Chuyên đề: Phương pháp dạy học tích cực - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Minh Phúc

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

 "Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.

 PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

 Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".

 

doc19 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Phương pháp dạy học tích cực - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Minh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đệu dân ca tiêu biểu của xứ Nghệ? VÍ DẶM 2. Hàng ngang thứ hai: có 10 chữ cái, Tên của một đoạn trích trong một truyện thơ nổi tiếng được học ở chương trình ngữ văn10 LỜI TIỄN DẶN 3. Hàng ngang thứ ba có 3 chữ cái: sử thi Đăm Săn của dân tộc nào ở Tây Nguyên? Ê ĐÊ 4. Hàng ngang thứ tư có 9 chữ cái, Sauk hi Mị Châu chết xác của nàng biến thành gì? NGỌC THẠCH 5. Hàng ngang thứ năm có 11 chữ cái: Khi chạy đến bờ biển, vua An Dương Vương đã kêu cứu ai? SỨ THANH GIANG 6. Hàng ngang thứ sáu có 4 chữ cái: Một trong hai biểu tượng về tình nghĩa vợ chồng? GỪNG 7. Hàng ngang thứ bảy có 5 chữ cái: Tên một bài thơ của Chế Lan Viên có sử dụng chất liệu văn học dân gian CON CÒ 8. Hàng ngang thứ 8 có 9 chữ cái: tên một loại bánh ă vào này Tết của dân tộc ta BÁNH CHƯNG 9. Hàng ngang thứ 9 chữ cái CÓ 9 : Quê hương của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng? QUẢNG NGÃI 10. Hàng ngang thứ 10 có 12 chữ cái: tên một thể loại văn học dân gian kể về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử qua đó thể hiện thái độ của nhân dân ta ? TRUYỀN THUYẾT 11. Hàng ngang thứ 11 5 chữ cái: phần thưởng mà mụ gì ghẻ hứa sẽ cho Tấm và Cám nếu ai bắt được nhiều tôm và tép hơn ? YẾM ĐỎ HÀNG DỌC: VIÊN NGỌC QUÝ Đây là đánh giá của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng về vai trò của văn học dân gian 1 V I D Ă M 2 L Ơ I T I Ê N D Ă N 3 Ê Đ Ê 4 N G O C T H A C H 5 S Ư T H A N G G I A N G 6 G Ư N G 7 C O N C O 8 B A N H C H Ư N G 9 Q U A N G N G A I 10 T R U Y Ê N T H U Y Ê T 11 Y Ê M Đ O III. Thực hành ứng dụng Giáo án thể nghiệm phương pháp dạy học tích cực Đọc văn: VỢ NHẶT (Tiết 1) - Kim Lân - A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh nắm được 1. Kiến thức: - Những nét tiêu biểu về tác giả Kim Lân - Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và trân trọng tình yêu thương, niềm khát khao hạnh phúc của họ - Hiểu được tình huống truyện đặc sắc của tác phẩm và giá trị của nó 2. Kĩ năng: - Nhận diện và phân tích tình huống truyện trong tác phẩm truyện ngắn hiện đại 3. Thái độ: - Biết trân trọng những khát khao hạnh phúc, niềm tin mãnh liệt của con người. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Ngữ văn 12 (tập 2) - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 12 C. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, gợi tìm, hoạt động nhóm. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ ? Ở chương trình THCS, em đã được học tác phẩm nào của Kim Lân ? Ấn tượng của em về tác phẩm ấy ? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung ? