Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ phản ánh kết quả dạy – học của cả giáo viên và học sinh mà còn tác động mạnh tới các khâu khác của quá trình dạy học. Vì vậy để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học không thể không đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập toán học của học sinh. Kiểm tra định kỳ giúp HS kiểm tra lại mức độ lĩnh hội kiên thức đã học. bên cạnh đó còn giúp GV kịp thời phát hiện ra những thiếu sót hạn chê trong trong quá trình dạy và học.
Môn sinh học ở trường THCS là một môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu về thực vật, động vật, con người, sinh thái và các quy luật di truyền. Nhờ môn học này học sinh hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và bản thân con người. Vì vậy thiết kế đề kiêm tra môn sinh học ở trường THCS cũng mang những tính đặc trưng.
HS ở những trường vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn trong học tập học nói chung và môn sinh học nói riêng. Vì vậy kiến thức các em lĩnh hội được qua học tập và các kênh thông tin khác chắc chắn sẽ ít nhiều bị hạn chế. Để kiểm tra đúng về mức độ nhận thức kiến thức và kỹ năng của HS ở vùng khó khăn cần thiết kế đề kiểm tra phù hợp.
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Thiết kế đề kiểm tra định kỳ môn sinh học theo hướng đổi mới cho trường vùng khó khăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
Câu hỏi trắc nghiệm: Có nhiều loại câu hỏi:
Câu hỏi đúng, sai: (Hạn chế sử dụng)
Câu hỏi ghép đôi:
Cột A
Cột B
1
A
2
B
C
Lưu ý: Số ý ở cột A ít hoặc nhiều hơn ý ở cột B, các ý không xếp theo thứ tự tương ứng
Câu hỏi điền khuyết: lưu ý không chép nguyên văn câu dẫn ở SGK, mỗi chỗ trống chỉ có một đáp án đúng, chỗ trống không điền số, các câu dẫn đủ cơ sở suy luận để tìm ra đáp án đúng.
Câu hỏi nhiều lựa chọn: lưu ý
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4) Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng.
11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
7) Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
9) Khi viết câu hỏi nên chú ý các vấn đề: Độ dài của bài làm (câu trả lời); Mục đích bài kiểm tra; Thời gian để viết bài kiểm tra; Các tiêu chí cần đạt.
10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Kỹ thuật thiết kế câu hỏi
Các câu hỏi nên diễn đạt sao cho có thể kiểm tra được nhiều lĩnh vực và mức độ học khác nhau của HS như: nhớ, hiểu, vận dụng, kỹ năng, thái độ. Có thể sử dụng các từ nghi vấn chung về phẩm chất, về phương thức, về nguyên nhân, về kết quả, về mối quan hệ, so sánh, chứng minh, ...để tạo ra các câu hỏi cụ thể.
1. Những câu hỏi nhằm khai thác vốn tri thức, vốn sống, những hiểu biết đã có của HS có thể dùng các từ hỏi chung như sau:
- Em đã biết gì về.......?
- Cho một ví dụ về......?
2. Những câu hỏi đòi hỏi HS phải giải thích có thể dùng các từ hỏi chung như sau:
- Hãy giải thích tại sao........?
- Em có thể giải thích như thế nào về ........?
3. Những câu hỏi đòi hỏi HS phải phân tích, so sánh có thể dùng các từ hỏi chung như sau:
- Nêu rõ những điểm giống nhau, khác nhau giữa ......và......là gì?
- Những đặc điểm nào chứng tỏ..............?
4. Những câu hỏi đòi hỏi HS nêu lên những phán đoán, những dự đoán, những giả định của mình (trong giải quyết vấn đề, nghiên cứu,...) có thể dùng các từ hỏi chung như sau:
- Điều gì sẽ sảy ra nếu.......?
- Thử dự đoán xem.........như thế nào? khi/nếu.......
- Hiện tượng đó có thể sảy ra không nếu.......
