1. Thực trạng của việc dạy văn trước đây:
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao.
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả.
Theo tinh thần đổi mới SGK Ngữ văn nói chung và SGK Ngữ văn 7 nói riêng gồm ba phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Đây chính là việc xây dựng chương trình theo tinh thần tích hợp. Nội dung kiến thức, kĩ năng và mục tiêu cần đạt ở ba phân môn này có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Vận dụng quan điểm tích hợp trong giảng dạy môn Ngữ văn Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n viết nhân buổi mới về quê”(Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 125), giáo viên tích hợp kiến thức với văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 123)
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và tiêu đề bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” , em hãy so sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương trong hai bài thơ trên ?
- Học sinh trả lời:
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Sống xa quê, trông trăng nhớ đến Xa quê lâu ngày khi đặt chân về lại
quê nhà. bị xem là khách lạ.
=> Thể hiện tình cảm lúc xa quê. => Thể hiện tình cảm khi vừa mới đặt chân về quê.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Từ đồng âm” (Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 135), giáo viên tích hợp kiến thức với bài “Từ đồng nghĩa” (Ngữ văn 7 –Tập 1 - Trang 113) để giúp học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa hai loại từ này.
- Giáo viên đặt câu hỏi:Hãy so sánh sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ đồng nghĩa? Cho ví dụ minh họa ?
- Học sinh trả lời: Từ đồng âm Từ đồng nghĩa
Là những từ có âm thanh giống nhau Là những từ có nghĩa giống nhau
nhưng nghĩa khác nhau, không liên hoặc gần giống nhau.
quan gì với nhau.
VD:-Con ngựa đang đứng bỗng lồng leân. VD: Rủ nhau xuống bể mò cua. Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
- Tôi nhốt con chim vào lồng. Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
Ví dụ 3: Khi dạy b ài “Câu đặc biệt” (Ngữ văn 7 - tập 2 –trang 27 )giáo viên tích hợp kiến thức bài “Rút gọn câu” (Ngữ văn 7 - tập 2 – trang 14)
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy cho biết câu đặc biệt và câu rút gọn khác nhau như thế nào?
Học sinh trả lời: - Câu đặc biệt: Không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
- Câu rút gọn : Lược bỏ một số thành phần trong câu.
b2. Tích hợp dọc trong cùng một phân môn nhưng khác khối (lớp)
Đây là kiểu tích hợp theo chiều dọc từ dưới lên .
Bậc Trung học phổ thông
á
Lớp 9
á
Lớp 8
á
Lớp 7
á
Lớp 6
á
Bậc Trung học cơ sở
á
Bậc Tiểu học
Giảng dạy theo quan điểm tích hợp này giúp học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức có liên quan với nhau từ các lớp dưới lên, nhằm khắc sâu, mở rộng, cung cấp thêm kiến thức cao hơn dựa trên những kiến thức đã học ở lớp dưới.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Rút gọn câu” (Ngữ văn7 – Tập 2 - Trang 14), giáo viên tích hợp với bài “Câu trần thuật đơn” (Ngữ văn 6 - Tập 2 - Trang 101). Thông qua hai loại câu này giúp học sinh nhận biết được sự khác nhau về kiểu cấu tạo giữa câu rút gọn và câu trần thuật đơn.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy so sánh sự khác nhau về cấu tạo giữa hai kiểu câu trên và cho ví dụ minh họa ?
- Học sinh trả lời:
Câu trần thuật đơn Câu rút gọn
Là loại câu do một cụm C_V tạo thành. Là loại câu có thể bị lược bỏ
VD: Chúng ta học ăn, học nói, học gói, một số thành phần của câu.
học mở. VD: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Ví dụ 2: Khi dạy phân môn TLV “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm” (Ngữ văn 7 - Tập 1 - Trang 137), giáo viên tích hợp phần văn Tự sự và văn Miêu tả ở lớp 6.
- Giáo viên đặt câu hỏi: - Thế nào là văn tự sự? Văn miêu tả được hiểu như thế nào ?
- Học sinh trả lời: - Tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác cuối cùng dẫn đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa.
- Miêu tả là tái hiện lại những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh
Qua hai khái niệm trên giáo viên giúp học sinh thấy được vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò gì trong văn biểu cảm ?
- Học sinh trả lời: Yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Giáo viên lưu ý: Kiểu văn biểu cảm lấy cảm xúc làm trục chính chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả sự vật, phong cảnh.
Ví dụ 3: Khi dạy phân môn TV bài “Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu” (Ngữ văn 7 tập 2 trang 68) giáo viên tích hợp kiến thức bài “Danh từ” và “ Động từ” ở lớp 6.
