Đề cương ôn tập Học kì II môn Hóa học 8

Câu 1. Đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 7 lít khí oxi. Sau phản ứng người ta thu được4,48 lít khí sunfurơ. Biết các khí ở đkc. Khối lượng lưu huỳnh đã cháy là:

 A. 6,5 g B. 6,8 g C. 7g D. 6.4 g

Câu 2. Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính axit. Khí nào sau đây gây nên tính axit đó?

 A. Cacbon đioxit B. Hiđro C. Nitơ D. Oxi

Câu 3. Đốt cháy 6,2 g photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đkc) tạo thành điphotpho pentaoxit.

 a) Chất nào còn dư, chất nào thiếu?

 A. Photpho còn dư, oxi thiếu B. Photpho còn thiếu, oxi dư

 C. Cả hai chất vừa đủ D. Tất cả đều sai

 b) Khối lượng chất tạo thành là bao nhiêu?

 A. 15,4 g B. 14,2 g C. 16 g D. Tất cả đều sai

Câu 4. Cho các oxit có công thức hoá học sau:

 1) SO2 ; 2) NO2 ; 3) Al2O3 ; 4) CO2 ; 5) N2O5 ; 6) Fe2O3 ; 7) CuO ; 8) P2O5 ; 9) CaO ; 10) SO3

 a) Những chất nào thuộc loại oxit axit?

 A. 1, 2, 3, 4, 8, 10 B. 1, 2, 4, 5, 8, 10 C. 1, 2, 4, 5, 7, 10 D. 2, 3, 6, 8, 9, 10

 b) Những chất nào thuộc loại oxit bazơ?

 E. 3, 6, 7, 9, 10 F. 3, 4, 5, 7, 9 G. 3, 6, 7, 9 H. Tất cả đều sai

 