Ngoài ra, trong câu hỏi nên sử dụng các động từ như: phân tích, chứng minh, so sánh, định nghĩa, đánh giá, giải thích, xác định, minh hoạ, liên hệ, tóm tắt, mô tả quá trình,...
5. Bước 5 - Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác;
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra, làm nổi bật sự mô tả mỗi tiêu chí trong bảng ma trận mà tốt nhất là mô tả mức độ hoàn thành công việc của học sinh sẽ tương ứng với điểm số mà họ đạt được.
2. ĐỀ KIỂM TRA ÁP DỤNG
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH 6
Thời gian: 45’
I. mục đích kiểm tra:
1.Đánh giá kết quả học tập của HS: Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các phần kiến thức: tế bào thực vật, Rễ, Thân.
2. Phát hiện lệch lạc: phát hiện ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được đối với HS, qua đó tìm ra những khó khăn và trở ngại trong quá trình học tập của HS. Phát hiện những hạn chế về công tác giảng dạy để đề ra phương án giải quyết.
3. Điều chỉnh qua kiểm tra: GV cần điều chỉnh kế hoạch dạy học sao cho thích hợp để loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của HS.
II. Hình kiểm tra:
Hình thức: TNKQ 20% + Tự luận 80%.
III. Nội dung kiểm tra:
a. Kiến thức:
- Chương I ( tế bào thực vật):
Kiến thức về tế bào, về mô, cấu tạo kính hiển vi
- Chương II ( rễ):
+Các miền của rễ và chức năng từng miền
+ Ví dụ về rễ cọc rễ chùm
- Chương III ( thân): HS giải thích được sự to ra, dài ra của thân và liên hệ thực tế việc bấm ngọn cây cà phê
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tái hiện kiến thức, tư duy tổng hợp, kỹ năng độc lập trong suy nghĩ và trình bày.
c. thái đội: có ý thức nghiêm túc, trung thực trong thi cử.
II.Ma trận
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I: Tế bào thực vật
(4 tiết)
- Xác định đượctế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia
- Xác định được chức năng của các bộ phận tế bào.
- Xác định được kết quả quá trình phân chia tế bào
- Xác định được bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi
.
.
20% = 2đ
100%=2đ
Chương II: Rễ
( 5 tiết)
-Nêu được tên các miềncủa rễ và chức năng của tùng miền .
Ví dụ về rễ cọc, rễ chùm
40%= 4đ
75%=3đ
25% = 1đ
Chương III: Thân
(6 tiết)
Giải thích được thân to ra và dài ra do đâu
Giải thích hiện tượng thực tê tác dụng bấm ngọn đối với cây cà phê
40% = 40đ
75% = 3đ
50% = 2đ
9 câu
100%= 10đ
6 câu
50%= 5đ
1 câu
30% = 3đ
2 câu
20% = 2đ
ĐỀ:
Phần trắc nghiệm(2đ):
A. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý em cho là đúng .
Câu 1: Bộ phận nào quan trọng nhất của kinh hiển vi?
A. Chân kính b. Gương phản chiếu c. Ống kính d. Đĩa quay
Câu 2 : Tế bào ở loại mô nào có khả năng phân chia?
a. Mô phân sinh b. Mô mềm c.Mô nâng đỡ d. Mô che chở(mô bì)
Câu 3 : Hình dạng của tế bào thịt quả cà chua như thế nào?
a. Hình trứng b. Hình lục giác c. Hình chữ nhật d. hình sợi dài
Câu 4: Từ một tế bào mẹ, qua quá trình phân chia tạo ra mấy tế bào con?
