Người ta không thể trả lời chính xác cho câu hỏi: Ai và từ bao giờ đã đưa khái niệm dự án vào trường học như một phương pháp dạy học (PPDH). Tuy nhiên PPDH này ngày nay được đặc biệt quan tâm trên phạm vi quốc tế. Vậy bản chất của PPDH này là gì? Khả năng và giới hạn của nó như thế nào? Vì sao nó lại dành được sự quan tâm đặc biệt như vậy?
1. Khái niệm dự án và dạy học theo dự án
Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng la tinh và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch, trong đó đề án, dự thảo hay kế hoạch này cần được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội: trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong quản lý xã hội.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7993 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo dự án - 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất và tài chính phù hợp. DHDA là sự bổ sung quan trọng và cần thiết cho những phương PPDH khác.
Tóm lại DHDA là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực và việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.
Một số ví dụ về DHDA
Ví dụ 1 : Dự án “Trồng hoa trong vườn trường”
Sử dụng vườn trường là một mô hình phổ biến trong giáo dục trên thế giới. Ở Việt nam, hiện nay nhiều trường đã có vườn trường. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện các dự án dạy học trong các môn sinh vật, kỹ thuật nông nghiệp, hướng nghiệp.
Sau đây là gợi ý về việc sử dụng vườn trường để thực hiện DHDA qua ví dụ dự án “Trồng hoa trong vườn trường”:
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhu cầu dùng hoa tươi ngày càng tăng, do đó nghề trồng hoa cũng đang được phát triển. Việc trang bị cho một bộ phận học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản về nghề hoa theo hứng thú của các em góp phần vào việc chuẩn bị cho học sinh vào cuộc sống và nghề nghiệp. Dự án được thực hiện rải theo học kỳ, mỗi buổi thực hành từ 2 - 3 tiết. Có thể tổ chức như sau:
Xác định chủ đề, nhiệm vụ dự án: Giáo viên giới thiệu chủ đề của dự án. GV và HS thảo luận về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của dự án. Học sinh cần nắm được lý thuyết và những kỹ năng cơ bản của nghề trồng hoa, cũng như hiểu được ý nghĩa, đặc điểm, vị trí của nghề trồng hoa trong cơ cấu kinh tế địa phương. Sản phẩm cụ thể của DA cần đạt được là hoa do học sinh trồng và thu hoạch.
Lập kế hoạch: Cần thảo luận về việc chọn những loại hoa nào để trồng trong vườn. Có thể chọn một số loại hoa khác nhau theo đề xuất của học sinh. Giáo viên tư vấn để giúp học sinh chọn những loại hoa phù hợp với điều kiện cụ thể, chú ý những loại hoa có triển vọng phát triển ở địa phương. Học sinh được phân thành các nhóm phụ trách trồng các loại hoa theo hứng thú chung của nhóm. Giáo viên và học sinh lập kế hoạch chung cho dự án, và kế hoạch hoạt động của các nhóm. Kế hoạch làm việc của các nhóm được chi tiết hoá và thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể.
Thực hiện: Thực hiện dự án theo kế hoạch. Trong việc nghiên cứu lý thuyết, cần khai thác những hiểu biết đã có của học sinh và khuyến khích học sinh tự tìm hiểu thông qua sách vở, kinh nghiệm trong gia đình, trong nhân dân. Có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm tự tìm hiểu một số chủ đề lý thuyết, báo cáo và thảo luận. Giáo viên hệ thống hoá và bổ sung lý thuyết qua các bài lên lớp cũng như hướng dẫn các thao tác mẫu trong các buổi thực hành. Việc thực hành được thực hiện theo các nhóm, trong đó có giao nhiệm vụ cá nhân. Có thể kết hợp với các hình thức hoạt động khác như tham quan các cơ sở trồng hoa, trao đổi với các chuyên gia trồng hoa, tìm hiểu tình hình, xu hướng phát triển của nghề hoa ở địa phương. Cần vận dụng những kiến thức khoa học, kỹ thuật, những kinh nghiệm tiên tiến trong nghề trồng hoa, liên hệ, vận dụng những kiến thức sinh vật học, chú ý đến mối quan hệ của nghề trồng hoa với môi trường sinh thái.
