A. Kiến thức cơ bản:
I – KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN 1975:
1/. Trình bày vài nét về hoàn cảnh lịch sử XH, văn hoá của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
- Nền văn học của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Chính đường lối văn nghệ của Đảng là nhân tố có tính chất quyết định để tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chưc và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.
- Từ năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta diễn ra nhiều biến cố, sự kiện lớn lao (Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ).
- Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, còn giới hạn trong một số nước – Liên Xô, Trung Quốc.
2/. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975:
a. Giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 -1954):
- Chủ đề bao trùm nền văn học trong những ngày đầu đất nước giành được độc lập là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến (“Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt” - Tố Hữu ; “Hội nghị non sông”, “Ngọn quốc kì” - Xuân Diệu ).
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm lạc quan cách mạng; tình yêu quê hương đất nước. Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Truyện, kí: “Đôi mắt” (Nam Cao), “Xung kích” (Nguyễn Đình Thi), “Truyện Tây Bắc” (Tô Hoài).
+ Thơ: “Cảnh khuya”, “Cảnh rừng Việt Bắc” (Hồ Chí Minh), “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm), “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi), “Việt Bắc” (Tố Hữu).
+ Kịch: “Bắc Sơn”, “Những người ở lại” (Nguyễn Huy Tưởng), “Chị Hòa” (Học Phi).
+ Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học đạt được một số thành tựu (“Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam”- Trường Chinh, “Nhận đường” – Nguyễn Đình Thi ).
b. Giai đoạn đầu xây dựng hoà bình, CNXH (1955-1964):
- Văn xuôi với nhiều đề tài, bao quát được nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống:
+ Kháng chiến chống Pháp: “Đất nước đứng lên” (Nguyên Ngọc), “Trước giờ nổ súng” (Lê Khâm).
+ Cuộc sống trước cách mạng tháng Tám 1945: “Vợ nhặt” (Kim Lân), “Cửa biển” (Nguyên Hồng).
140 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 12 - Học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rạng co người sống giả không giám và không được sống bằng cuộc sống chính mình. Đó là nguyên nhân đẩy con người đến chỗ tha hoá bởi vòng danh lợi.
3. Thái độ và hành động của bản thân.
- Đối với XH: phê phán lên án những lối sống cực đoan hoặc quá coi trọng vật chất, hoặc lười biếng không tưởng, phải đấu tranh chống lại lối sống giả tạo lừa đảo, những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống.
- Đối với bản thân: luôn đấu tranh với chính bản thân của mình để khắc phục những hạn chế tự hoàn thiện nhân cách của mình.
III. KB
- Được sống đúng mình, sống toàn vẹn với những giá trị vốn có của mình mới thực sự đáng quý.
- Sự sống thực sự có ý nghĩa khi con người sống tự nhiên hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.
- Con người phải tự đấu tranh để hoàn thiện nhân cách và giá trị tinh thần cao quý.
Đề 24: Qua câu chuyện về người đàn bà hàng chài trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh chị có suy nghĩ gì về nạn bạo hành trong gia đình những vùng quê nghèo hiện nay.
I- MB :
Ai đã đọc tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu hẳn không thể nào quên được hình ảnh người phụ nữ làng chài tảo tần, chịu nhiều sương gió, cực khổ. Vì những gánh nặng của cuộc sống, vì tình thương dành cho con cái, vì khát khao hạnh phúc mà người đàn bà đó phải chịu cảnh sống bị đánh đập tàn nhẫn, số phận thật trớ trêu và đầy nghịch lí. Trong xã hội hiện đại ngày nay, dù đã khác và tiến bộ rất nhiều hơn trước đây nhưng nạn bạo hành trong gia đình vẫn xảy ra và làm nhức nhối trong dư luận.
II- TB :
Bạo hành trong gia đình ám chỉ tới rất nhiều rất nhiều kiểu ngược đãi mà một thành viên trong gia đình, một người sống chung trong hộ gia đình đối với các thành viên khác trong gia đình. Nó làm ảnh hưởng đến con người về mặt vật chất lẫn tinh thần. Những hành động dã man đó là sự kiểu đối xử mất hết tính người và tình người và có thể xem như một tệ nạn xã hội phải loại trừ. Nó xâm phạm đến quyền con người của các thành viên khác, những hành động đó không thể tha thứ.