doc5 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì II môn Hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Na3PO4, KHS, KHSO4 A4. KHSO4, NaCl, NH4Cl, NaHCO3 b) Muối axit là: B1. NaHCO3, Na2HPO4, KHS, Na3PO4, NH4Cl B2. KHS, Na2HPO4, NH4Cl, KHSO4, Ca(HCO3)2, NaHCO3 B3. KHS, Na2HPO4, NaH2PO4, Ca(HCO3)2, KHSO4, NaHCO3 B4. Tất cả đều sai Câu 22: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là: Số gam chất tan có thể tan trong 100 g dung môi để tạo thành dung dịch bão hoà. Số gam chất đó có thể tan trong 100 g dung dịch. Số gam chất đó có thể tan trong 100 g nước. Số gam chất đó có thể tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hoà. Câu 23: Nồng độ phần trăm của dung dịch là: Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch. B. Số gam chất tan trong 100 g dung dịch. C. Số gam chất tan trong 100 g dung môi. Câu 24: Nồng độ mol/l của dung dịch là: Số mol chất tan trong 1 lít dung môi. B. Số mol chất tan trong một thể tích dung dịch xác định. C. Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch. Câu 25: Hoà tan 7,18g muối NaCl vào 20g nước ở 200C thì được dd bão hoà. Độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là: A. 35g B. 35,9g C. 53,85g D. 71,8g Câu 26: Độ tan của KCl ở 400C là 40g. Số g KCl có trong 350 gam dd bão hoà ở nhiệt độ trên là: A. 150 g B. 100 g C. 90 g D. 50 g Câu 27: Muốn thêm nước vào 2 lít dd NaOH 1M để thu được dd có nồng độ 0,1M thì lượng nước phải thêm vào là: A. 20 lít B.16 lít C. 18 lít D. 22 lít Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp bột Fe và S có khối lượng m gam cần dùng hết 134,4 lít khí O2 (đkc) tạo thành chất rắn A và khí B. Biết tỉ lệ số mol mà O2 tác dụng với S so với số mol O2 tác dụng với Fe là 1: 2. a) Viết PTHH và gọi tên các sản phẩm tạo thành. b) Tính thành phần % về khối lượng các chất trong hỗn hợp Fe, S. c) Cho chất rắn A tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp tạo thành Fe. Hãy viết phương trình phản ứng và tính thể tích H2 (đkc) cần dùng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 29: Đốt cháy một hỗn hợp gồm H2 và cacbon oxit có khối lượng là 13,6 gam cần dùng hết 17,92 lít khí O2 (đkc). Biết rằng sản phẩm gồm CO2 và hơi nước. a) Viết phương trình hoá học b) Tính khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp đầu c) Tính thành phần % về thể tích của hỗn hợp đầu. Câu 30: Hoà tan 3,2 gam một oxit sắt FexOy nguyên chất cần 4,38 gam axit HCl. Xác định công thức của oxit sắt. Câu 31: Có 5 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại: Cu, Al, Mg. Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đkc) và một chất rắn. Đốt chất rắn trong không khí thu được 1,357 gam oxit màu đen. a) Giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng. b) Tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 32: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp Lưu huỳnh và Phôt pho trong bình chứa khí oxi dư thu được một chất khí có mùi hắc khó thở và 28,4 gam một chất bột màu trắng bám trên thành bình. a) Hãy cho biết công thức hoá học của chất bột, chất khí nói trên. b) Tính phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu biết trong hỗn hợp ban đầu có 20% tạp chất trơ không tham gia phản ứng và số phân tử chất dạng bột tạo thành gấp 2 lần số phân tử chất dạng khí. c) Tính số phân tử khí oxi đã tham gia phản ứng. Câu 33: Tính khối lượng kali pemanganat KMnO4 cần điều chế được lượng oxi đủ phản ứng cho 16,8 g sắt kim loại. Câu 34: Một loại đá gồm Al2O3, MgCO3 và CaCO3, trong đó lượng Al2O3 bằng 1/8 lượng hai muối cacbonat. Nung đá đó trên 10000C (Al2O3 không bị nhiệt phân) thì được chất rắn có khối lượng bằng 6/10 khối lượng đá ban đầu. Tính phần trăm về khối lượng của MgCO3 trong đá ban đầu. Câu 35: Một loại đá chứa 80% CaCO3, phần còn lại là tạp chất trơ. Nung đá vôi trên tới phản ứng hoàn toàn. Hỏi khối lượng của chất rắn thu được sau khi nung bằng bao nhiêu phần trăm khối lượng đá trước khi nung và tính phần trăm khối lượng CaO trong chất rắn sau khi nung. Câu 36: Khi phân huỷ bằng nhiệt 14,2 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 người ta thu được 6,6 g khí CO2. Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu. Câu 37: Khi nung hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Xác định phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu. Câu 38: Khi đốt cháy sắt trong khí oxi thu được oxit sắt từ Fe3O4. a) Tính số gam sắt và số gam oxi cần dùng để điều chế 2,32 g oxit sắt từ. b) Tính số gam kalipemanganat KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí oxi nói trên. Câu 39: Đốt cháy một hỗn hợp gồm H2 và cacbon oxit có khối lượng là 13,6 gam cần dùng hết 89,6 lít khí không khí (đkc). Biết rằng sản phẩm gồm CO2 và hơi nước. a) Viết phương trình hoá học b) Tính khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp đầu. Biết trong không khí oxi chiếm 20% thể tích. c) Tính thành phần % về thể tích của hỗn hợp đầu. Câu 40: a) Viết công thức hoá học và gọi tên các chất có chứa nguyên tố cacbon mà em đã được học ở chương trình lớp 8. b) Trong các chất đó chất nào gây ô nhiễm không khí? Nêu biện pháp chống ô nhiễm đó. Câu 41: Đốt cháy 42 g hỗn hợp gồm C và S. a) Tính thể tích hỗn hợp khí thu được biết rằng C chiếm 42,85 % hỗn hợp. b ) Tính thể