Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Tiết 29: Đọc thêm: Đất nước - Nguyễn Đình Thi

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS

1. Kiến thức:

- Từ mùa thu hiện tại nhớ về mùa thu trong quá khứ.

- Niềm vui sướng tự hào được làm chủ đất nước và sức mạnh vùng lên của dân tộc.

- Thơ giàu nhạc điệu, nhiều tìm tòi, sáng tạo trong cách lựa chọn hình ảnh, từ ngữ.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại.

B. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN

1. Phương pháp:

 - Học sinh đọc kĩ bài thơ, tìm hiểu phần hướng dẫn học bài.

 - Giải đáp các câu hỏi SGK trên cơ sở phát vấn, thảo luận nhóm.

 2. Phương tiện: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

C. Tiến trình bài dạy :

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Tiết 29: Đọc thêm: Đất nước - Nguyễn Đình Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ: 10 Tiết thứ: ½ 29 Đọc thêm: ĐẤT NƯỚC Nguyễn Đình Thi A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS 1. Kiến thức: - Từ mùa thu hiện tại nhớ về mùa thu trong quá khứ. - Niềm vui sướng tự hào được làm chủ đất nước và sức mạnh vùng lên của dân tộc. - Thơ giàu nhạc điệu, nhiều tìm tòi, sáng tạo trong cách lựa chọn hình ảnh, từ ngữ. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại. B. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp: - Học sinh đọc kĩ bài thơ, tìm hiểu phần hướng dẫn học bài. - Giải đáp các câu hỏi SGK trên cơ sở phát vấn, thảo luận nhóm. 2. Phương tiện: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án... C. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu chung GV yêu cầu HS đọc phần tác giả SGK; GV giảng những nét cơ bản về tác giả Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ, tìm hiểu bố cục để nắm mạch cảm xúc của tác giả HS đọc bài thơ, xác định bố cục và nêu nhận xét về mạch cảm xúc * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu VB - Nêu câu hỏi cho HS thảo luận - Trong đoạn mở đầu, hình ảnh mùa thu Hà Nội hiện ra qua hoài niệm của nhà thơ có gì đặc sắc? -Nét đặc sắc trong nghệ thuật diễn tả của tác giả là gì?Hãy tìm và phân tích các chi tiết nghệ thuật đó? - Học sinh chỉ ra các chi tiết nghệ thuật. Phân tích hiệu quả biểu đạt của các chi tiết đó - Cảm nhận của em về cảnh sắc mùa thu trong đoạn thơ tiếp theo như thế nào, có gì khác về cảm xúc và cách diễn tả của tác giả? - HS làm việc cá nhân, trình bày cảm nhận qua việc hiểu các chi tiết ,từ ngữ, hình ảnh... ? Những suy tư và cảm nhận về đất nước của NKĐ về quê hương đất nước trong phần cuối bài. ? Nhận xét về độ dài ngắn của của câu thơ? Cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điệu Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết dựa theo phần ghi nhớ trong SGK I. Tìn hiểu chung: 1. Tác giả - Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho nhà thơ thời kì kháng chiến chống Pháp. - Đặc sắc trong sáng tác: + Tình cảm thiết tha về quê hương lam lũ đau thương. + Giọng điệu riêng, vừa tự do, phóng khoáng vừa hàm súc sâu lắng suy tư, có những tìm tòi theo xu hướng hiện đại về hình ảnh nhạc điệu. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: 1948-1955 - Đưa vào tập thơ “Người chiến sỹ” (1956) b. Bố cục: 2 Phần - Đoạn 1: Đất nước được cảm nhận qua mùa thu xưa và nay - Đoạn 2: Đất nước gian khổ, đau thương trong chiến đấu và vinh quang trong chiến thắng. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đất nước được cảm nhận qua mùa thu xưa và nay a. 7 câu đầu: Nhớ mùa thu Hà Nội - Khơi nguồn cảm xúc là những cảm giác được nảy sinh trong sáng của mùa thu hiện tại. + Hình ảnh “sáng mát trong”: mát, nhẹ nhàng, trong trẻo, êm dịu-> gợi nhớ thu HN. + Thời gian, không gian: Mang sắc màu, hương vị mùa thu “hương cốm”... - Cảnh vật và con người: + “Sớm chớm lạnh, xao xác heo may”-> nhạy cảm tinh tế. + “Người ra đi / đầu không ngoảnh lại -> thể hiện ý chí quyết tâm, dứt khoát nhưng lưu luyến và chan chứa nỗi niềm. => Từ ngữ, hình ảnh, chi tiết miêu tả gợi lên tất cả cái thần cái hồn của mùa thu Hà Nội và tâm trạng của những con người năm xưa: Đẹp một cách hiu hắt , vắng lặng, man mác nỗi buồn vấn vương.... b. Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc - Câu thơ 5 chữ “mùa thu nay khác rồi” -> Lời thơ ngắn gọn, chắc khoẻ nhằm khẳng định sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội, trong nhận thức của con người. - Các biện pháp nghệ thuật tu từ, ngôn ngữ thơ. + Đứng – vui – nghe : niềm vui, sự hân hoan phơi phới. + Nghệ thuật nhân hoá, lối nói ẩn dụ + Sự phối hợp thanh trắc thanh bằng =>Bức tranh thu đẹp, lấp lánh niềm vui sướng, tự hào. + Cụm từ “Nước chúng ta” – trang nghiêm, trang trọng. + Lặp từ “Những” – hình ảnh đất nước trù phú, mênh mông. + Từ láy “đêm đêm”, “rì rầm” + Lời thơ ngắn+ nhịp dài => sự liên tưởng về mỗi quan hệ giữa hiện tại và quá khứ => một mạch chảy không dứt về niềm tự hào đất nước: hào hứng, sơi nổi, tràn ngập niềm vui. => Con người được làm chủ, nhân vật trữ tình gắn bó với vận mệnh dân tộc, buồn vui của đất nước. 2. Những câu thơ còn lại : a. Đất nước trong đau thương : - Cánh đồng quê – chảy máu. - Dây thép gai – đâm nát trời chiều. - Bát cơm chan đầy nước mắt. - Đứa đè cổ – đứa lột da. => Sự đau thương của đất nước trong chiến tranh, nỗi đau xót vô hạn của nhà thơ => Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước, cái riêng trở thành một phần rộng lớn của đất nước. b. Đất nước anh dũng, bất khuất - Nghệ thuật tương phản: lòng dân >< súng đạn Bát cơm >< nước mắt - Nhịp thơ dồn dập sôi nổi => Sức mạnh quật khởi: Yêu nước, lòng căm thù, lạc quan CM => kiên cường, bất khuất. - Hình ảnh quật khởi: (khổ cuối ) + Hình thức thể hiện : thơ 6 chữ cô đúc, rắc rỏi. + Bút pháp nhân hoá, kết hợp với sự linh hoạt, nhuần nhị trong việc đưa thành ngữ “tức nước vỡ bờ” vào thơ. + Thủ pháp điện ảnh: dựng bối cảnh rộng => Tạo nên vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ đã khái quát được sức vươn dậy thần kỳ của dân tộc Việt Nam chúng ta. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật Thơ giàu nhạc điệu, hình ảnh, cảm xúc 2. Nội dung Từ mùa thu của thiên nhiên, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, tự hào của con người được làm chủ đất nước và khẳng định sức sống của dân tộc 4. Củng cố : - Niềm vui sướng tự hào được làm chủ đất nước và sức mạnh vùng lên của dân tộc. - Thơ giàu nhạc điệu, nhiều tìm tòi, sáng tạo trong cách lựa chọn hình ảnh, từ ngữ. 5. Dặn dò : * Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 29 Dat nuoc Nguyen Dinh Thi.doc