Các nạn nhân của nạn bạo hành thường là phụ nữ, người già và trẻ em, người tàn tật những người yếu đuối và đôi khi phải sống phụ thuộc vào người đàn ông, trụ cột của gia đình. Họ không thể tự lực để sống một cuộc sống riêng vì như ta đã biết dù có phát triển hơn thì trình độ học tập của dân ta hiện nay cũng chưa thể nói là cao, phần đông lao động là người chưa học quá lớp 9, để có thể kiếm cái ăn họ phải làm thuê, làm mướn, và cũng vì lẽ đó mà những người yếu đuối kia luôn bị lệ thuộc vào những kẻ có “trái tim sắt đá”. Họ luôn phải dựa vào sức lao động của người khác để có thể tồn tại. Từ mối quan hệ không thể tách rời đó đã tạo nên gánh nặng mưu sinh, gây đè nặng tâm lí và luôn tạo ra sự căng thẳng trong các mối quan hệ trong gia đình, đó cũng là khởi nguồn cơ bản của nạn bạo hành trong gia đình.
Điều thứ hai ta có thể thấy là ở cơ chế thị trường của xã hội hiện nay, người ta coi trọng đồng tiền hơn bất cứ thứ gì, “có tiền mua tiên cũng được”. Dường như câu nói đó ngày càng in sâu vào nhận thức của mỗi người. Trong tâm trí họ lúc nào cũng chỉ nghĩ đến một mục đích duy nhất là làm sao có tiền, có thật nhiều tiền để sống thật sung sướng và hạnh phúc. Họ làm tất cả mọi việc để có được tiền và bất kì hành động nào cũng nhằm đạt được nhu cầu thỏa mãn vật chất.
Cũng từ đó đã tạo nên bao sự dở khóc dở cười cho những người xung quanh họ, một khi con người ta đã đánh mất chính mình, quên đi những tình cảm của người thân xung quanh và mê muội vì một thứ có mãnh lực có thể giết chết cả con người thì tất cả với họ chỉ là con số không. Khi không đạt được mục đích của mình họ đâm ra cáu gắt, tức giận và đổ lỗi cho người thân của mình, và rồi là những hành vi đối xử ngược đãi bạo tàn.
Lí do thứ ba của tệ nạn này ở sự tha hóa về đạo đức, lối sống, sự suy đồi trong nhận thức và suy nghĩ của một số người. Họ quên đi những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, bị lấn át và cám dỗ trước những thứ xa hoa, phù phiếm, lối sống lai căng chiếm mất con người họ và làm họ đánh mất đi trá trị của bản thân mình. Tình trạng này hiện nay rất thường thấy, nó không còn hiếm hoi mà dường như ở nơi nào ta cũng gặp. Vì họ không còn đạo đức, không còn tính người nên tất cả những hành động sai trái và mang tính bạo lực với họ chỉ là chuyện thường, họ sẽ không thể dừng lại, không thức tỉnh bởi họ có còn cái gọi là lương tâm đâu khi đạo đức đã bị chôn vùi mà không để lại dấu tích.
Và như đã nói, trình độ dân trí của nước ta hiện nay vẫn còn rất thấp. Vì vậy mà người dân không thể biết đến các quyền như quyền con người, bảo vệ con người và cả luật đối với nạn bạo hành trong gia đình. Đồng thời những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu vẫn luôn ngự trị trong nhận thức của họ, với tư tưởng người đàn ông là người duy nhất có quyền hành trong gia đình đã tác động lớn đến suy nghĩ và hành động của con người. Đó là nguyên nhân cơ bản thứ tư của nạn bạo hành trong gia đình.