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Kim Lân? ? Em biết gì về xuất xứ tác phẩm “Vợ nhặt”? HS trả lời GV cho HS xem một số hình ảnh về nạn đói năm 1945 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản GV chiếu sơ đồ, yêu cầu học sinh tóm tắt theo sơ đồ ? Em có nhận xét gì về nhan đề của tác phẩm? HS trả lời GV nhận xét, chốt ý GV cho HS thảo luận nhóm: * Nhóm 1: Truyện “Vợ nhặt” xoay quanh sự kiện nào? Sự kiện ấy tác động ra sao đến tâm lí các nhân vật? *Nhóm 2: Vì sao việc Tràng lấy vợ lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân xóm ngụ cư? * Nhóm 3: Em có nhận xét gì về tình huống trong tác phẩm “Vợ nhặt”? *Nhóm 4: Ý nghĩa của tình huống truyện trong tác phẩm “Vợ nhặt” (nghệ thuật, nội dung)? Các nhóm thảo luận trong thời gian từ 5 -7 phút GV nhận xét, chốt ý chính trên bảng phụ ? Thông quan tình huống truyện trong tác phẩm , em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội ngày nay? I. Tiểu dẫn 1. Tác giả - Tên khai sinh của nhà văn Kim Lân là Nguyễn Văn Tài (1920 – 2007). - Kim Lân là cây bút chuyên viết về truyện ngắn, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Đề tài quen thuộc trong sáng tac của ông là cuộc sống nông thôn và hình tượng người nông dân - Kim Lân từng phải bươn chải kiếm sống bằng rất nhiều nghề và chính vốn sống phong phú ấy đã tạo cho những sáng tác của ông một sự đằm sâu. - Nguyên Hồng: Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với cuộc sống thuần hậu nguyên thủy ở nông thôn. 2. Tác phẩm - Tiền thân của truyện ngắn “Vợ nhặt” là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Cuốn tiểu thuyết này được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dở dang và bị mất bản thảo. Hòa bình lập lại, dựa trên một phần cốt truyện cũ, nhà văn viết truyện ngắn “Vợ nhặt”. - Tác phẩm được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962) è Từ dung lượng một cuốn tiểu thuyết, sau được rút gọn lại là một truyện ngắn cùng với độ lùi thời gian đã khiến cho “Vợ nhặt” trở thành một tác phẩm xuất sắc, kết tinh tài năng và tâm trí của Kim Lân. - Truyện viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945 – một trong những trang bi thảm nhất của lịch sử dân tộc ta. Mùa xuân năm Ất Dậu, từ Lạng Sơn đến Quảng Trị, dân ta lâm vào nạn đói chưa từng thấy trong lịch sử: hơn hai triệu người chết đói, nạn đói mà theo Nam Cao “có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng mình” (Đôi mắt). II. Đọc – hiểu văn bản * Tóm tắt tác phẩm Trẻ con Ngýời dân Bà cụ Tứ Anh Tràng Sáng hôm sau Chiều hôm trýớc 1. Nhan đề và tình huống truyện a. Nhan đề - “ Vợ nhặt” là một cách kết hợp từ đặc biệt + Vợ : danh từ => Chỉ một điều thiêng liêng + Nhặt: động từ => Nhặt nhạnh, nhặt vu vơ, của rơi của rụng ngoài đường è Một kết hợp từ đặc biệt chỉ có trong nạn đói năm 1945. Cái đói đã đẩy đến những cảnh bi hài kịch: mạng người trở nên rẻ rúng, có thể “nhặt” được như người ta nhặt bất cứ đồ vật gì. Phải đặt vào truyền thống dân tộc coi “Người ta là hoa đất”, coi việc dựng vợ gả chồng là đại sự thì mới thấy hết câu chuyện nhặt vợ này bi đát làm sao. è Nhan đề “Vợ nhặt” đã tạo ấn tượng , kích thích sự chú ý của người đọc. Đây không phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi, có cứi xin theo phong tục truyền thống của người Việt mà là nhặt được vợ. Chỉ riêng hai chữ “vợ nhặt” cũng nói lên khá nhiều về cảnh ngộ, số phận của các nhân vật. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên thân phận thê thảm và tủi nhục của người nông dân trong nạ đói khủng khiếp năm 1945 è Xót xa về thân phận con người b. Tình huống truyện - Đối với truyện ngắn, tình huống truyện giữ vai trò hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. - Sự kiện: Tràng nhặt được vợ dễ dàng giữa nạn đói khủng khiếp năm 1945 è Sự kiện này tác động mạnh mẽ đến tâm lí tất cả mọi người: người dân xóm ngụ cư, lũ trẻ con, bà cụ Tứ và ngay chính bản thân Tràng. Tất cả mọi người đều ngạc nhiên, vui mừng xen lẫn lo âu. è Đây là một tình huống éo le, bất ngờ, độc đáo, vừa bi vừa hài - Tràng là một anh chàng xấu xí, nghèo khổ, dân ngụ cư, mang tiếng ế vợ lại nhặt được vợ dễ dàng, lại có vợ theo không về nhà. Và cũng chính vì trong hoàn cảnh đói khát, mọi việc đều có thể bỏ qua cho nên Tràng mới lấy được vợ. - Lấy vợ vốn là một sự kiện trọng đại của cuộc đời “Trăm năm tính cuộc vuông tròn. Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”, thế nhưng với Tràng, mọi chuyện diễn ra vô cùng chóng vánh, đơn giản tưởng như một trò đùa. Chỉ với mấy câu hò, bốn bát bánh đúc, Tràng lấy được vợ. Chuyện xảy ra nhanh đến mức chính bản thân Tràng cũng thấy ngạc nhiên “Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. - Dựng vợ gả chồng vốn là chuyện vui, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, nhưng việc Tràng lấy vợ lại khiến tất thảy mọi người nặng trĩu nỗi lo âu, buồn tủi. - Tràng lấy vợ giữa nạn đói khủng khiếp, ghê sợ, “một đám cưới nhỏ nhoi giữa một đám ma khổng lồ”: Thần chết hiện hình lên qua những dáng vẻ vật vờ, xanh xám như những bóng ma; qua mùi ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây của xác người; qua những tiếng khóc hờ tỉ tê , tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết. Giữa cái đám ma khủng khiếp ấy, Tràng lại lấy vợ. è Ý nghĩa của tình huống truyện: - Nghệ thuật: + Tạo sự hấp dẫn, cuốn hút + Bộc lộ tính cách và tâm lí nhân vật - Nội dung + Phản ánh thân phận con người bị rẻ rúng: Không quen biết, cũng chẳng cần đến ăn hỏi, cheo cưới, chỉ cần mấy lời tầm phào và mấy bát bánh đúc là có vợ. Cái giá của một con người thật rẻ rúng. + Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã đẩy nhân dân vào cảnh điêu đứng vì “một cổ hai tròng” + Thể hiện khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc của con người “Bài ca ca ngợi sự sống”: Ngay trên bờ vực của cái chết, khi thần chết thò bàn tay gớm guốc của mình vào từng gia đình, khi bản năng con người được trỗi dậy mạnh nhất thì họ vẫn khao khát hạnh phúc, tổ ấm gia đình, vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và không bao giờ cạn kiệt niềm tin vào tương lai, hi vọng. Niềm khao khát mang tính nhân bản là trường tồn, là bất diệt, và chính nhờ nó mà con người tồn tại mãi trên cõi đời này Kim Lân: “Khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người”. è Thể hiện tài năng và tấm lòng của Kim Lân. 4. Củng cố và hướng dẫn học bài 4.1. Nắm các kiến thức cơ bản 4.2. Hướng dẫn học bài - Chuẩn bị bài mới: Vợ nhặt (Kim Lân) + Diễn biến tâm lí các nhân vật : Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt + Giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm C. TỔNG KẾT Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu. Mục tiêu cuối cùng của việc đổi mới chính là tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, biến hoạt động nhận thức của người học từ thụ động chuyển sang chủ động và linh hoạt. Chính vì thế, việc áp dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là vô cùng cần thiết trong quá trình giảng dạy nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy

File đính kèm:

  • docChuyen de BDTX module 18 Phuong phap day hoc tich cuc.doc