Chuyên đề Từ và cấu tạo từ tiếng việt

A. Mục tiêu bài học:

_ Củng cố và mở rộng cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ tiếng Việt.

_ Luyện giải một số bài tập về từ và cấu tạo từ tiếng Việt.

B . CHUẨN BI

 - GV:Phương pháp giảng dạy , SGK,tài liệu tham khảo:

- HS : SGK , đồ dùng học tập

C . TIẾN TRèNH LấN LỚP

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ

3. Bài mới

 

doc361 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Từ và cấu tạo từ tiếng việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động nói giữa hai câu: _ Em hãy học bài đi! _ Em đang học bài à? 7. a. Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Cách xác định vai xã hội trong hội thoại? b. Người tham gia hội thoại cần chú ý những gì để cuộc hội thoại thân mật, lịch sự? Những dấu hiệu nào thường dùng khi hội thoại để thể hiện hết một lượt lời? 8. Vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu? Việc lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích gì? Cách sắp xếp trật tự từ trong câu nào dưới đây gợi ấn tượng về sức sống của những mầm măng? A.Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. B. Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa. C.Tua tủa, dưới gốc tre, những mầm măng. D. Những mầm măng tua tủa dưới gốc tre. I. nội dung ôn tập. II. đáp án câu hỏi và bài tập vận dụng: 1.a. * Đ ặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn: _ Đặc điểm hình thức: + Trong câu có từ nghi vấn (ai, gì, sao, đâu, à, ư, nhỉ, chưa,...) hoặc có ngữ điệu nghi vấn. + Câu nghi vấn khi viết thường có dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu. _ Chức năng: Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi và yêu cầu trả lời, ngoài ra còn có các chức năng khác. * Nối 1 với c. Nối 2 với b. Nối 3 với a. b. Những câu nghi vấn trong bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “ Ông đồ” ( Vũ Đình Liên): * Những câu nghi vấn trong bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ): _ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Dấu hiệu: + Trong câu có từ ngữ nghi vấn: nào đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. _ Đâu nhưng ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Dấu hiệu: + Trong câu có từ nghi vấn: đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. _ Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Dấu hiệu: + Trong câu có từ nghi vấn: đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. _ Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Dấu hiệu: + Trong câu có từ nghi vấn: đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. _ Thời oanh liệt nay còn đâu? Dấu hiệu: + Trong câu có từ nghi vấn: đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. * Những câu nghi vấn trong bài thơ “ Ông đồ” ( Vũ Đình Liên): _ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Dấu hiệu: + Trong câu có từ nghi vấn: đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. _ Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Dấu hiệu: + Trong câu có từ nghi vấn: đâu. + Cuối câu có dấu hỏi chấm. 2. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến: _ Đặc điểm hình thức: + Trong câu có từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, thôi, đi nào,... + Khi viết, cầu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than. Khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì câu cầu khiến có thể dùng dấu chấm. _ Chức năng: Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,... Ví dụ: Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! ( Cây bút thần ) -> Dùng để ra lệnh. 3. a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán: * Đặc điểm hình thức: _ Câu cảm thán có những từ ngữ cảm thán: than ôi, ôi, hỡi ôi, trời, thay, xiết bao, biết chừng nào,... _ Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. * Chức năng: Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói ( viết ). b. _ Câu “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!” bộc lộ cảm xúc tự hào. _ Câu “ Ha ha!” bộc lộ cảm xúc vui mừng. _ Câu “ Than ôi!” bộc lộ cảm xúc tiến nuối. _ Câu “Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm!” bộc lộ cảm xúc hối hận. 4. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật: * Đặc điểm hình thức: _ Câu trần thuật không có đặc điểm về hình thức thể hiện ở các từ ngữ đặc trưng của các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. _ Khi viết, câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm, cũng có khi là dấu chấm lửng. * Chức năng: Ngoài chức năng chính là kể, thông báo, miêu tả,... câu trần thuật có thể dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc – những chức năng vốn là của các kiểu câu khác. Khi dùng với chức năng khác thì câu trần thuật dùng dấu chấm than hoặc dấu chấm hỏi. Ví dụ: _ Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. ( Lí Lan ) -> Câu trần thuật dùng để kể. _ Con là một đứa trẻ nhạy cảm. ( Lí Lan ) -> Câu trần thuật dùng để nhận xét. _ Trên các triền núi láng giềng, nắng hanh như rây bột nghệ, và đá núi lượn như xô bồ những con sóng đời đời không chịu tan. ( Nguyễn Tuân ) -> Câu trần thuật dùng để miêu tả. _ Anh cho em tất. ( Khánh Hoài ) -> Câu trần thuật dùng để thông báo. _ Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. ( Thạch Sanh ) -> Câu trần thuật dùng để giới thiệu. _ Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. ( Con Rồng, cháu Tiên ) -> Câu trần thuật dùng để giải thích. _ Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta. ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ) -> Câu trần thuật dùng để hứa hẹn. 5. _ Câu phủ định là câu về cấu tạo hình thức có chứa từ ngữ phủ định. Các từ phủ định trong câu phủ định là: + không, chưa, chẳng, chả,... + không phải, chẳng phải, chưa phải là,... + đâu, đâu có, đâu có phải, làm gì có..., có...đâu, thế nào được... _ Câu phủ định thường dùng để: + Thông báo, xác nhận sự vật, sự việc không có hoặc không xảy ra ( Câu phủ định miêu tả ). + Phản bác một ý kiến, nhận định nào đó (Câu phủ định bác bỏ ). _ Câu có chứa từ phủ định có thể dùng để khẳng định. Đó là khi: + Câu có hai từ phủ định: không ... không... + Câu có một từ phủ định và từ “sao”: không...sao? 6. a. Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói hoặc viết ra. Khi xác định hành động nói, cần dựa vào hoàn cảnh giao tiếp. b. Hành động nói được chia thành 5 nhóm: _ Hành động trình bày: kể, tả, khẳng định, dự báo,... _ Hành động hỏi. _ Hành động điều khiển: mời, yêu cầu, ra lệnh, khuyên... _ Hành động hứa hẹn: hứa, bảo đảm, đe doạ. _ Hành động bộc lộ cảm xúc: cảm ơn, xin lỗi, than phiền. c. Sự khác nhau về hành động nói giữa hai câu: _ Câu “ Em hãy học bài đi!” thực hiện hành động nói điều khiển. _ Câu “Em đang học bài à?” thực hiện hành động nói hỏi. 7. a. _ Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại với người hội thoại. _ Vai xã hội được xác định bằng những quan hệ giữa những người tham gia hội thoại: + Quan hệ ngang hàng hay trên – dưới xét theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình, chức vụ xã hội... + Quan hệ thâm sơ xét theo mức độ tình cảm. b. _ Để lịch sự và hội thoại tiếp diễn bình thường, những người tham gia hội thoại cần chú ý: + Tôn trọng lượt lời nói của nhau, tránh ngắt lời người khác. + Biết bắt lời người hỏi, nói cho kịp thời để tránh có những khoảng im lặng kéo dài. _ Người nói cần sử dụng các dấu hiệu khi nói hết để người hội thoại biết mà bắt cho kịp lời. Đó là các dấu hiệu: + Các từ ngữ dứt câu: à, ư, nhỉ, nhé. + Ngữ điệu. + Im lặng. 8. * Phải lựa chọn trật tự từ trong câu, vì: * Việc lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích: _ Thể hiện rthứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động... ( thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói...). _ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. _ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. _ Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói. _ Trong chuỗi liệt kê, trật tự từ nhằm thể hiện quan hệ tăng dần hoặc giảm dần của các đặc điểm, tính chất. * Chọn đáp án A. GV: trần văn thắng HS:.......................................... .......Lớp:............................................ ************************************************************************** ôn tập tiếng việt cuối năm I. nội dung ôn tập: _ Các kiểu câu: Câu nghi vấn, Câu cầu khiến, Câu cảm thán, Câu trần thuật, Câu phủ định. _ Hành động nói. _ Hội thoại. _ Lựa chọn trật tự từ trong câu. _ Chữa lỗi diễn đạt ( lỗi lô gíc ). II. câu hỏi và bài tập vận dụng: 1. a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn. Nối thông tin ở cột A với cột B cho hợp lí để làm rõ những trường hợp chính của câu nghi vấn. A. Kiểu câu nghi vấn B. Hình thức biểu thị 1. Câu nghi vấn có lựa chọn a. có...không, (có) đúng không, phải chăng, à 2. Câu nghi vấn không có lựa chọn b. ai, gì, đâu, sao, bao giờ, người nào, chỗ nào 3. Câu nghi vấn giả thiết c. hay, có hay không... b. Tìm những câu nghi vấn trong bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “ Ông đồ” ( Vũ Đình Liên). Chỉ rõ dấu hiệu nghi vấn trong mỗi câu. 2. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. Cho ví dụ minh hoạ. 3. a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. Cho ví dụ minh hoạ. b. Những câu cảm thán dưới đây bộc lộ cảm xúc gì? _ Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! ( Tố Hữu ) _ Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! ( Nguyễn Đình Thi ) _ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ( Thế Lữ ) _ Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. ( Tô Hoài ) 4. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. Cho ví dụ minh hoạ. 5. Thế nào là câu phủ định? Câu phủ định thường dùng để làm gì? Khi nào câu phủ định dùng để khẳng định? 6. a. Thế nào là hành động nói? Căn cứ để xác định hành động nói? b. Hành động nói được chia thành mấy nhóm ( kể tên )? Câu “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột” thuộc nhóm hành động nói nào? c. Chỉ ra sự khác nhau về hành động nói giữa hai câu: _ Em hãy học bài đi! _ Em đang học bài à? 7. a. Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Cách xác định vai xã hội trong hội thoại? b. Người tham gia hội thoại cần chú ý những gì để cuộc hội thoại thân mật, lịch sự? Những dấu hiệu nào thường dùng khi hội thoại để thể hiện hết một lượt lời? 8. Vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu? Việc lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích gì? Cách sắp xếp trật tự từ trong câu nào dưới đây gợi ấn tượng về sức sống của những mầm măng? A. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. C. Tua tủa, dưới gốc tre, những mầm măng. B. Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa. D. Những mầm măng tua tủa dưới gốc tre.

File đính kèm:

  • docthuyen.doc