Trình bày, giới thiệu sản phẩm: Học sinh thu hoạch hoa, giới thiệu sản phẩm trong trường, ở gia đình, có thể tập bó hoa, mang bán ở thị trường, làm quen với hạch toán kinh doanh trong nghề trồng hoa. Các nhóm viết báo cáo thu hoạch, kinh nghiệm của nhóm, có thể công bố trên báo tường của trường hay báo địa phương, kèm theo ảnh chụp minh hoạ.
Đánh giá: Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình và kinh nghiệm thực hiện dự án, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhóm, rút ra những kinh nghiệm chung, những đề xuất cải tiến. Việc đánh giá kết quả học tập cần dựa trên việc nắm vững lý thuyết, kỹ năng thực hành, tính tích cực trong quá trình thực hiện dự án và sản phẩm cuối cùng.
Ví dụ 2: Dự án “Hoá chất - ứng dụng trong đời sống và mối đe doạ”
Hoá học ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Ngày nay hầu như mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống đều có sử dụng sản phẩm hoá học. Tuy nhiên, lạm dụng sản phẩm hoá học cũng gây tác hại cho con người và môi trường. Vì vậy việc sử dụng sản phẩm hoá học cần trên cơ sở hiểu biết và liên quan với vấn đề trách nhiệm và đạo đức. Dự án này nhằm làm cho học sinh hiểu về ứng dụng to lớn của hoá học trong đời sống, sản xuất, đồng thời cũng thấy được những tác hại có thể do hoá chất gây ra, từ đó hình thành ở học sinh thái độ phê phán, ý thức trách nhiệm, tiêu chuẩn đạo đức đối với việc sử dụng thành tựu khoa học và kỹ thuật.
Dự án được thực hiện trong môn hoá học, có thể kết hợp với các môn khác như kinh tế gia đình. Sau khi thống nhất về chủ đề, các nhóm học sinh có thể tự chọn một số nội dung cụ thể: Hoá chất dùng trong bảo quản và chế biến thực phẩm; sản phẩm hoá học trong tiêu dùng: như bột giặt, các loại kem phấn, trang sức v.v. Trong đó cần tìm hiểu thành phần, đặc tính hoá học, ứng dụng và cả những ảnh hưởng có hại của chúng nếu bị lạm dụng. Có nhiều hình thức làm việc: sưu tầm và làm việc với tài liệu, phỏng vấn, điều tra, tham quan. Cần liên hệ với thực tiễn: tác hại của việc lạm dụng hoá chất trong việc bảo quản thực phẩm, ví dụ việc sử dụng quá liều lượng hoá chất trong việc bảo quản bánh phở, hoa quả, sản phẩm son phấn giả, thuốc giả v.v.
Dự án này có thể đề cập đến một vấn đề nhức nhối xã hội Việt nam từ mấy chục năm qua là hậu quả của chất độc da cam. Trong chiến tranh Việt nam, Mỹ đã rải một lượng lớn chất diệt cỏ có chứa chất độc da cam xuống Việt nam. Đến nay, nhiều người Việt nam đặc biệt là trẻ em vẫn đang chịu hậu quả của chất độc này. Tìm hiểu chủ đề này không nhằm khơi sự thù hận, mà nhằm làm cho học sinh thấy rõ hơn sự nguy hiểm của hoá chất nếu bị lạm dụng, hình thành quan niệm đạo đức khoa học. Đồng thời học sinh có cơ hội thực hiện những hành động xã hội thiết thực giúp đỡ những nạn nhân. Với chủ đề này, theo từng nhóm, học sinh có thể tìm hiểu về những nội dung khác nhau như: đặc điểm hoá học của chất độc da cam, tác hại của nó đối với thiên nhiên và con người, hậu quả hiện nay ở Việt nam, những sáng kiến giúp đỡ nạn nhân. Học sinh có thể thực hiện các hoạt động như: thăm một số gia đình hoặc cơ sơ chăm sóc trẻ em bị nhiễm chất độc da cam. Đồng thời thực hiện một số hoạt động giúp đỡ hoặc thực hiện một kế hoạch vận động nhằm giúp đỡ một số trường hợp cụ thể.
