Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS - Phạm Trọng Tú

Bên cạnh các mối quan hệ trong trường thì hoạt động chuyên môn là môi trường, là lĩnh vực để đội ngũ cán bộ giáo viên gắn kết nhau, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Qua hoạt động chuyên môn từng cá nhân tự học tập, trao đổi, bổ sung cho nhau những kinh nghiệm và bài học để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy, cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới. Chính vì vậy, việc chỉ đạo công tác chuyên môn một cách khoa học, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng đội ngũ có khả năng chuyên môn vững vàng là lực lượng nòng cốt trong hoạt động chủ đạo của nhà trường. Thực tế qua các năm làm công tác chuyên môn ở trường, tôi đã nhận thấy bên cạnh các giáo viên có năng lực, đạt chất lượng cao trong giảng dạy, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, quy chế chuyên môn thì vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực hiện tốt về nề nếp chuyên môn, chất lượng giảng dạy chưa cao và riêng bản thân tôi cũng còn hạn chế về mặt kinh nghiệm quản lí chuyên môn nên tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu về đề tài “Một vài kinh nghiệm trong việc quản lí chuyên môn ở trường THCS Phong Khê trong năm học 2013 – 2014”

doc27 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS - Phạm Trọng Tú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh, nó có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng, qua kết quả này học sinh tự đánh giá mức độ đạt được và tự mình ôn tập, củng cố , hoàn thiện các nội dung mà các em còn hạn chế, hình thành thái độ học tập tích cực. Riêng đối với giáo viên, kết quả đó vừa phản ánh thành tích học tập của học sinh vừa giúp giáo viên tự đánh giá vốn tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của mình đối với học sinh. Chính vì vậy mà người cán bộ quản lí cần phải nắm được tình hình giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh như thế nào? Để giáo viên thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, tôi đã thực hiện một số công việc sau: - Thông qua sinh hoạt chuyên môn, tuyên truyền phổ biến lại cho giáo viên nắm bắt được ý nghĩa, tầm quan trọng, chức năng và các yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững quy định về kiểm tra, thi, ghi điểm, đánh giá xếp loại học lực của học sinh theo các quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bắc Ninh /QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 10 năm 2006 của Bộ GD&ĐT, CV 1418 /SGDĐT- GDTrH ngày 06/9/2010của Sở GD&ĐT Bắc Ninh hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp THCS. - Tổ chức kiểm tra, thi đúng quy chế. Tất cả các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm ra học kì phải được Ban giám hiệu hoặc tổ khối duyệt trước khi giáo viên tổ chức cho học sinh kiểm tra. Đề kiểm tra định kì, học kì phải có mục tiêu cần đạt, thành lập ma trận đề, có hướng dẫn chấm cụ thể. Hình thức ra đề kiểm tra thường xuyên, định kì là loại đề tự luận hoặc loại đề kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. Riêng đối với đề kiểm tra học kì, hình thức đề là kiểu đề tự luận hướng vào vận dụng và thực hành dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn hoc, từng khối lớp. - Nhấn mạnh lại yêu cầu của đề kiểm tra: nội dung đề kiểm tra đánh giá phải hướng vào mục tiêu toàn diện và vận dụng, thực hành lí thuyết, tuyệt đối không ra đề mang tính lý thuyết buộc học sinh phải viết lại những điều đã học thuộc lòng; cần tích cực nghiên cứu các nội dung tập huấn , tài liệu về nội dung kiểm tra đánh giá, tài liệu chuẩn kiến thức khi ra đề; yêu cầu của đề kiểm tra cần phù hợp ở 3 mức độ: biết, thông hiểu và vận dụng sáng tạo( Bài kiểm tra cuối học kì dành tối thiểu 50% làm bài cho các nội dung thông hiểu, vận dụng sáng tạo) + Đối với các môn KHXH cần tăng cường ra đề mở nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề và tạo cơ hội cho học sinh biểu đạt chính kiến của bản thân khi làm bài. Đối với các môn KHTN cần phát triển kỹ năng tư duy, thực hành, thói quen vận dụng sáng tạo - Quy định giáo viên chấm bài, trả bài đúng hạn ( sau một tuần đối với kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết trả theo đúng quy định trong phân phối chương trình), cho điểm công khai tại lớp đối với kiểm tra miệng. Riêng đối với các bài kiểm tra viết cần có nhận xét chung cho toàn lớp và lời phê riêng cho từng bài, khi trả bài cần yêu cầu học sinh sữa lỗi nếu mắc phải (đối với các tiết trả bài có trong phân phối chương trình) Bên cạnh đó, tôi còn kiểm tra tình hình giáo viên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh như thế nào thông qua việc dự giờ, xem xét hồ sơ của giáo viên ở các mặt sau: Giáo viên có lên lịch kiểm tra kịp thời không thông qua lịch báo giảng hàng tuần, kế hoạch thực hiện kiểm tra trong các học kì. Giáo viên có lưu đề kiểm tra, đáp án chấm và những nhận xét sau khi chấm bài không? Việc thực hiện kiểm tra của giáo viên có đúng tiến độ không? Số cột điểm ở mỗi thời kì như kiểm tra miệng, viết 15 phút, viết một tiết, kiểm tra thực hành có đủ không? Giáo viên chấm và trả bài có đúng thời hạn không? Bài chấm có lời phê đầy đủ không? Trong giờ học giáo viên có vận dụng cho điểm khi học sinh trả lời vấn đáp, xây dựng bài một cách thoả đáng, động viên được tinh thần học tập của học sinh hay không?.... Với việc thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh mà giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp đã phát hiện được học sinh giỏi để bồi dưỡng và học sinh yếu kém để có kế hoạch phụ đạo kịp thời , từng bước dần nâng cao chất lượng giáo dục tại nhà trường. 4. Kết quả đạt được Qua một năm áp dụng một vài biện pháp trên vào thực tiễn công tác quản lí chuyên môn tại đơn vị, bản thân tôi thấy việc thực hiện chuyên môn đi vào nề nếp, giáo viên tích cực trong giảng dạy, một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn trong các năm trước và đầu năm học này đã có những chuyển biến tốt, cụ thể: + 100% giáo viên đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình giảng dạy, không có trường hợp nào cắt xén chương trình. + 100% GV thực hiện đúng, đạt yêu cầu về qui định chuyên môn, số lượng hồ sơ chuyên môn đạt tốt trên 60%. Việc kiểm tra đánh giá học sinh có chất lượng sát thực hơn + Dự giờ: 32 tiết. Kết quả đánh giá xếp loại như sau: 21 tiết giỏi, 10 tiết khá, 1 tiết trung bình. Nhìn chung giáo viên rất chu đáo từ khâu chuẩn bị và thực hiện giờ dạy trên lớp, rất tích cực trong việc thực hiện đổi mới phương pháp, phát huy có hiệu quả đồ dùng dạy học trên lớp, tổ chức điều khiển lớp học sinh học tập tích cực + Kết quả thi lí thuyết và thi giảng giảng dành cho CSTĐCT, CSTĐCS: Tổng số GV dự thi Số GV thi lí thuyết đạt Số GV thi giảng đạt tiết giỏi 14 11 10 - Chất lượng giáo dục: + Học lực: 35,98% Giỏi; 38,1% Khá; 24,34% Trung bình; 1,06% yếu; 0,52% kém. + Hạnh kiểm: 79,89% Tốt; 16,4% Khá; 3,71% Trung bình, không có hạnh kiểm yếu. + Học sinh giỏi cấp huyện: 03 học sinh, cấp tỉnh : 04 học sinh. III. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp Quản lí chuyên môn chính là quản lí việc giảng dạy và các họat động khác của giáo viên. Để hoạt động chuyên môn đi vào nề nếp cũng như thúc đẩy chất lượng hoạt động của nhà trường thì người quản lí chuyên môn phải thực hiện một vài biện pháp cơ bản sau: - Nghiên cứu và chỉ đạo sâu sát việc thực hiện tốt chương trình giảng dạy các bộ môn, nắm vững những vấn đề trọng tâm trong việc thực hiện chương trình theo sự chỉ đạo của cấp trên để kịp thời hướng dẫn giáo viên những vấn đề khó trong chương trình, giải đáp những thắc mắc, giúp đỡ giáo viên thực hiện chuyên môn và để quản lí, giúp giáo viên thực hiện đúng và đủ chương trình cả về mặt tiến độ thời