Đa dạng hoá các bài tập nhận thức trong dạy học địa lý 11- THPT

Để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học, việc sử dụng bài tập nhận thức

(BTNT) trong dạ y học được xem là một phương pháp có nhiều ưu điểm. Việc sử dụng

BTNT đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng cường hoạt động nhận thức độc lập, tích cực của học

sinh. Tu y nhiên, việc vận dụng bài tập nhận thức vào bài giảng sao cho đúng lúc, đúng

chỗ không phải là đơn giản. Chất lượng của một giờ học tốt hay không phụ thuộc vào

rất nhiều y ếu tố. Đặc biệt, với thời gian 45 phút thì bên cạnh xây dựng những BTNT

khó cần nhiều thời gian, còn phải có những BTNT chỉ cần ít th ời gian là có thể hoàn

thành. Và y êu cầu bức thiết đặt ra là cần phải t hực hiện đa dạng hóa các BTNT, để có

thể áp dụng linh ho ạt cho mọi đối tượng học sinh, mọi lớp học, và mọi thời gian

pdf5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng hoá các bài tập nhận thức trong dạy học địa lý 11- THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho, cái tìm, và chương trình giải (algorit). Ý nghĩa: BTNT sẽ tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của học sinh. Thông qua quá trình nhận thức này sẽ giúp cho học sinh hiểu kiến thức một cách bản chất, chắc chắn và vận dụng được vào thực tiễn, không dễ gục ngã trước những hoàn cảnh khó khăn. Sử dụng BTNT trong dạy học chính là công cụ để hình thành kiến thức mới và hoàn thiện kiến thức đã có. Đồng thời còn là công cụ để hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh, phát triển tư duy năng lực thực hành. 1.2. Bản chất của việc dạy học bằng BTNT và phân loại BTNT Bản chất của quá trình dạy học bằng các BTNT là sự phối hợp thống nhất hoạt động chỉ đạo của thầy và hoạt động lĩnh hội tích cực, tự lực, sáng tạo của trò nhằm làm cho trò đạt tới mục đích dạy học. Việc sử dụng BTNT vào quá trình dạy học là thực hiện thay đổi quan điểm dạy học từ “Lấy thầy làm trung tâm”, sang “Lấy học sinh làm trung tâm”, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong nhận thức của học sinh. Có nhiều căn cứ để phân loại BTNT. Có thể có những dạng BTNT sau: BTNT hình thành khái niệm chung, khái niệm riêng, khái niệm tập hợp, mối quan hệ nhân - quả, BTNT tìm tòi hay BTNT biến đổi, xây dựng, BTNT alogit- orixtic… 2 2. Sự cần thiết phải đa dạng hoá các BTNT trong dạy học Địa Lý lớp 11-THPT 2.1. Tại sao phải đa dạng hóa các BTNT Ở đây, ta có thể hiểu đa dạng hóa có nghĩa là tạo ra nhiều dạng cho BTNT và đa dạng hóa về tất cả các khía cạnh, cả hình thức thể hiện, cả mục đích sử dụng (như hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ hay để kiểm tra, đánh giá…). Sự đa dạng hóa hình thức biểu hiện của BTNT một mặt sẽ làm giảm bớt sự đơn điệu, lặp đi lặp lại về loại hình của BTNT và làm tăng sự chú ý và hứng thú của học sinh. Thứ hai là chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích, yêu cầu của từng chương, từng bài, trình độ của học sinh trong lớp, điều kiện dạy học và thời gian dành cho các BTNT. Vì vậy, bên cạnh những BTNT đòi hỏi học sinh phải có sự căng thẳng về trí lực và thể lực mới có thể hoàn thành được trong khoảng thời gian trên dưới 10 phút thì còn có những BTNT chỉ đòi hỏi một khoảng thời gian ngắn là học sinh có thể hoàn thành được. Mặt khác, việc đa dạng hóa BTNT còn có tác dụng giúp học sinh hình thành . củng cố kiến thức, đánh giá được trình độ, kiến thức của mình để từ đó có những biện pháp để phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt tiêu cực. Dạy học Địa lý ở trường THPT đặc biệt là lớp 11 là một quá trình phức tạp bao gồm một số khâu cơ bản có mục đích lí luận dạy học khác nhau. Không thể có BTNT vạn năng dùng cho bất cứ mục đích nào cũng được. Mục đích nào thì BTNT ấy. Chính vì những lí do trên mà việc đa dạng hóa BTNT là rất cần thiết và đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đa dạng hóa các BTNT - Mục tiêu, chương trình dạy học trong SGK Địa lý 11: Đa dạng hóa các BTNT để đảm bảo nghiên cứu được cả khái niệm chung, khái niệm tập hợp, khái niệm riêng và rèn luyện kỹ năng cho học sinh là một việc làm cần thiết. - Trình độ nhận thức của học sinh lớp 11 hiện nay: Ở lứa tuổi này, các em hứng thú, say mê với những cái mới, không thích những cái cũ, cái lặp lại và đặc biệt, trình độ của học sinh có sự phân hóa rõ rệt, bên cạnh những học sinh khá giỏi còn có những học sinh yếu kém. - Thời gian: Số phút quy định trong giờ học là 45 phút nên bên cạnh những BTNT cần nhiều thời gian thì cũng đòi hỏi những BTNT cần ít thời gian, thì mới có thể tạo điều kiện cho học sinh hứng thú trong cả giờ học. - Trình độ giáo viên và điều kiện dạy học ngày nay,… 3. Quan niệm và cách thức để đa dạng hóa bài tập nhận thức. 3.1. Các cách biến hóa nội dung BTNT Có nhiều cách biến đổi BTNT. Sau đây là một số cách biến hóa BTNT: - Phức tạp hóa hoặc đơn giản hóa” cái cho”: Phức tạp hóa “cái cho” là giảm bớt những dữ liệu, thông tin ở cái cho, còn đơn giản hóa “cái cho” là tăng thêm dữ liệu, 3 thông tin, điều kiện và cả về chương trình giải.. - Phức tạp hóa hay đơn giản hóa cái tìm: Tức là rút bớt hoặc tăng thêm dữ liệu, thông tin ở “cái tìm”. - Phức tạp hóa hay đơn giản hóa đồng thời cả cái cho, cái tìm. - Nghịch đảo, đổi vị trí cái cho, cái tìm: Việc biến hóa BTNT theo cách này thường chuyển từ BTNT kiểu chấp hành sang BTNT dạng xây dựng và ngược lại. 3.2. Các hướng đa dạng hóa BTNT 3.2.1. Theo hình thức: a. Bài tập dạng truyền thống: được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích tiếp thu, củng cố kiến thức hoặc khái quát hóa kiến thức. Loại hình bài tập này có thể là một hay nhiều câu hỏi riêng lẻ đi kèm với bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ... Thời gian để học sinh hoàn thành loại BTNT này là 5- 10 phút. b.Các bài tập dạng test: Bài tập dạng Test là bài tập dưới hình thức trắc nghiệm, thường được áp dụng trong kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh và cũng sử dụng để tiếp thu kiến thức mới và khái quát hóa kiến thức. Bài tập dạng Test có những dạng cơ bản sau:  Các test Đúng/ Sai: Các test này thường có một câu dẫn (thông thường không phải là một câu hỏi), học sinh phải xác định câu dẫn đó đúng hay sai.  Các test có nhiều sự lựa chọn: Đây là loại test thông dụng nhất. Trong loại test này bao gồm một câu hỏi và nhiều câu trả lời, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng, yêu cầu học sinh phải tìm ra câu trả lời đúng đó.  Các test ghép đôi: Loại này thường có hai dãy thông tin, một bên là các câu dẫn, một bên là các câu đáp, học sinh phải tìm ra các cặp câu tương ứng. Các bài tập này có thể rèn luyện khả năng nhận biết hoặc xác định các mối liên hệ.  Các test điền khuyết: Loại test này đòi hỏi phải điền hoặc liệt kê ra một từ hoặc một cụm từ cho một câu hỏi trực tiếp hoặc một nhận định chưa đầy đủ.  Test sắp xếp theo thứ tự : Trong loại test này có nhiều sự vật, hiện tượng được đưa ra. Nhiệm vụ của học sinh là phải sắp xếp chúng theo một tiêu chí nhất định mà BTNT đòi hỏi. 3.2.2. Theo mục đích: Tùy theo mục đích dạy học mà ta có thể có những dạng BTNT khác nhau. đối với mục đích giúp cho học sinh phải biết khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức sẽ đòi hỏi khó hơn, đòi hỏi học sinh phải “động não” nhiều hơn mới có thể hoàn thành BTNT được giao. Hoặc với mục đích kiểm tra, đánh giá học sinh nếu yêu cầu chỉ là tái hiện kiến thức thì sẽ đơn