Dạy tiết ôn tập kì II Địa lí 9 theo phương pháp dạy học mới: phương pháp học theo hợp đồng

 Học theo hợp đồng là một hoạt động học tập trong đó mỗi học sinh được giao một hợp đồng trọn gói bao gồ các nhiệm vụ/bài tập bắt buộc và tự chọn khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Học sinh chủ động và độc lập quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/bài tập và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ/bài tập đó theo khả năng của mình.

 Trong học theo hợp đồng: Giáo viên là người thiết kế xây dựng các nhiệm vụ/bài tập trong hợp đồng, tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu hợp đồng, kí kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng theo năng lực, trình độ và nhịp độ học tập của mỗi cá nhân nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

Hợp đồng là một gói các nhiệm vụ thống nhất và khả thi giữa hai bên giáo viên và cá nhân học sinh, theo đó có cam kết của học sinh sẽ hoàn thành nhiệm vụ trong một khoảng thời gian xác định.

 Học theo hợp đồng là một hình thức tổ chức dạy học mang tính cá thể hóa, tạo điều kiện phân hóa trình độ của học sinh, khuyến khích học sinh phát triển tối đa năng lực học tập và tự kiểm soát, tự đánh giá kết quả học tập của mình. Phương pháp dạy học này khác với việc dạy học mang tính đồng loạt cho toàn thể lớp học, cho phép giáo viên có thể quản lí và kiểm soát, đánh giá được năng lực học tập của mỗi học sinh. Giáo viên có thể chắc chắn rằng mỗi học sinh đã kí kết hợp đồng tức là đã nhận một trách nhiệm rõ ràng và sẽ hoành thành các nhiệm vụ trong hợp đồng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy tiết ôn tập kì II Địa lí 9 theo phương pháp dạy học mới: phương pháp học theo hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được học ở cả học kì II, nếu giáo viên tổ chức ôn tập ở trên lớp không tốt sẽ dẫn đến tình trạng: học sinh thấy ngại học vì dung lượng kiến thức quá nhiều, sẽ không ôn hết được chương trình của học kì II trong thời gian 1 tiết trên lớp, giáo viên khó nắm bắt hết năng lực học tập của học sinh...vv. Phương pháp học theo hợp đồng là phương pháp dạy học hoàn toàn mới đối với cả học sinh và giáo viên. Nhưng qua nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp dạy học này tôi thấy học theo hợp đồng có nhiều yêu điểm và rất hiệu quả, đặc biệt áp dụng phương pháp này đối với tiết ôn tập: Nó cho phép phân hóa trình độ của học sinh, rèn luyện được khả năng làm việc độc lập của học sinh, cho phép học sinh được lựa chọn hợp đồng phù hợp với năng lực của mình từ đó phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh khá giỏi và tạo điều kiện để học sinh yếu có cơ hội phát triển, làm cho hoạt động học tập của học sinh được đa dạng, phong phú hơn và gây sự hứng thú của học sinh trong học tập. Chính vì lí do trên tôi đã áp dụng phương pháp học theo hợp đồng đối với tiết ôn tập môn địa lí 9-kì II, với kết quả: giờ dạy đạt hiệu quả cao, học sinh tích cực học tập với phương pháp mới này, đặc biệt những HS học yếu kém đã không còn tự ti mà cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. PHẦN II: NỘI DUNG DẠY TIẾT ÔN TẬP KÌ II ĐỊA LÍ 9 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỚI: PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO HỢP ĐỒNG. I. Mục tiêu bài học - Hệ thống hóa các kiến thức đã học về vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long và phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ môi trường biển đảo theo chuẩn kiến thức- kĩ năng. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tổng hợp, xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ, bản đồ, lược đồ, số liệu thống kê... - Giáo dục kĩ năng sống: giao tiếp, tư duy, làm chủ bản thân, tự nhận thức... - Có thái độ hợp tác, tích cực tham gia các hoạt động học tập - Hiểu rõ được khả năng của mình trong quá trình học tập II. Chuẩn bị: - Học sinh: giấy Ao, băng dính, kéo. - Giáo viên: máy vi tính, máy chiếu, Hợp đồng học tập, phiếu hỗ trợ học tập III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: Giáo viên soạn thảo bản hợp đồng học tập cho tiết ôn tập kì II- địa lí 9. Hợp đồng có 6 nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành bảng sau: Vùng kinh tế VTĐL và ý nghĩa của VTĐL đối với sự phát triển kinh tế Những thuận lợi và KK về ĐKTN và TNTN Đặc điểm dân cư- xã hội Vùng Đông Nam Bộ Vùng đồng bằng Sông Cửu Long Nhiệm vụ 2: Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành bảng sau: Vùng kinh tế Đặc điểm Vùng Đông Nam Bộ Vùng đồng bằng Sông Cửu Long Đặc điểm phát triển ngành nông nghiệp Đặc điểm phát triển công nghiệp Hoạt động dịch quan trọng Các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía nam Nhiệm vụ 3: Kể tên các đảo và quần đảo lớn trên đất nước ta? Vẽ sơ đồ thể hiện các ngành phát trển tổng hợp kinh tế biển? Trình bày tiềm năng và thực trạng của các ngành kinh tế biển ( GTVT biển, du lịch biển- đảo, khai thác khoáng sản biển....) Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo? Nhiệm vụ 4: Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của 2 vùng Đông nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long trên bản đồ? Xác định vị trí giới hạn của vùng kinh tế trọng điểm phía nam trên bản đồ? Xác định các trung tâm kinh tế quan trong của 2 vùng Đông nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long trên bản đồ? xác định trên bản đồ các đảo và quần đảo lớn của nước ta trên bản đồ? Xác định vị trí , giới hạn phạm vi vùng biển Việt Nam trên bản đồ? Nhiệm vụ 5: Dựa vào bảng số liệu sau: Đông Nam Bộ Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-xây dựng dịch vụ 6,2 59,3 34,5 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ năm 2002(%) và rút ra nhận xét, Dựa vào bảng số liệu sau: TP Hồ Chí Minh Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-xây dựng dịch vụ 1,7 46,7 51,6 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của TP Hồ chí Minh năm 2002 (%) và rút ra nhận xét, Vẽ biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thủy sản của đồng bằng Sông Cửu long và đồng bằng Sông Hồng so với cả nước theo số liệu sau: ( số liệu SGK trang ) Vẽ biểu đồ cột thể hiện dầu thô khai thác của nước ta giai đoạn 1999-2002 theo số liệu sau (đơn vị triệu tấn) và rút ra nhận xét về sự thay đổi sản lượng dầu thô khai thác nước ta giai đoạn 1999-2002. Năm 1999 2000 2001 2002 Dầu thô khai thác 15,2 16,2 16,8 16,9 Nhiệm vụ 6: Vì sao Đông nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước? trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng Sông Cửu Long? Việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến LTTP có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất lương thực ở đồng bằng này? Ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng SCL? Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? HOẠT ĐỘNG 2: Nghiên cứu kí kết hợp đồng ( Hoạt động này giáo viên thực hiện trước khi tiến hành tiết ôn t ập- thời gian khoảng 15 phút do gv sắp xếp) Thời gian Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Phương tiện / thiết bị dạy học 15 phút Kí kết hợp đồng GV phổ biến bản hợp đồng học tập của tiết ôn tập địa lí 9-kì II: Hợp đồng gồm có 6 nhiệm vụ, trong đó có 5 nhiệm vụ bắt buộc ( từ nhiệm vụ 1 đến nhiệm vụ 5) và 1 nhiệm vụ tự chọn không bắt buộc phải thực hiện (nhiệm vụ 6) - Nhiệm vụ 1-2-3 HS làm việc theo nhóm ( các nhóm làm vào tờ giấy Ao) ( Nhiệm vụ 1-2 có 3 phiếu hỗ trợ ) - Nhiệm vụ 4-5 làm việc theo cá nhân - nhiệm vụ 6 làm việc theo nhóm bàn hoặc nhóm đôi Sau khi hoàn thành 5 nhiệm vụ bắt buộc, HS có thể tự chọn làm thêm nhiệm vụ thứ 6 theo nhóm đôi - Kí kết hợp đồng. Từng cá nhân lựa chọn kí kết hợp đồng - Hợp đồng in sẵn - Tờ giấy Ao HOẠT ĐỘNG 3: Thực hiện và thanh lí hợp đồng Thời gian Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Phương tiện / thiết bị dạy học 45 phút Thực hiện hợp đồng - Trợ giúp cho các cá nhân gặp khó khăn và yêu cầu trợ giúp. - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả của nhiệm vụ 1-2-3 trên bảng. - Nhiệm vụ 1-2 GV chiếu đáp án, yêu cầu các nhóm quan sát so sánh, đối chiếu tự đánh giá. - GV chuẩn xác kiến thức ở nhiệm vụ 1-2 GV nhận xét đánh giá. - Nhiệm vụ 4: + GV gọi một số HS lên xác định trên bản đồ. + GV chuẩn xá kiến thức - Nhiệm vụ 5: + GV gọi 3 em lên bảng vẽ biểu đồ theo số liệu. + Gọi 3 HS khác nhận xét. - Nhiệm vụ 6: + Thảo luận cả lớp + GV chuẩn kiến thức - GV tổng kết nội dung ôn tập - GV thu hợp đồng của HS. Thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng đã kí kết - Dán sản phẩm của 3 nhóm trên bảng ( các nhóm trưng bày sản phẩm học tập) - Ghi nhận đối chiếu với kết quả của nhóm mình và có phản hồi tích cực - HS lắng nghe, nhận xét, đánh giá. - HS nhận xét, đánh giá - các HS còn lại vẽ vào vở và nhận xét. - Lắng nghe phản hồi tích cực, nhận xét đánh giá - Hs lắng nghe, ghi nhớ - giấy A0, kéo, keo dán, máy vi tính, máy chiếu. Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 1: Vùng kinh tế VTĐL và ý nghĩa của VTĐL đối với sự phát triển kinh tế Những thuận lợi và KK về ĐKTN và TNTN Đặc điểm dân cư- xã hội Vùng Đông Nam Bộ - Tên các vùng và nước tiếp giáp - Thuận lợi: nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế - Khó khăn: TN khoáng snr như thế nào? nguy cơ ô nhiễm MT? - Số dân? - mật độ dân số? - Tỉ lệ dân thành thị? - Đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn như thế nào? Vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Nằm phía nào, tên nước và vịnh biển tiếp giáp. - Thuận lợi: giàu tài nguyên để phat strieenr kinh tế... - Khó khăn: về khí hậu, đất , nước.... - số dân? - thành phần dân tộc - Đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn như thế nào?Đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn như thế nào? Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 2: Vùng Đặc điểm Vùng Đông Nam Bộ Vùng đồng bằng Sông Cửu Long Đặc điểm phát triển ngành nông nghiệp - Chiếm tỉ trọng lớn hay nhỏ? - Thế mạnh nông nghiệp của vùng? - Vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước - vai trò, tình hình sản xuất lương thực thực phẩm và phân bố.? Đặc điểm phát triển công nghiệp - Tỉ trọng khu vực công nghiệp? - Cơ cấu công nghiệp? - các ngành công nghiệp quan trọng? - Tên các trung tâm công nghiệp lớn ? - Phát triển hay chưa phát triển? - các ngành công nghiệp quan trọng? Hoạt động dịch vụ quan trọng - Chiếm tỉ trọng bao nhiêu? - Cơ cấu dịch vụ như thế nào? Hoạt động dịch vụ chủ yếu? Các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía nam - Tên các tỉnh? - vai trò đối với ĐNB và cả nước? * THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Qua quá trình áp dụng phương pháp học theo hợp đồng vào tiết ôn tập địa lí lớp 9 kì II, tôi đã thu được kết quả như sau: Lớp Hoàn thành tốt hợp đồng Hoàn thành hợp đồng Chưa hoàn thành hợp đồng 9A 18 52,9 16 47,1 0 9B 20 58,8 14 41,2 0 PHẦN III: KẾT LUẬN Qua quá trình áp dụng phương pháp học theo hợp đồng đối với tiết ôn tập kì II- môn địa lí 9, tôi thấy phương pháp này thật hiệu quả và có nhiều yêu điểm, đặc biệt đối với tiết ôn tập, nếu giáo viên tổ chức tốt phương pháp học tập này sẽ mang lại hiệu quả cao: học sinh tích cực học tập với phương pháp mới này, đặc biệt những HS học yếu kém đã không còn tự ti mà cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.Nó cho phép phân hóa trình độ của học sinh, rèn luyện được khả năng làm việc độc lập của học sinh, cho phép học sinh được lựa chọn hợp đồng phù hợp với năng lực của mình từ đó phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh khá giỏi và tạo điều kiện để học sinh yếu có cơ hội phát triển, làm cho hoạt động học tập của học sinh được đa dạng, phong phú hơn và gây sự hứng thú của học sinh trong học tập. giờ dạy đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, đây là phương pháp hoàn toàn mới đối với cả giáo viên và học sinh, vì vậy đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và chuẩn bị các nhiệm vụ học tập thật chu đáo sát với chuẩn kiến thức- kĩ năng. Trong quá trình thực hiện phương pháp này có điều gì còn chưa phù hợp, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn nữa. Hoằng Cát, ngày 10 tháng 5 năm 2011 Người viết Lê Thị Đạt NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem mon Dia li THCS.doc
Giáo án liên quan