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy nhắc lại cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ?
Học sinh trả lời: Cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ có phụ ngữ trước, danh từ (động từ) trung tâm, phụ ngữ đứng sau.
Để thực hiện tốt hình thức tích hợp này, đòi hỏi giáo viên phải nắm được toàn bộ chương trình của bậc trung học cơ sở, thậm chí dạy THCS vẫn phải nắm tri thức, kĩ năng của bậc tiểu học.Tích hợp dọc về kiến thức đòi hỏi khả năng tổng hợp khái quát và đánh giá vấn đề của giáo viên.Vì thế giáo viên cần khái quát được những vấn đề cơ bản của từng mảng kiến thức, từ đó xem xét khả năng tích hợp có thể thực hiện được để củng cố hệ thống hóa hay khai thác sâu hơn một nội dung kiến thức cụ thể nào đó nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận cho học sinh.
c.Tích hợp ngoài Văn:
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ văn với các kiến thức của các bộ môn KHTN-KHXH các nghành khoa học, nghệ thuật khác với các kiến thức đới sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên nghành thông qua hình thức tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” (Ngữ văn 7 - Tập 2 - Trang 3) để học sinh hiểu một cách rõ ràng, cụ thể hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau trên trái đất qua bài 1:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”.
Giáo viên tích hợp kiến thức qua môn Địa lí lớp 6 (Bài 9 - SGK Trang 28): Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
- Giáo viên đặt câu hỏi: Vị trí của nước ta nằm ở nửa cầu nào ? Hãy giải thích tại sao có hiện tượng tháng 5 ngày dài đêm ngắn và tháng 10 lại ngày ngắn đêm dài ?
- Học sinh trả lời: Vào tháng 5, nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên nhận được nhiều ánh sáng. Vì thế mà ngày dài hơn và đêm ngắn lại.
Vào tháng 10, nửa cầu Bắc không ngả về phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng. Vì thế mà ngày ngắn lại và đêm dài ra.
Ví dụ 2:
Khi dạy bài “Từ trái nghĩa ” (Ngữ văn 7 - tập 1 –trang 128 ) sau khi tìm hiểu xong khái niệm. Giáo viên có thể tích hợp liên hệ giáo dục môi trường bằng cách cho học sinh tìm những cặp từ trái nghĩa với những vấn đề giáo viên cho sẵn.
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy tìm từ trái nghĩa về vấn đề vệ sinh, môi trường?
Học sinh trả lời: sạch # dơ, trong lành # ô nhiễm.
Giáo viên hỏi: Môi trường thiên nhiên xung quanh ta hiện nay như thế nào? Em làm gì để bảo vệ môi trường ngày một xanh sạch hơn?
Học sinh trả lời: Hiện nay môi trường thiên nhiên xung quanh ta ô nhiễm trầm trọng. Để có một môi trường xanh, sạch, đẹp em sẽ không vứt rác bừa bãi, tích cực trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Ngữ văn 7 - Tập 2 - Trang 24). Sau khi phân tích xong nội dung nghệ thuật văn bản. Giáo viên có thể tích hợp với phân môn Lịch sử qua bài “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên” (Lịch sử 7 - Trang 55)
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Em hãy tìm một số sự kiện lịch sử mà em đã được học để làm sáng tỏ điều đó ?
- Học sinh trả lời: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (1258- 1288), nhờ tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của nhân dân ta tất cả các tầng lớp nhân dân các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước. Nhân dân ta đã đập tan tham vọng xâm lược đại Việt của đế chế Nguyên bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Điều đó càng khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Ví dụ 4:
Sau khi học xong bài: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Ngữ văn 7-Tập 2- Trang 52). Giáo viên có thể tích hợp mở rộng bằng cách cho học sinh sưu tầm một số bài thơ, câu thơ ca ngợi lối sống giản dị của Bác hoặc tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong văn thơ của Bác.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” em hãy tìm một số ví dụ ca ngợi lối sống giản dị của Bác ?
- Học sinh trả lời: “ Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
- Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ
RẤT NHIỀU GIÁO TRÌNH, BÀI GIẢNG, GIÁO ÁN , TƯ LIỆU DẠY HỌC HAY VÀ CẬP NHẬT LIÊN TỤC TẠI THƯ VIỆN GIÁO DỤC :
hoặc
Liên hệ: admin@thuviensinhhoc.edu.vn
Chúc quý thầy cô thành công !!!
File đính kèm:
- lien mon mon van lop 7.doc