a. 1 b. 2 c.3 d.4
B. Em hãy dùng dấu ( ) để nối ý ở cột A nối với ý ở cột B sao cho phù hợp:
Cột A: Các bộ phận của tế bào
Cột B: Chức năng các bộ phận của tế bào
1. Nhân
a. Bao bọc ngoài chất tế bào
2. Chất tế bào
b. Làm cho tế bào có hình dạng nhất định
3. Vách tế bào
c. Là nơi diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào
4. Màng sinh chất
d. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
e. Chứa dịch tế bào
II. Phần tự luận(8đ):
Câu 1: Em hãy kể tên các miền của rễ và nêu chức năng của từng miền ? (3đ)
Câu 2: Em hãy kể một số ví dụ về cây có rễ cọc, rễ chùm mà em biết? (1đ)
Câu 3: Em hãy giải thích: thân to ra do đâu? Thân dài ra do đâu? (3đ)
Câu 4: Em hãy giải thích tại sao khi trồng cây cà phê trước khi ra hoa người ta thường bấm ngọn? (1đ)
IV. ĐÁP ÁN:
1. Phần trắc nghiệm (2đ = 0.25đ x 8 câu)
Phần A:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
a
a
b
Phần B:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
c
b
a
2. Phần tự luận (8đ )
câu
Đáp án
Biểu điểm
1
(3đ)
* Kết luận: Rễ gồm 4 miền:
- Miền trưởng thành: chức năng dẫn truyền.
- Miền hút: gồm các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
0.75đ
0.75đ
0.75đ
0.75đ
2 (1đ)
Rễ cọc: 2 trở lên VD đúng
Rễ chùm: 2 trở lênnVD đúng
0.5đ
0.5đ
3 (3đ)
- Thân dài ra: Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh (ngọn và gióng ở một số loài)
- Thân to ra do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
1.5đ
1.5đ
4 (1đ)
- Bấm ngọn khi cây chưa ra hoa giúp cây cho nhiều cành, nhiều hoa và quả hơn.
1đ
6. Bước 6: xem xét lại đề kiểm tra:
- Đề kiểm tra phù hợp với mục đích kiểm tra, hiện thực được mục tiêu tiết kiểm tra.
Đồng thời phù hợp với ma trận đề
3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
LỚP
TS HS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KÉM
GHI CHÚ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A1
33
16
48.5
11
33.3
3
9.1
2
6.0
1
3.0
6A4
36
11
30.6
8
22.2
9
25
6
16.7
2
5.5
6A5
33
8
24.2
7
21.2
7
21.2
9
27.3
2
6.1
TỔNG
102
35
34.3
26
25.5
19
18.6
17
16.7
5
4.9
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Kết luận:
Qua kết quả thực tế kiểm tra tại 3 lớp thuộc khối 6 ở trường, tôi nhận thấy trình độ học sinh giữa các lớp của khối khá chênh lệch nhau. Đề kiểm tra nhìn chung phù hợp với đa số học sinh của trường. Tuy nhiên các đơn vị kiến thức về liên hệ thự tế vào bài làm phần lớn học sinh còn lúng túng. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần yêu cầu học sinh lien hệ kiến thức thực tế nhiều hơn.
Kiến nghị:
Đối với giáo viên dạy sinh 6:
Do HS khối sáu khá bỡ ngỡ đối với phương pháp dạy và học ở môi trường THCS, vì vậy giáo viên cần nhiệt tình, thân thiện hoen đối với các em. Phải bám sát chuẩn KTKN để truyền đạt các kiến thức phù hợp với trình độ các êm. Và đặt biệt trong khâu ra đề kiểm tra đánh giá định kỳ cần căn cứ chuẩn KTKN, căn cứ trình độ học sinh ở vùng miền để ra đề cho phù hợp.
Đối với nhà trường: cần bổ sung trang thiết bị dạy học, có phòng thực hành bộ môn để công tác dạy và học đạt hiệu quả hơn. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng các bài kiểm tra của các em.
Cư mốt, tháng 10 năm 2012
Duyệt của chuyên môn nhà trường Người viết
Nguyễn Đức Đồng
File đính kèm:
- CHUYÊN ĐỀ DE KTDG MON SINH THCS.doc