên của Dế Choắt: “. ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà chẳng biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân đấy”.
5) Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô- đê?
- Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc, là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của văn hóa của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không có một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình.
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn có sử dụng các kiểu câu đã học.
4. Xác định thành phần chính và thành phần phụ trong câu.
*Lưu ý : xem lại tất cả các bài tập trong Sgk của các bài học.
PhÇn 3: TËp Lµm V¨n
Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người.
Dàn bài chung về văn tả cảnh
Dàn bài chung về văn tả người
1.Mở bài
Giới thiệu cảnh được tả : Cảnh gì ? Ở đâu ? Lý do tiếp xúc với cảnh ? Ấn tượng chung ?
Giới thiệu người định tả : Tả ai ? Người được tả có quan hệ gì với em ? Ấn tượng chung ?
2. Thân bài
a. Bao quát : Vị trí ? Chiều cao hoặc diện tích ? Hướng của cảnh ? Cảnh vật xung quanh ?
b. Tả chi tiết : ( Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)
* Từ bên ngoài vào ( từ xa) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?...
* Đi vào bên trong ( gần hơn) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?...
* Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy ( rất gần) : Cảnh nổi bật ? Từ ngữ hình ảnh miêu tả...
a. Ngoại hình : Tuổi tác ? Tầm vóc ? Dáng người ? Khuôn mặt ? Mái tóc ? Mắt ? Mũi ? Miệng ? Làn da ? Trang phục ?...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
b. Tả chi tiết : ( Tùy từng người mà tả cho phù hợp)
* Nghề nghiệp, việc làm ( Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé : Học, chơi đùa, nói năng...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
* Sở thích, sự đam mê : Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
* Tính tình : Tình yêu thương với những người xung quanh : Biểu hiện ? Lời nói ? Cử chỉ ? Hành động ?( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
3. Kết bài
Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc; Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân ?...
Tình cảm chung về người em đã tả ? Yêu thích, tự hào, ước nguyện ?...
* Chú ý:
Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài theo dàn ý đã lập, tuyệt đối không được viết sơ sài, lộn xộn.
MỘT SỐ ĐỀ TẬP LÀM VĂN VÀ DÀN Ý (THAM KHẢO )
Đề 1: Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về.
Gợi ý:
1. Mở bài:
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc.
- Thấy hoa đào nở là thấy xuân về.
- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
2. Thân bài:
a) Cây đào nhìn từ xa:
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.
- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
- Khi có mưa xuân, càn cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây nư một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
b) Cây đào nhìn cận cảnh:
- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
- Càn đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
- Nhuỵ hoa vàng tươi.
- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
3. Kết bài:
- Em rất yêu cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.
Đề 2: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn mt trận bão lụt khủng khiếp đó.
Gợi ý:
1. Mở bài:
- Nhiều lần nhìn thấy cảnh lũ lụt tên ti vi, em rất thương cho đồng bào lũ lụt.
- Nhưng phải sống những ngày ở Hà Nội, em mới thấm thía thế nào là sống chung với lũ.
2. Thân bài:
- Mấy ngày ở Hà Nội trời mưa tầm tã.
- Sau một đêm mưa to, sáng ra thấy trước ngõ nhà mình ngập trắng nước.
- Đi ra ngoài mới thấy những con đường xung quanh nhà mình trở thành những dòng sông.
- Mặt hồ Ngọc Khánh trước nhà nước dâng lên cao khiến ko thể phân biệt dc mặt hồ và mặt đường.
- Những dòng xe cộ bị nước chặn lại gây ra ách tắc giao thông.
- Xe chết máy nằm la liệt khắp đường.
- Nhiều người phải dắt xe máy lội bì bõm trong nước.
- Nước tràn vào nhà, các trường cũng phải nghỉ học.
- Mọi gia đình o yen trong nhà ko đi ra ngoài.
- Xem trên ti vi thấy các con đường ngập chìm trong nước.
- Các chú bộ đội xuất hiện trợ giúp nhân dân trong việc đi lại và cứu trợ những khu vực bị nước chia cắt.
- Lũ học trò chúng em được nghỉ học ban đầu thấy thích thú.Sau mấy ngày thì buồn chán và sợ hãi do những tin xấu mà trận lũ mang đến.
3. Kết bài:
- Sống trong lũ ở Hà Nội em càng cảm thông ơn với những người năm nào cũng phải sống chung với lũ.
- Em mong những ai được sống bình yên hãy chia sẻ giúp đỡ nnieefu hơn cho đồng bào vùng lũ lụt.
Đề 3: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,...)
Gợi ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về người mà mình sẽ tả (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,).
2. Thân bài:
- Tả chi tiết chân dung của người đó.
+ Hình dáng
+ Khuôn mặt
+ Nước da
.
- Có thể tả lại người đó trong một hoạt động nào đó mà em thích.
