Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh Lớp 5 - Nguyễn Văn Trường

 Ở Tiểu học, học sinh được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1 và liên tục những năm học tiếp theo, đến hết lớp 5. Lời văn thực chất là những câu văn nói về quan hệ tương phản và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xảy ra hằng ngày. Cái khó của toán có lời văn là chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được ra đáp số của bài toán.

 Qua thực tế giảng dạy tôi thấy: Hướng dẫn học sinh giải toán đã khó nhưng hướng dẫn học sinh giải một bài toán có lời văn lại càng khó hơn. Mặt khác do kĩ năng đọc và hiểu đề của các em còn hạn chế. Chính vì vậy môn Toán ở Tiểu học nói chung, phần toán có lời văn ở lớp 5 nói riêng sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện và giúp học sinh học tốt ở các lớp trên.

 

doc25 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh Lớp 5 - Nguyễn Văn Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy để giúp các em phát huy hoặc khắc phục. + Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống. + Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biện chứng: việc giải toán với những nội dung thích hợp, có thể giới thiệu cho các em những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta và các nước anh em, trong công cuộc bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới, góp phần giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch v.v... Việc giải toán có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệm toán học, ví dụ: các số, các phép tính, các đại lượng v v... đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được các mối quan hệ biện chứng giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm ... Góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những phẩm chất tốt của con người lao động mới. Thông qua việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn không những chỉ giúp học sinh lớp 5 hình thành kỹ năng giải toán có lời văn tốt mà còn nâng cao kỹ năng giải các bài toán khác trong chương trình toán 5. Trong năm học 2013- 2014 vừa qua, việc học toán và giải toán nói chung và giải các dạng toán có lời văn nói riêng của học sinh lớp tôi có nhiều sự tiến bộ vượt trội, đặc biệt là điểm khá giỏi tăng dần lên, điểm trung bình và yếu ít dần đi. Cụ thể như sau: Kết quả khảo sát đầu năm môn Toán của lớp 5B có 28 học sinh: Điểm 9- 10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Điểm 3- 4 Điểm 1- 2 SL % SL % SL % SL % SL % 5 17,9 6 21,4 16 57,1 1 3,6 0 0 Kiểm tra cuối học kì I, năm học: 2013- 2014. Điểm 9- 10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Điểm 3- 4 Điểm 1- 2 SL % SL % SL % SL % SL % 8 28,6 10 35,7 10 35,7 0 0 0 0 Kiểm tra cuối năm, năm học: 2013- 2014. Điểm 9- 10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Điểm 3- 4 Điểm 1- 2 SL % SL % SL % SL % SL % 14 50 7 25 7 25 0 0 0 0 Việc học tốt môn toán giúp học sinh phát triển óc tư duy, lập luận, rèn tính cẩn thận, rèn kỹ năng diễn đạt chọn ý.. Do đó còn giúp học sinh học tốt ở các môn học khác. Góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh trong năm học 2013- 2014. * Về học sinh: + Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: 28/ 28 = 100% + Học lực: Giỏi 7 em = 25% , Khá 10 = 35,7 % , Trung bình 11 em = 39,3 % + Hoàn thành chương Trình tiểu học: 28/ 28 = 100% * Về các cuộc thi: + Viết chữ đẹp cấp trường: 3 HS + Rung chuông vàng cấp trường: 2 HS + Giải toán qua mạng cấp trường: 1 HS + Giao lưu học sinh giỏi cấp trường: 1HS + Rung chuông vàng cấp huyện: 1HS + Viết chữ đẹp cấp huyện: 1 HS. 6. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Trong hoạt động dạy - học, người giáo viên ngoài việc tìm tòi phương pháp học đúng để lĩnh hội tri thức mới hình thành nên kỹ năng, kỹ xảo từ đó hoàn thành nhiệm vụ dạy học. Với đề tài “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”. Bản thân tôi mới nghiên cứu và đưa ra áp dụng thử nghiệm trên lớp mà tôi đang chủ nhiệm. Tôi thấy rằng: muốn học tốt môn Toán nhưng lại không có phương pháp học đúng thì kết quả học toán sẽ không cao. Do vậy, muốn có phương pháp học tốt phù hợp với môn Toán là rất cần thiết. Đặc biệt là ở lứa tuỏi học sinh Tiểu học. Có kết quả môn Toán cao là nhờ biết kết hợp các phương pháp học đúng, giúp học sinh hiểu bài nhanh và nhớ lâu. Do vậy, việc dạy toán có lời văn một cách hiệu quả giúp các em trở thành những con người linh hoạt, sáng tạo, làm chủ trong mọi lĩnh vực và trong cuộc sống thực tế hàng ngày. Những kết quả mà tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu không phải là cái mới so với kiến thức chung về môn Toán ở bậc Tiểu học, song lại là cái mới đối với bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và cảm thấy cần nâng cao kỹ năng giải toán có lời văn ở bậc Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. Với sáng kiến kinh nghiệm về: “ Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 5”, có thể đưa vào áp dụng giảng dạy trong các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Bình. 7. Mục đích và những điểm khác biệt được áp dụng của sáng kiến: Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và cái gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đã cho và cái phải tìm; Suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra. Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó, tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v... Để đạt được mục đích trên, giáo viên phải thực hiện các yêu cầu sau: - Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính, các thuật ngữ,( chuẩn bị cho học giải toán) - Tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán. - Tổ chức rèn kĩ năng giải toán. - Rèn luyện năng lực khái quát hoá giải toán. * Cần phân hoá trình độ, đối tượng học sinh có thể phân hoá như sau : + Đối với học sinh yếu : Tạo tình huống để các em tri giác nhận dạng các bài tập có liên quan. + Đối với học sinh trung bình: Có thể giúp các em nhận diện các bài tập hình học qua việc phân tích đặc điểm các dạng bài tập hình học qua việc phân tích đặc điểm dạng bài tập bằng con đường trực giác, nhận dạng góc, cạnh. . . + Đối với học sinh khá : Ở trình độ này đã có thể thực hiện đuợc các bài tập có tính lôgích giữa các tính chất của các hình và bản thân các hình . Một số bài tập có tính chất định nghĩa hình. Còn những tính chất khác sẽ được xây dựng bằng suy diễn, Hình thành hệ thống câu hỏi từ định nghĩa đến các tính chất của các hình : Hình bình hành , hình thoi . . . . . + Đối với học sinh giỏi: Các em nhận dạng bài tập một cách nhanh nhẹn thực hiện tư duy trừu tượng. Tự đặt câu hỏi gợi mở vấn đề trong các bài tập dần dần tiến tới xây dựng hệ thống tư duy suy diễn trừu tượng. Sau khi đã phân hoá đối tượng cần tổ chức đa dạng phong phú giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và thành thạo kĩ năng. Điều này có nghĩa là phải tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tính cực, Học sinh là người tham gia vào các hoạt động ấy, chúng tự tìm tòi, tự khám phá . . . Tổ chức cho các em tự học, tự đọc sách, cách lấy thông tin, cách phân tích và hiểu thông tin. Những câu hỏi những tình huống của giái viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với học sinh, làm cho học sinh hứng thú, tó mò học sinh tìm hiểu câu trả lời đúng, tạo niềm tin chiến thắng cho các em. Giáo viên quan tâm đồng đều tới các đối tượng học sinh trong lớp, chấm chữa tay đôi với những học sinh kém và luôn có những lời động viên, nhắc nhở để các em tiến bộ hơn. Sau khi học sinh đã giải được bài toán thì học sinh phải có khả năng khái quát và rèn luyện năng lực giải toán. Giáo viên có thể tiến hành hoạt động này như sau: + Yêu cầu học sinh tìm cách giải khác cho bài toán. + Đưa một vài đề toán thiếu hoặc thừa dữ kiện hoặc điều kiện của bài toán + Tổ chức cho học sinh lập đề toán tương tự với bài toán đã giải hoặc lập bài toán ngược với bài toán đã giải. + Rèn luyện cho học sinh có kĩ năng lập bài toán dựa vào tóm tắt hoặc dựa vào lời giải. 8. Thời gian thực hiện sáng kiến: Sáng kiến: “ Rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5”, tôi mới áp dụng và thực nghiệm giảng dạy trong năm học 2013- 2014 vừa qua. 9. Kiến nghị, đề xuất: + Đối với nhà trường: Nhà trường cần có đủ sách tham khảo cho giáo viên và học sinh về môn Toán. Thường xuyên có những buổi sinh hoạt chuyên môn bàn về cách dạy, cách học các dạng toán tiểu học, nhất là toán có lời văn để giáo viên và học sinh có nhiều cơ hội tiếp xúc để được học hỏi, chia sẻ  kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói chung và các dạng toán hay, toán khó nói riêng. + Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về giải toán Toán. Giáo viên trong khối đưa ra các đề bài toán để các thành viên thảo luận, đưa ra các cách giải và tìm ra một cách giải ngắn gọn, dễ hiểu đối với học sinh. + Đối với giáo viên: Trước khi lên lớp phải nghiên cứu kỹ bài giảng, tìm ra phương pháp dạy phù hợp với từng bài học. Tạo không khí học tập sôi nổi, lôi cuốn học sinh tập trung chú ý nghe giảng, kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ, sáng tạo làm cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả. + Đối với phụ huynh: Mua đủ sách giáo khoa cho học sinh và các loại sách tham khảo về môn Toán. + Đối với học sinh: Chăm chỉ học tập. Cần rèn luyện tốt phương pháp suy luận lôgic. + Với Phòng giáo dục và các cấp quản lí: Ngoài các chuyên đề về đổi mới phương pháp, ngoài thi giáo viên giỏi, Phòng giáo dục cũng có thể tổ chức các chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi để giáo viên trong huyện có thể học tập được kinh nghiệm. Bên cạnh các cuộc thi giải toán cho học sinh, Phòng giáo dục cũng có thể tổ chức cho giáo viên thi giải toán nhằm nâng cao trình độ tay nghề và tạo được phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Vấn đề giải toán có lời văn là vấn đề rất rộng mà trong phạm vi hạn hẹp của sáng kiến kinh nghiệm không thể nói hết được. Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ mà trong quá trình giảng dạy bản thân đã rút ra được. Chắc chắn còn nhiều sai sót, rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp quản lí. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xác nhận Của thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) D­¬ng Thµnh, ngµy 20 th¸ng 5 n¨m 2014. Người báo cáo: NguyÔn V¨n Tr­êng.

File đính kèm:

  • docsang kien kinh ngiem Toan 5 cuc hay.doc
Giáo án liên quan