gian và chất lượng - Thực hiện tốt việc kiểm tra công tác chuẩn bị và thực hiện giờ dạy trên lớp của giáo viên. Bởi vì soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp là một khâu quan trọng của dạy học, đó là sự lựa chọn của giáo viên về nội dung (kiến thức cơ bản , kiến thức trọng tâm, lôgic của khoa học), về phương pháp giảng dạy thể hiện những hoạt động của thầy, những hoạt động của trò, về hình thức tổ chức dạy học ( ở lớp, ở phòng thí nghiệm thực hành, học ngoài thiên nhiên) , việc chuẩn bị giờ lên lớp tốt sẽ quyết định một phần thành công của giờ lên lớp. Do đó người cán bộ quản lí cần chỉ đạo giáo viên, tổ trưởng chuyên môn tổ chức tốt khâu chuẩn bị giờ lên lớp và quan tâm đầu tư một cách thích đáng cho giờ lên lớp, qua kiểm tra giờ dạy trên lớp không chỉ thấy được các nhược điểm, thiếu sót của giáo viên mà còn phát hiện những kinh nghiệm, những sáng tạo của giáo viên để phổ biến lại, học tập lẫn nhau. Qua dự giờ phát hiện ra những vấn đề trao đổi giữa giáo viên với nhau, quan hệ giữa các bộ phận trong nhà trường phục vụ cho công tác dạy học giúp cho người quản lí có những nhận xét khách quan, trung thực hơn về tình hình thực hiện giờ lên lớp để có những quyết định quản lí phù hợp cho công tác quản lí giờ lên lớp của mình. - Quản lí tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ nhằm mục đích đánh giá thực trạng, điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn tạo điều kiện nhận định, điều chỉnh hoạt động của thầy, giúp người cán bộ quản lí đánh giá sát hơn về kết quả đào tạo của hoạt động dạy học cả về định lượng lẫn định tính 2. Phạm vi áp dụng Là cán bộ quản lí chuyên môn năm thứ tư nên kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế, song với việc thực hiện đề tài này tại trường mà tôi đang công tác, tôi thấy bước đầu có hiệu quả. Và tôi hy vọng đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các trường THCS , đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới để góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. 3. Kiến nghị - Sở GD&ĐT Long An, Phòng GD&ĐT Mộc Hoá cần tổ chức các buổi học tập, trao đổi dành cho cán bộ quản lí để tạo điều kiện cho lớp cán bộ quản lí trẻ học tập, rút kinh nghiệm từ đội ngũ cán bộ quản lí có nhiều kinh nghiệm, thành tích tốt để từng bước nâng cao chất lượng trong công tác quản lí hoặc giới thiệu, chia sẽ các sáng kiến kinh nghiệm có giá trị trong việc thực hiện chuyên môn. - Cần xây dựng thêm cho trường các phòng chức năng, phòng bộ môn, trang bị thêm các đồ dùng dạy học ( khối 8,9) với độ chính xác tương đối cao, các phần mềm, sách tham khảo phục vụ cho công tác quản lí nói chung và giảng dạy nói riêng. Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc quản lí chuyên môn mà bản thân tôi đã áp dụng thực hiện trong năm học này. Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều và bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài này không khỏi những thiếu xót. Rất mong và trân trọng đón nhận sự đóng góp của hội đồng khoa học, quý đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Bình Tân, ngày 13 tháng 5 năm 2011. Người thực hiện Phạm Thanh Phú MỤC LỤC I/ Lý do chọn đề tài: Đặt vấn đề Trang 1 Mục đích đề tài Trang 1 Lịch sử đề tài Trang 1 Phạm vi đề tài Trang 2 II/ Nội dung công việc: Thực trạng đề tài Trang 3 Nội dung cần giải quyết Trang 4 Biện pháp giải quyết Trang 4 Kết quả Trang 13 III/ Kết luận: Tóm lược giải pháp Trang 14 Phạm vi áp dụng Trang 14 Kiến nghị Trang 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO ——— & ––– Giáo trình nghiệp vụ quản lí trường phổ thông – Tập 1,2,3 của Trường Cán bộ quản lí Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Lí luận quản lí giáo dục - Trường Cán bộ quản lí Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS – Nhà xuất bản Hà Nội.

File đính kèm:

  • docKINH NGHIEM CONG TAC QUAN LI GD.doc
Giáo án liên quan