Ví dụ 3: Dự án „Tây nguyên - Thiên nhiên và con người“
Đây là một chủ đề dự án liên môn, có sự tham gia của nhiều môn học khác nhau. Dự án có thể sử dụng cho học sinh các trường khu vực gần Tây nguyên. (Đối với các địa phương khác có thể thực hiện dự án tương tự như: Tìm hiểu quê hương) Các đặc điểm của dự án được thể hiện như sau:
Định hướng thực tiễn: Việt nam là một đất nước có nhiều dân tộc chung sống trên những địa hình lãnh thổ khác nhau. Sự hiểu biết lẫn nhau và sự đoàn kết giữa các dân tộc là yếu tố quan trọng để xây dựng đất nước. Tây nguyên là một trong những vùng lãnh thổ có nhiều dân tộc chung sống.
Có ý nghĩa thực tiên - xã hội: Dự án này nhằm giáo dục học sinh ý thức tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc. Trong dự án, học sinh có thể thực hiện những chương trình hành động có tác động xã hội tích cực.
Định hướng hứng thú học sinh: Nội dung cụ thể của dự án do học sinh đề xuất và lựa chọn với sự tư vấn của giáo viên. Theo hứng thú khác nhau của học sinh có thể thành lập các nhóm, ví dụ: nhóm tìm hiểu địa lý, nhóm lịch sử, nhóm văn học- văn hoá Tây nguyên, nhóm văn hoá ẩm thực và văn hoá trang phục, nhóm kinh tế-xã hội…
Tính tự lực của học sinh: Học sinh tự lực trong việc lập kế hoạch, thực hiện các nhiệm vụ của dự án.
Định hướng hành động: Học sinh không chỉ tìm hiểu Tây nguyên qua sách vở mà còn thông qua hoạt động thực tiễn cũng như thực hiện các chương trình hành động: tổ chức tham quan, tìm hiểu thực tiễn tại một địa phương cụ thể, thăm và xây dựng quan hệ kết nghĩa với một trường học Tây nguyên. Học sinh có thể thực hành may trang phục, tập nấu món ăn Tây nguyên, làm mô hình Nhà Rông, một biểu tượng văn hoá Tây nguyên, tập các điệu vũ, bài hát Tây nguyên, v.v.
Định hướng sản phẩm: Sản phẩm của dự án có thể rất phong phú theo các nhóm làm việc. Có thể tổ chức một „Ngày hội văn hoá Tây nguyên“, trong đó các nhóm trình diễn sản phẩm của mình: Giới thiệu văn học, lịch sử, địa lý, văn hoá Tây nguyên, phim Video về đề tài Tây nguyên, biểu diễn một điệu vũ, âm nhạc, giới thiệu trang phục, món ăn đặc trưng Tây nguyên, báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục Tây nguyên (một địa phương cụ thể, một trường cụ thể), và những đề xuất góp phần phát triển Tây nguyên.
Tính phức hợp: Tìm hiểu về Tây nguyên là một chủ đề phức hợp, có nhiều lĩnh vực khác nhau như tự nhiên, dân cư, phong tục, đặc điểm văn hoá ẩm thực và văn hoá trang phục, lịch sử và truyền thống yêu nước của đồng bào các dân tộc Tây nguyên, tình hình phát triển và những vấn đề kinh tế-xã hội... Vì vậy khi thực hiện dự án này có thể kết hợp nhiều môn học khác nhau: địa lý, lịch sử, văn học, kinh tế gia đình.
Cộng tác làm việc: Học sinh làm việc theo các nhóm với những chủ đề lựa chọn. Ngoài ra cần liên hệ với các cơ quan hoặc các trường học tại Tây nguyên để cộng tác, giúp đỡ học sinh trong việc thực hiện dự án, tạo mối giao tiếp trực tiếp giữa học sinh trong nhóm dự án với đồng bào và các học sinh Tây nguyên.
s Bài tập
1. Ông/Bà hãy so sánh ưu, nhược điểm của dạy học theo dự án với phương pháp thuyết trình; So sánh sự giống, khác nhau giữa dạy học theo dự án và dạy học GQVĐ cũng như PP nghiên cứu trường hợp.
2. Ông/Bà hãy phân tích sự phù hợp và khả năng vận dụng thuyết kiến tạo trong dạy học theo dự án.
3. Ông/Bà hãy thảo luận với đồng nghiệp về khả năng áp dụng dạy học theo dự án trong môn học mà mình phụ trách, tìm ra một số chủ đề có thể vận dụng dạy học theo dự án.
4. Hãy xây dựng một ví dụ phác thảo kế hoạch dạy học cho một bài dạy học theo dự án trong môn học.
Dr. Nguyen Van Cuong
File đính kèm:
- Day hoc theo du an(2).doc