Chuyên đề Phương pháp sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học mỹ thuật

1/ Kiến thức:

- Học sinh nhận biết về những hình ảnh, tài liệu môn học một cách sâu sắc.

2/ Kĩ năng:

- Vận dụng được những hình ảnh, tài liệu đưa vào bài vẽ một cách thực tế.

3/ Thái độ:

- Qua đó học sinh trân trọng và yêu quý hơn

 

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học mỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH TỔ: NĂNG KHIẾU PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG GIÁO CỤ TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MỸ THUẬT ( Thời gian trình bày 45 phút) I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Học sinh nhận biết về những hình ảnh, tài liệu môn học một cách sâu sắc. 2/ Kĩ năng: Vận dụng được những hình ảnh, tài liệu đưa vào bài vẽ một cách thực tế. 3/ Thái độ: Qua đó học sinh trân trọng và yêu quý hơn II. NỘI DUNG: 1/ Cơ sở xây dựng chuyên đề: Trong trương trình THCS có rất nhiều môn học, đặc trưng của các môn học có khác nhau, nếu như việc dạy toán, văn ở trường không nhằm đào tạo học sinh thành những nhà chuyên môn, thì việc dạy mĩ thuật cũng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những nhà nghệ sĩ. Cùng với các môn học khác, môn mĩ thuật cung cấp cho học sinh những kiến thức giáo dục về thẩm mĩ, tập cho các em biết nhìn ra cái đẹp, tiếp đó là bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ ( rung động trước cái đẹp) góp phần tạo nên sự hình thành nhân cách toàn diện cho các em. Theo qui luật phát triển của tự nhiên thì một khi đời sống vật chất của xã hội được nâng cao thì nhu cầu về mặt thẩm mỹ càng phát triển, chính vì thế trong chương trình giáo dục mới thì mục tiêu giáo dục đặt ra đó là phải làm sao để học sinh biết cảm nhận, biết tạo ra cái đẹp đã được đưa lên ngang hàng với các mục tiêu khác. Đối với các em học sinh học vẽ là một trò chơi có sức hấp dẫn kỳ lạ, hầu như mọi học sinh đều thích vẽ. Những bức tranh đầy sáng tạo của các em làm chúng ta từ ngạc nhiên đến cảm động, từ vui mừng đến hy vọng. Không hẳn em nào cũng biết vẽ đẹp mà chưa cảm nhận hết cách thể hiện và sự tinh tế còn hạn chế, tính liệt kê các hình ảnh chưa cao. Tuy nhiên không hẳn em nào cũng thích vẽ và biết vẽ đẹp ngay mà nó cần được thầy cô phải có sự nhạy bén, những phương pháp phù hợp giúp cho các em học và nắm được kiến thức một cách có hiệu quả nhất. 2/ Phương pháp thực hiện: Sử dụng giáo cụ trực quan ngay phàn mở đầu: Thông thường vào lớp GV hay gập khuôn việc kiểm tra bài củ bằng hình thức chấm bài thực hành hoặc trả lời các câu hỏi lí thuyết từ đó gây sự nhàm trán đối với học sinh. Bằng cách sử dụng giáo cụ trực quan để học sinh nhận biết trả lời câu hỏi và tổ chức trò chơi nhỏ để dẫn học sinh vào bài mới. Cụ thể cho phương pháp này ở tiết vã theo mẫu: “Giới thiệu tỉ lệ khuôn mặt người” Nội dung Phương pháp tổ chức 1/ Quan sát nhận xét: - Giới thiệu một số tranh, ảnh chân dung của một số tỉ lệ nam, nữ…và gợi ý học sinh trả lời các câu hỏi: - HS quan sát nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên. 2/ Giới thiệu cơ bản tỉ lệ khuôn mặt người: -GV treo tranh tỉ lệ khuôn mặt và giới thiệu: Chia theo theo chiều dài của khuôn mặt: Tóc; từ đỉnh đầu đến trán. Trán; 1/3 khuôn mặt. Mắt; 1/3 từ lông mày đến chân mũi. Miệng; 1/3 từ chân mũi đến cằm. Tai; khoảng từ ngang lông mày đến mũi. Chia theo theo chiều rộng của khuôn mặt. Khoảng cách giữa 2 mắt bằng khoảng 1/5 chiều rộng của khuôn mặt. Chiều dài mỗi con mắt bằng khoảng 1/5 chiều rộng của khuôn mặt. Hai thái dương bằng khoảng 2/5 chiều rộng của khuôn mặt. Khoảng cách gữa hai cánh mũi thường rộng hơn khoảng cách giữa hai con mắt. Miệng rộng hơn mũi. 3/ Thực hành: HS làm bài. GV hướng dẫn. - Thực hành trên giấy và cho HS lên bảng vẽ. 4/ Nhận xét – đánh giá: - GV lựa một số bài vẽ nhanh đẹp của HS để nhận xét: - Gợi ý HS nhận xét về hình dáng, đặc điểm chi tiết khuôn mặt. + GV treo tranh cho HS nhận biết về sự khác nhau của từng khuôn mặt ( nam, nữ ) - Tại sao ai cũng có tóc, tai, mũi, miệng…nhưng tại sao ta lại không nhận nhầm giữa người này và người khác? HS trả lời GV treo một số hình dáng các khuôn mặt khác nhau để HS nhận biết về hình dáng các khuôn mặt: - Hình dáng các khuôn mặt treo trên bảng giống nhau hay không? - Khuôn mặt có dạng hình gì? HS trả lời GV giới thiệu thêm về hình dáng khuôn mặt ( Hình quả trứng, trái xoan, hình vuông, mặt dài…) GV giới thiệu tỉ lệ tương quan các bộ phận: + GV treo tranh cho HS nhận biết về tỉ lệ theo chiều dày, rộng của khuôn mặt: - Tỉ lệ chia theo dài có mấy phần? - Tỉ lệ chia theo chiều rộng có mấy phần? - So sánh sự khác nhau giữa tỉ lệ khuôn mặt người trưởng thành và tỉ lệ khuôn mặ trẻ em? HS trả lời: - GV treo hình dạng khuôn mặt khác nhau cho HS lên bảng chia tỉ lệ: ò 4 3 2 1 Treo bài vẽ của học sinh lên bảng: ò 4 3 2 1 - HS nhận xét theo cảm nhận riêng. - GV nhận xét bổ xung 3/Biện pháp thực hiên: Trong quá trình giảng dạy người giáo viên không chỉ nói suông, mà phải kết hợp chặt trẻ giữa giáo cụ trực quan tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập. Trong qúa trình dạy giáo viên không nhất thiết minh họa trực trực tiếp trên bảng mà chỉ cần sử dụng giáo cụ trực quan cho học sinh nhận biết. - Để cho các em nhanh chóng nắm bắt được bài và dễ hiểu hơn, giáo viên cần cố gắng sưu tầm nhiều tranh (ảnh) minh hoạ đẹp ( phong phú về thể loại) - Các giáo cụ trực quan phải thay đổi liên tục sau mỗi buổi học giáo viên nhận xét bài trực tiếp cùng với sự tìm tòi của học sinh cái được, cái chưa được của bài sẽ giúp các em khắc phục nhược điểm. - Kết thúc giờ học, học sinh tự treo bài lên tường cả lớp làm 1 đoàn người xem triển lãm, và học sinh tự nhận xét đánh giá bài vẽ. - Giáo viên tạo trò chơi kết thúc trong giờ học tạo cho các em một không khí vui tươi ham học thì trong các em đã từng bước một hình thành khẳ năng cảm thụ thẩm mĩ. Trên đây tôi chỉ đề cập một phương pháp nhỏ trong quá trình giảng dạy. Ngoài ra chúng ta có thể kết hợp nhiều phương pháp khác để dạy học, chắc chắn rằng chuyên đề của tôi không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của quí thầy cô. 4/Trao đổi thảo luận của tổ chuyên môn: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Giaùo vieân thöïc hieän Tröông Quoác Khöông

File đính kèm:

  • docChuyen de mi thuat.doc
Giáo án liên quan