3. Kết bài:
- Em thích nhất đặc điểm gì ở người đó?
- Tình cảm của em với người đó thế nào?
Đề 4: Hãy mt hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau:
- Lúc em ốm.
- Khi em mắc lỗi.
- Khi em làm được một việc tốt.
Gợi ý:
Dàn ý khái quát cho cả ba trường hợp như sau:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt người đọc vào tình huống (lúc em ốm, khi em mắc lỗi,).
- Cảm nhận chung của em về hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.
2. Thân bài:
- Miêu tả lại chân dung của mẹ hoặc cha lúc ấy.
+ Vẻ mặt
+ Dáng điệu
+ Lời nói
+ Hành động
- Tả lại thái độ, cách ứng xử của mẹ hoặc cha lúc ấy (lo lắng, yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, giận dữ,).
3. Kết bài:
- Qua những lần như thế, em cảm nhận đước thêm những điều gì về cha hoặc mẹ.
- Tự đó em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân.
Đề 5: Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.
Gợi ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.
2. Thân bài:
- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.
+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,).
+ Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp...
- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.
+ Chú ý mt đôi tay.
+ Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối...
- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).
- Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây...
- Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?
- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?
3. Kết bài:
- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có ngợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?
- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,).
Đề 6: Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một người lực sĩ đang cử tạ. Hãy mt lại hình ảnh ấy.
Gợi ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu cho người đọc biết, em đã được chứng kiến cảnh người lực sĩ đang cử tạ ở đâu? (chứng kiến trực tiếp hay xem trên vô tuyến, trên phim ảnh, báo chí, sách vở,).
2. Thân bài:
- Miêu tả lại chân dung của người đó khi bước ra sân khấu.
+ Khuôn mặt ra sao?
+ Thân hình như thế nào? (ước chừng về chiều cao, cân nặng,).
. Người: lực lưỡng, to khỏe, cao lớn (phần lớn nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ).
. Ngực nở, bóng loáng hay bóng bẩy vì sức khỏe trai tráng.
. Màu da thường ngăm ngăm hoặc đen luôn.
. Tóc thì thường được lực sĩ để ngắn nhưng nhìn chung là các lực sĩ đều để kiểu tóc rất ngắn như kiểu đầu đinh.
- Đặc biệt chú ý miêu tả những cơ bắp cuồn cuộn, chắc nịch, nổi những đường gân tay.
- Khuôn mặt thường tròn, xương xương, toát lên sự tự tin.
- Miêu tả hành động của người lực sĩ khi nâng tạ.
+ Động tác chuẩn bị như thế nào?
+ Lúc nâng tạ, người lực sĩ đã gắng sức ra sao?
+ Lúc thả quả tạ nặng đó xuống mặt đất, người lực sĩ vẫn thể hiện được sự dũng mãnh như thế nào?
3. Kết bài:
- Hình ảnh người lực sĩ gợi cho em sự thích thú và thán phục như thế nào?
- Từ đó em rút ra được bài học gì về vai trò của sức khoẻ và quá trình rèn luyện sức khoẻ.
Đề 7: Trời đang nắng bỗng đổ trận mưa rào. Hãy tả lại trận mưa đó.
1.Mở bài: Thời gian hoàn cảnh, thời gian đổ cơn mưa rào.
2. Thân bài: Tả cơn mưa theo trình tự
* Quang cảnh trước khi mưa
- Khí trời, cảnh vật, con người khi chưa có cơn mưa.
- Dấu hiệu báo cơn mưa đến: mây, bầu trời, sấm chớp, gió, loài vật, ..
* Khi cơn mưa đến: tả chi tiết cơn mưa từ nhỏ đến lớn:
- Hạt nưa to và thưa
- Mưa như trút nước, sấm chớp vang trời
- Mưa càng to gió cáng lơn, câu cối nghiêng ngã
- Con người trú mưa hai bên đường
- Các loài vật tìm chỗ trú mưa..
* Quang cảnh sau cơn mưa
- Mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn, bầu trời trong xanh trở lại
- Mọi người tiếp tục công việc của mình, cây cối hả hê.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cơn mưa rào.
Đề 8: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em.
1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên)
Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật.
2. Thân bài: Dựa vào truyện cổ tích để tả:
Ngoại hình:
+ Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo.
+ Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.
+ Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô
+ Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,
+ Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào,
Việc làm và tính cách: hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh...
+ Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian.
+ Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.
+ Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.
+ Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.
+ Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh.
3. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian.
*Lưu ý : xem lại tất cả các đề TLV của chuyên đề và các đề đã kiểm tra
Luyện tập cách viết đơn và nắm chắc đặc điểm của đơn
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Nguyễn Thị Tuyên – Trường THCS TT Vị Xuyên – Hà Giang)
File đính kèm:
- de cuong on tap hk 2.doc