giản hơn so với mục đích kiểm tra, đánh giá mà yêu cầu là phải biết tổng hợp kiến thức, suy luận ra những kiến thức mới dựa vào những kiến thức có 4 sẵn. Nếu trong trường hợp kiểm tra, đánh giá thì việc áp dụng các dạng BTNT dạng test đang được vận dụng nhiều và dần trở thành phổ biến. 3.2.3. Theo thời gian: Thời gian nhiều hay ít sẽ quyết định đến việc sẽ sử dụng dạng BTNT nào. Nếu như trong một khoảng thời gian ngắn thì tất yếu sẽ phải hình thành cho học sinh những BTNT đơn giản hơn so với những trường hợp mà thời gian nhiều. Đối với trường hợp ít thời gian thì việc sử dụng những dạng BTNT dạng test cùng khá phù hợp. Vì học sinh có thể hoàn thành một cách nhanh chóng. Đặc biệt, những dạng BTNT theo kiểu đơn giản hóa cái cho, cái tìm cũng cần được áp dụng linh hoạt.Đối với thời gian tự học của học sinh ở nhà có nhiều thời gian cũng cần học theo kiểu BTNT với những BTNT đủ khó, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ mới có thể hoàn thành được. 3.2.4. Theo đối tượng nhận thức: Vì trình độ của học sinh trong một lớp là không giống nhau nên phải có nhiều dạng BTNT. Đối với những đối tượng học sinh yếu và trung bình thì không nên giao những bài tập nhận thức khó vì như vậy sẽ gây ra tinh thần chán học cho học sinh, không phát huy được hứng thú học cho học sinh. Ngược lại đối với những học sinh giỏi thì lại không nên giao những bài tập nhận thức dễ vì không tạo được động lực tìm tòi, khám phá. Khi đáp ứng được như vậy thì có nghĩa là bên cạnh những BTNT khó phải có những BTNT dễ. 3.2.5. Đối với kênh hình: Kênh hình ở đây có thể hiểu là những sơ đồ, biểu đồ, lược đồ….Tuy nhiên việc soạn thảo BTNT cho kênh hình thường khó hơn rất nhiều so với việc soạn thảo BTNT cho kênh chữ. Ta có thể sọan thảo BTNT cho những bài thực hành bằng cách cho học sinh điền vào bản đồ phóng to những nội dung cần đạt được trong bài học. Đây chỉ là một ví dụ cho việc soạn thảo BTNT cho kênh hình. Hoặc khi học về bất cứ nước nào ta có thể sử dụng bản đồ về tự nhiên để học sinh khai thác những kiến thức tiếp theo. Rõ ràng đây cũng là một trường hợp của BTNT. KẾT LUẬN Đề tài đã khái quát những lí do cơ bản vì sao cần phải đa dạng hóa BTNT mà trước đây ít người quan tâm đến. Khi hiểu được những điểm này sẽ giúp cho việc sử dụng BTNT được linh hoạt hơn rất nhiều. Từ đó, tạo điều kiện giúp cho việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học. Một thực trạng còn tồn tại hiện nay là hầu hết học sinh phổ thông có thói quen học địa lý theo kiểu học thuộc lòng và cho rằng địa lý là môn học của trí nhớ chứ không phải là môn học của tư duy. Hơn nữa, các kỹ năng khai thác tri thức từ kênh hình, từ SGK của học sinh còn chưa tốt nên gặp nhiều khó khăn khi tiến hành giải BTNT. 5 Vì vậy, ta có thể khẳng định đa dạng hóa BTNT là một việc làm cần thiết và khi ta đã tiến hành đa dạng hóa được BTNT thì học sinh có thể khai thác tốt hơn cả kênh hình và kênh chữ, cả trong việc tiếp thu kiến thức và trong việc củng cố kiến thức. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn,1996. Phương pháp dạy học địa lý. NXB Giáo dục. [2] Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, 2004. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lý ở trường THPT. NXB Giáo dục. [3] Trần Đức Tuấn, 2007. Hướng dẫn biên soạn và giải bài tập địa lý 11. NXB Giáo dục. [4] Trần Đức Tuấn, 1994. Xác lập hệ thống công tác độc lập của học sinh trong dạy học Địa lý kinh tế- xã hội thế giới ở trường THPT. Luận án PTS khoa Sư phạm tâm lý. [5] Lê Thị Đào, 2004. Tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trong các giờ học Địa lý 10 ở trường THPT. Luận văn Thạc sĩ.

File đính kèm:

  • pdfDa dang hoa BTNT trong day hoc Dia ly 11.pdf