Trong hoàn cảnh kinh tế của một nước đang phát triển, bên cạnh đời sống có phần nâng cao thì vẫn còn không ít những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân đặt biệt vùng quê nghèo khó và chính đều này làm nảy sinh nạn bạo hành trong gia đình. Trường hợp của chị Chị Trần Thị T (thôn Văn Hà, xã Gia Phương) lập gia đình năm 20 tuổi. Đã hơn 10 năm qua, chị chưa một ngày được hưởng hạnh phúc từ mái ấm đó. Chồng chị là kẻ nát rượu. Chị kể: “Anh ấy chỉ về nhà khi đã say mềm. Hôm sau anh ta lại đòi tiền đi uống rượu. Không đưa tiền thì anh ta đánh đập, chửi bới, đập phá nhà cửa. Nhà tôi cấy một mẫu ruộng, nhưng anh ta chẳng giúp được tí nào. “Bạc mặt” ở ngoài đồng, về nhà lại lăn vào làm việc nhà, nhiều lúc tôi không gượng nổi. Có hôm vừa thấy tôi đi làm về, anh ta đã lao vào đánh đấm túi bụi đến thâm tím mặt mày. Con cái anh ta cũng chẳng tha, đánh mẹ rồi quát đến con. Hai đứa con cứ nhìn thấy bố là khóc thét. Xấu hổ với xóm làng, nhiều lúc tôi muốn chết đi cho rảnh nợ, nhưng nghĩ thương con nên phải cố gắng sống. Số phận mình đã thế thì phải chịu thôi”. Hay Gần hai tháng nay, tại thôn Lương Quy, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh (Hà Nội), cụ Nguyễn Thị Lý, 83 tuổi và chị Oanh, con gái cụ phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Ngôi nhà nơi mẹ con cụ Lý đang ở đã bị hai con trai là anh Hùng và anh Dũng phá tường, dỡ mái. Bàn thờ gia tiên và chiếc giường ngủ hàng ngày của cụ Lý cũng bị đập phá tan tành... Những sự việc trên đã gây bức xúc trong dư luận xã hội, đó là những con sâu mọt phá hoại nề nếp và đi ngược với giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Những nạn bạo hành đó gây tác động xấu đến sự phát triển của xã hội, làm cho cuộc sống của xã hội ngày càng trở nên bất an, bởi lúc nào cũng có người bị đánh đập, hành hạ một cách rất dã man. Nó ảnh hưởng đến vấn đề tâm sinh lí của người bị hại, họ k thể sống như bao người bình thường khác mà lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, bị hành hạ và đè nặng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Làm cho cuộc sống xã hội bất an, phá vỡ nét đẹp truyền thống của dân tộc trong tình nghĩa, đánh mất những nét đẹp trong lối sống và đạo đức của dân tộc. Làm cho trật tự xã hội bị phá vỡ, cái luân thường đạo lí bị xem nhẹ. Hạnh phúc gia đình bị tan vỡ, tình cảm lục đục, cha con, vợ chồng, mẹ con những giá trị tình cảm đó dần mất đi và rồi khiến gia đình bị suy sụp. Rồi từ đó lại có bao mảnh đời bất hạnh, trẻ em lang thang vì không thể sống chung với gia đình lúc nào cũng bị hành hạ, người già neo đơn và thậm chí phải bỏ nhà ra đi vì sự lạnh nhạt của con cái, rồi gánh nặng xã hội lại đè nặng, bao nhiêu số phận kêu cứu. Sự rối loạn cũng một phần được bắt đầu từ đây.
III- KB :
Là một con người của xã hội hiện đại và phát triển, mỗi chúng ta không được phép khoanh tay đứng nhìn mà phải đấu tranh, lên án, phê phán những hành vi đó và quyết tâm loạii trừ chúng ra khỏi cuộc sống văn minh này. Mỗi công dân cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tuyên truyền và giáo dục người dân về luật pháp có liên quan đến bạo hành trong gia đình. Chúng ta cần dang tay giúp đỡ những nạn nhân của tệ nạn này. Điều quan trọng hơn cả là tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, k đi theo con đường xấu, biết làm chủ bản thân, tiếp thu và làm theo những tư tưởng tiến bộ. Dường như nhìn được thời cuộc, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra một vấn đề mà cả thời của ông lẫn thời nay đểu đang xảy ra. Truyện đã phản ánh phần nào về thực trạng nạn bạo hành diễn ra. Đó là một điều đau xót và là những cái nhọt của xã hội. Mỗi cá nhân cần có cách sống phù hợp và tiến bộ, có ý thức trách nhiệm để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và phát triển, sẽ không còn dòng chữ nào phải lên tiếng để đấu tranh cho quyền của con người và chống nạn bạo
hành trong xã hội.
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2011
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong đoạn cuối truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kỹ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
Câu 2. (3,0 điểm)
Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được đúng con đường cho mình.
Viết một đoạn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
II. Phần riêng – phần tự chọn (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Ngữ văn 12, Tập một, tr.88, NXB Giáo dục – 2009).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
(phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008)
File đính kèm:
- Tai lieu on tap TN Van 12 20132014.doc