tích không khí cần dùng (ở đktc ) để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn cacbon bằng một lượng khí oxi dư người ta thu được hỗn hợp khí gồm có khí cacbonic (CO2) và khí oxi dư. Xác định thành phần % theo khối lượng và thành phần % theo thể tích của khí oxi trong mỗi hỗn hợp sau : 0,3.1023 phân tử CO2 và 0,9.1023 phân tử oxi. Câu 43: Một bình kín có dung tích 1,4 lít chứa đầy không khí (đkc). Nếu muốn đốt cháy 2,5 g photpho trong bình, thì photpho có cháy hết không? Biết rằng không khí chứa 20% thể tích là oxi. Tính khối lượng chất tạo thành sau khi đốt. Câu 44: Cho 17,92 lít hiđrô (đkc) đi qua 25 gam bột Fe3O4 (chứa 7,2 % tạp chất trơ). - Hãy viết phương trình hoá học. - Tính khối lượng Fevà H2O thu được sau phản ứng. - Chất nào còn dư sau phản ứng? Khối lượng bao nhiêu? Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp bột Fe và S có khối lượng m gam cần dùng hết 134,4 lít khí O2 (đkc) tạo thành chất rắn A và khí B. Biết tỉ lệ số mol mà O2 tác dụng với S so với số mol O2 tác dụng với Fe là 1: 2. a) Viết PTHH và gọi tên các sản phẩm tạo thành. b) Tính thành phần % về khối lượng các chất trong hỗn hợp Fe, S. c) Cho chất rắn A tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp tạo thành Fe. Hãy viết phương trình phản ứng và tính thể tích H2 (đkc) cần dùng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 46: Cho 4,515.1023 phân tử Fe3O4 phản ứng hoàn toàn với H2. a) Tính số phân tử H2 cần dùng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. b) Tính lượng Fe tạo thành. c) Cho toàn bộ lượng Fe tạo thành tác dụng với H2SO4 loãng dư. Hãy tính thể tích H2 thu được (đkc) và so sánh với thể tích H2 cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 4,515.1023 phân tử Fe3O4. Câu 47: So sánh thể tích khí hiđro (đkc) thu được trong mỗi trường hợp sau: 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư; 0,1 mol Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. 0,2 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư; 0,2 mol Al tác dụng với dung dịch HCl dư. Câu 48: Dùng hiđro để khử hoàn toàn a gam Fe3O4 và thu được b gam Fe. Cho lượng sắt này tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 5,6 lít khí hiđro (đkc). Tính a và b. Câu 11: Cho lá sắt có khối lượng 50 g vào dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc lá sắt ra thì khối lượng lá sắt là 51 g. Tính số mol muối sắt tạo thành sau phản ứng, biết rằng tất cả đồng sinh ra bám trên bề mặt lá sắt. Câu 49: Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau phản ứng lấy lá nhôm ra thấy khối lượng dung dịch nhẹ đi 1,38g. Tính khối lượng nhôm đã phản ứng. Câu 50: Cho các chất sau: S, CaO, Na, P2O5, Al2O3, PbO, Fe2O3, C. a) - Chất nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường? - Chất nào tác dụng được với hiđro ở nhiệt độ thích hợp? - Chất nào tác dụng được với oxi ở nhiệt độ thường? ở nhiệt độ cao? b) Viết các phương trình hoá học đó. Câu 51: Cho 8,6g hỗn hợp Ca và CaO tác dụng với nước dư, thu được 1,68 lít khí hiđro (đkc). Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp. Làm thế nào biết được dung dịch sau phản ứng là axit hay bazơ? Câu 52: Cho hỗn hợp chứa 4,6g natri và 3,9g kali tác dụng với nước. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính thể tích khí hiđro thu được (đkc). c) Dung dịch sau phản ứng làm biến đổi giấy quì tím như thế nào? Câu 53: Dưới đây là một số nguyên tố hoá học: natri, đồng, photpho, magiê, nhôm, cacbon, lưu huỳnh. a) Viết công thức các oxit của những nguyên tố trên theo hoá trị cao nhất của chúng. b) Viết phản ứng của các oxit trên với nước (nếu có). c) Dung dịch nào sau phản ứng làm biến đổi giấy quì tím? Câu 54: Nếu cho 210kg vôi sống (CaO) tác dụng với nước, em hãy tính lượng Ca(OH)2 thu được theo lý thuyết. Biết rằng vôi sống có 10% tạp chất không tác dụng với nước. Câu 55: Viết công thức các axit hoặc bazơ tương ứng với các oxit sau: MgO, Al2O3, SO2, SiO2, SO3, CO2, P2O5, N2O5, Fe2O3. Câu 56: Cho các công thức hoá học sau: CaCO3, Na2SO3, Cu2O, Na2O, HCl, ZnSO4, Fe(OH)3, H3PO4, Ca(OH)2, Al(OH)3, CuOH, CO, NO, CO2, KHSO4, N2O5, Fe2O3, SO3, P2O5, HNO3, H2O, Fe(NO3)3, Fe2(SO4)3, Na3PO4, CaO, CuO, NaHCO3, FeO. Hãy gọi tên từng chất và cho biết mỗi chất thuộc loại nào? Câu 57: Người ta pha 40 g nước vào 80 g dd NaOH có nồng độ 30%. Tớnh nồng độ phần trăm của dd thu được. Câu 58: Hoà tan NaOH vào 200 g nước thu được dd có nồng độ 8%. Tớnh khối lượng NaOH cần dùng. Câu 59: Khối lượng riêng của dd KOH 12% là 1,1 g/ml. Nồng độ mol của dd KOH 12% là bao nhiờu: Câu 60: Cho 40 ml dd NaOH 1M vào 60 ml dd KOH 0,5M. Tớnh nồng độ mol của mỗi chất trong dd. Câu 61: Cho 160 ml dd H2SO4 40% có D = 1,31 g/ml. Tớnh số mol H2SO4 có trong dd. Câu 62: Độ tan của phân đạm 2 lá NH4NO3 ở 200C là 192 g. ở nhiệt độ này dd bão hoà NH4NO3 có C% là? Câu 63: Trong phòng thí nghiệm, một em học sinh đổ một lọ đựng 150 ml dung dịch HCl 10% có D là 1,047 g/ml vào lọ khác đựng 250 ml dung dịch HCl 2M được dd A. Theo em, dd A có nồng độ mol là?: Câu 64: Hoà tan 336 ml khí HCl (đkc) trong 200 ml nước. Biết thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. Tớnh nồng độ mol của dung dịch sau khi hoà tan.

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap mon Hoa hoc 8.doc
Giáo án liên quan