Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Hóa học Khối 10 Cơ bản (Năm học 2012-2013)

Hãy chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D.

1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. electron và proton. B. proton và nơtron. C. nơtron và electron. D. electron, proton và nơtron.

2. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

 A. electron và proton. B. proton và nơtron. C. nơtron và electron. D. electron, proton và nơtron.

3. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng

 A. số khối. B. số nơtron. C. số proton. D. số proton và số nơtron.

4. Kí hiệu nguyên tử cho ta biết những gì về nguyên tố hóa học X?

 A. Nguyên tử khối của nguyên tử. B. Chỉ biết số hiệu nguyên tử.

 C. Chỉ biết số khối của nguyên tử. D. Số hiệu nguyên tử và số khối.

5. Nguyên tố kali có 3 đồng vị bền chiếm 93,258%; chiếm 0,012% và chiếm 6,730%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố kali là

 A. 39,31. B. 39,13. C. 39,34. D. 39,43.

 

doc21 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Hóa học Khối 10 Cơ bản (Năm học 2012-2013), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. 93.Chất oxi hoá là chất A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. 94. Chọn phát biểu không hoàn toàn đúng. A. Sự oxi hóa là quá trình chất khử cho điện tử. B. Trong các hợp chất số oxi hóa H luôn là +1. C. Cacbon có nhiều mức oxi hóa (âm hoặc dương) khác nhau. D. Chất oxi hóa gặp chất khử chưa chắc đã xảy ra phản ứng. 95. Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều tạo thành A. chất oxi hóa yếu hơn so với ban đầu. B. chất khử yếu hơn so với chất đầu. C. chất oxi hóa (hoặc khử) mới yếu hơn. D. chất oxi hóa (mới) và chất khử (mới) yếu hơn. 96. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố. C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất. D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố 97. Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ? A. oxit phi kim và bazơ. B. oxit kim loại và axit. C. kim loại và phi kim. D. oxit kim loại và oxit phi kim. 98.Cho các hợp chất: NH, NO2, N2O, NO, N2. Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là A. N2 > NO > NO2 > N2O > NH. B. NO > N2O > NO2 > N2 > NH. C. NO > NO2 > N2O > N2 > NH. D. NO > NO2 > NH > N2 > N2O. 99. Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là A. -2, -1, -2, -0,5. B. -2, -1, +2, -0,5. C. -2, +1, +2, +0,5. D. -2, +1, -2, +0,5. 100. Cho các hợp chất: NH, NO2, N2O, NO, N2. Thứ tự tăng dần số oxi hóa của N là A. N2 < NO < NO2 < N2O < NH. B. NH< N2 < N2O < NO2 <NO C. NO < NO2 < N2O < N2 < NH. D. NO < NO2 < NH < N2 < N2O. II. TỰ LUẬN CHƯƠNG 1 Câu 1. Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron và số khối của các nguyên tử sau . Câu 2. Nguyên tử nguyên tố A, B, C, D, có số hiệu nguyên tử lần lượt là 16, 9, 17, 7. a. Xác định số hiệu nguyên tử, số proton, số e, số đơn vị điện tích hạt nhân của các nguyên tố A, B, C, D? b. Hãy viết cấu hình elctron của các nguyên tố đó. c. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố đó có bao nhiêu electron, những nguyên tử đó thuộc loại nguyên tố gì (nguyên tố s, p, d hay f)? d. Đó là nguyên tử của nguyên tố kim loại hay phi kim? Câu 3. Trong một nguyên tử X, tổng số các hạt: proton, nơtron và electron là 28. Biết rằng số nơtron bằng số proton cộng thêm một. a. Hãy cho biết số proton có trong nguyên tử và xác định X. b. Hãy cho biết số khối của hạt nhân. c. Viết cấu hình electron của nguyên tử và ion X- d. Hãy cho biết đó là nguyên tử của nguyên tố nào? Câu 4. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử một nguyên tố A là 52. Biết số hạt không mang điện bằng một nửa số hạt mang điện cộng thêm 1. Xác định A và vị trí của nó (số thứ tự, chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn? Câu 5. Tính nguyên tử khối trung bình () của các nguyên tố sau (xem nguyên tử khối trùng với số khối). Cho biết: a. Nguyên tố brom là hỗn hợp hai đồng vị hàm lượng 50,7%; hàm lượng 49,3% (so với tổng khối lượng của brom tự nhiên). b. Nguyên tố clo là hỗn hợp 2 đồng vị: có nguyên tử khối là 34,97; 37Cl có nguyên tử khối là 36,97. Biết rằng đồng vị chiếm 75,77%. c. Trong tự nhiên Brom có 2 đồng vị ( 54,5%) và ( 45,5%). Câu 6. Tính thành phần phần trăm mỗi đồng vị tồn tại trong tự nhiên ở các trường hợp: a. Liti tự nhiên có hai đồng vị: và . Biết rằng nguyên tử khối trung bình của Li tự nhiên là 6,94 đvC. (Xem nguyên tử khối trùng với số khối) b. Đồng có hai đồng vị là , khối lượng nguyên tử trung bình của đồng 63,54 đvC. c. Clo có hai đồng vị là , khối lượng nguyên tử trung bình của clo là 35,5 đvC. CHƯƠNG 2 VÀ CHƯƠNG 3 Câu 1. Hai nguyên tố X, Y cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng HTTH. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của chúng bằng 32. Xác định vị trí của X, Y (số thứ tự, chu kì, nhóm) và X, Y? So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử và tính chất hóa học của X và Y? Câu 2. Hai nguyên tố X, Y cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng HTTH. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của chúng bằng 24. Xác định vị trí của X, Y (số thứ tự, chu kì, nhóm) và X, Y? So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử và tính chất hóa học của X và Y? Câu 3. Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A, có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 26. Biết rằng A và B chỉ nằm ở chu kì nhỏ. Xác định vị trí của A, B (số thứ tự, chu kì, nhóm) ? So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử và tính chất hóa học của A và B ? Câu 4. A, B là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng HTTH. Tổng số hạt proton trong hạt nhân hai nguyên tử A, B là 17. Viết cấu hình e nguyên tử của A, B để suy ra vị trí của A, B? Xác định nguyên tố A, B. So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử và tính chất hóa học của A và B ? Câu 5. Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. a) Viết cấu hình e để xác định vị trí của hai nguyên tố A, B trong BTH ? b) So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử và tính chất hóa học của chúng ? Câu 6. X, Y, Z là 3 nguyên tố đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì ( ) của bảng tuần hoàn, có tổng số hiệu nguyên tử là 36. Hãy xác định X, Y, Z và vị trí của nó trong BHTTH? So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z ? Nêu tính chất hóa học của X? Vận dụng hoàn thành các phương trình phản ứng sau: X + O2 ……. X + ……. XOH + H2 X + ……. XCl Câu 7. Ba nguyên tố X, Y, Z đứng kế tiếp trong cùng một chu kì có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Hãy xác định vị trí các nguyên tố đó trong BHTTH ? Viết cấu hình electron nguyên tử và gọi tên ba nguyên tố đó? So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố X, Y, Z? Xác định hóa trị cao nhất của các nguyên tố trên trong hợp chất với oxi? Từ đó viết công thức oxit tương ứng của các hợp chất đó. Câu 8. Một nguyên tố  X có hợp chất với hidro có CTPT dạng XH3. Trong hợp chất oxit, có hóa trị cao nhất thì % khối lượng của X là 25,926%. a. Xác định tên nguyên tố này?     b. Viết công thức oxit và hidroxit của X, từ đó cho biết oxit và hidroxit này mang tính chất gì (axit hay bazơ hay lưỡng tính)? Câu 9. Oxit của một nguyên tố RO3 trong hợp chất của nó với hidro có 5,88% hidro về khối lượng. a. Xác định tên nguyên tố này? b. Viết công thức oxit và hidroxit của X, từ đó cho biết oxit và hidroxit này mang tính chất gì (axit hay bazơ hay lưỡng tính)? Câu 10. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3 % oxi về khối lượng. Tìm nguyên tố đó. a. Xác định tên nguyên tố này? b. Viết công thức oxit và hidroxit của X, từ đó cho biết oxit và hidroxit này mang tính chất gì (axit hay bazơ hay lưỡng tính)? Câu 11. Hòa tan hết a g Na trong nước, dung dịch thu được chiếm thể tích 500ml có nồng độ 0,1M. Viết phương trình phản ứng và xác định a? Câu 12. Cho 3,9 g kim loại K tác dụng với lượng nước dư. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính thể tích khí H2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn? Câu 13. Cho a g Na vào nước thu được 5,6 lít H2 (đktc). Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính a? Câu 14. Hòa tan hết a g K trong nước, dung dịch thu được chiếm thể tích 500ml có nồng độ 0,5M. Viết phương trình phản ứng xảy ra và xác định a? Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 1,08g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp vào nước, thu được 0,448lit H2 (đkc). Xác định hai kim loại và viết các phương trình phản ứng xảy ra? Câu 16. Trong số các chất sau đây: H2, HCl, H2O, Cl2, Br2, I2, NH3, H2S, PH3, CaO, F2, N2 CsF, NaCl, KBr, CH4 chất nào có liên kết ion, chất nào có liên kết cộng hóa trị? Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các hợp chất cộng hoá trị trên? Câu 17. Hãy cho biết số oxi hóa của clo trong các hợp chất sau: a. HCl, Cl2, Cl2O, Cl2O3, Cl2O5, Cl2O7. b. HClO3, HClO2, HClO Hãy cho biết số oxi hóa của Mn trong các hợp chất: Mn, MnO, MnCl4, KMnO4. Hãy cho biết số oxi hóa của S trong các hợp chất: H2S, SO2, H2SO4, , CHƯƠNG 4 Câu 1. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau (theo phuơng pháp thăng bằng electron) và chỉ rõ chất khử, chất oxi, quá trình khử, quá trình oxi hóa: a. Fe + H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O b. KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 c. KClO3 → KCl + O2 e. MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O f. Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O g. h. i. H2SO4 đặc nóng + HBr → Br2 + SO2 + H2O l. Zn + H2SO4 đặc nóng → ZnSO4 + H2S + H2O m. C + H2SO4đặc nóng → SO2 + CO2 + H2O o. Cu + H2SO4 đặc nóng → CuSO4+ SO2 + H2O p. Cl2 + NaBr → NaCl + Br2 d. Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe r. Cl2 + NaI → NaCl + I2 Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 2,4g kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 duy nhất (đktc). Tính giá trị của V? Câu 3. 1,84g hỗn hợp Cu và Fe hòa tan hết trong dung dịch HNO3 tạo thành 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Tính thành phần phần trăm khối lượng của Fe và Cu? Câu 4. Cho m gam Cu vào dung dịch HNO3 (loãng) dư thu được Cu(NO3)2 , H2O và 448 ml khí NO (đktc). a) Viết phương trình phản ứng xảy ra và cân bằng theo phuơng pháp thăng bằng electron? b) Hãy cho biết giá trị m là bao nhiêu? Câu 5. Cho 18,4 gam hỗn hợp Mg, Fe với dung dịch HNO3 đủ được 5,824 lít hỗn hợp khí NO, N2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp khí là 7,68 gam. Hãy tính thành phần phần trăm khối lượng Fe và Mg trong hỗn hợp ban đầu. HẾT! CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!

File đính kèm:

  • docde cuong ontap hoa10-CB.doc