1/ Kiến thức:
Cung cấp một số kiến thức ban đầu, kiến thức về:
- Con người: Các bộ phận của con người, dinh dưỡng, phòng một số bệnh và tai nạn.
- Tự nhiên: thực vật, động vật, một số hiện tượng tự nhiên, bầu trời và trái đất. Các sự vật hiện tượng,mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên.
- Xã hội: các sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong xã hội tại (gia đình, trường học).
2/ Kĩ năng
- Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi
- Tự chăm sóc bản thân, phòng tránh các tệ nạn
- Phân tích, so sánh và đánh giá một số mối qun hệ của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2441 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp dạy học môn: Tự nhiên và xã hội Khối 1,2,3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHỐI 1,2,3
****************
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
Cung cấp một số kiến thức ban đầu, kiến thức về:
- Con người: Các bộ phận của con người, dinh dưỡng, phòng một số bệnh và tai nạn.
Tự nhiên: thực vật, động vật, một số hiện tượng tự nhiên, bầu trời và trái đất. Các sự vật hiện tượng,mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên.
Xã hội: các sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong xã hội tại (gia đình, trường học).
2/ Kĩ năng
- Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi
- Tự chăm sóc bản thân, phòng tránh các tệ nạn
Phân tích, so sánh và đánh giá một số mối qun hệ của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người
3/ Thái độ:
Yêu thiên nhiên, con người
- Có thái độ đúng với bản thân, gia đình
4/ Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng sống là khả năng tâm lí xã hội của mỗi cá nhân có thể có được trong việc giải quyết các đòi hỏi và ứng phó một cách tích cực với thử thách của cuộc sống hàng ngày.
+ KN giao tiếp + PP GDKNS:
+KN tự nhận thức + Động não
+ KN xác định giá trị + Đóng vai
+ KN ra quyết định + Trò chơi
+ KN kiên định + Kể chuyện
+ KN xác định mục tiêu + Thảo luận nhóm
II/ Phương pháp và hình thức dạy- học
PP dạy học
1/ PP hỏi đáp:
Khái niệm:
Đặt câu hỏi là KN hướng dẫn cách tư duy (phân tích, so sánh, tổng hợp) cách tìm hiểu, điều tra, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, đánh giá….trong dạy học môn tự nhiên xã hội
Phân loại:
b1: Theo đối tượng
b2: Theo yêu cầu sư phạm
Áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá
Yêu cầu:
Nội dung;
-Rõ ràng, chính xác, ngắn, dể hiểu
-Logic, phù hợp với nội dung bài và trình độ học sinh
- Gây hứng thú học tập, kích thích được suy nghĩ, động não của học sinh
- Tránh câu hỏi: chung chung quá khó hoặc quá dể, có câu trả lời sẵn
Hình thức:
- Hỏi bằng lời (Học sinh hỏi học sinh, học sinh hỏi giáo viên)
- Sử dụng cách ( Nghĩ- Trao đổi - Chia sẻ)
- Hỏi bàng tranh ảnh
Hỏi bằng câu đố
2/ PP thảo luận
Khái niệm:
Thảo luận là sự bàn bạc, trao đổi ý kiến vào quan niệm của mỗi cá nhân được tham gia về một sự việc, hiện tượng hay một vấn đề nào đó.
Tình huống sử dụng:
Thảo luận một phần bài học: để tìm tòi, khám phá, xác định vấn đề hoăc xử lý thông tin đã thu thập hoặc để nhận thức, đánh giá một vấn đế
Tầm quan trọng
Học hỏi lẫn nhau - bộc lộ ý kiến của mình
Mạnh dạn, tích cực hơn - Tập diễn đạt
Tổ chức học nhóm:
Cá nhân: (phát triển bài, củng cố)
Theo cặp: (phát triển bài)
Nhóm nhỏ: (phát triển bài)
Cả lớp: giới thiệu, kết luận
GV: + Luôn thay đổi nhóm
+ Hướng dẫn chi tiết công việc
Hoạt động nhóm:
Bước 1: hình thành nhóm
Bước 2; Giao việc cho nhóm bằng phiếu
Bước 3: Hoạt động nhóm: + Từng cá nhân làm việc
+ Tập hợp kết quả làm việc
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả Bổ xung
Bước 5: Giáo viên kết luận ( hình thành tri thức mới)
:3/ PP đóng vai
Qui trình:
Bước 1: giáo viên đặt tình huống cụ thể
Bước 2:
+ Học sinh tự giác nhận vai và sáng tạo lời thoại.
+ Học sinh khác:suy nghĩ, quan sát
Bước 3: diễn vai
Bước 4; Đánh giá- GV tổng kết
4/ PP trò chơi học tập
định nghĩa: Tổ chức có nội dung gắn với hoạt động học tập
Vai trò:
+ Thay đổi hình thức học tập.
+ Thoải mái, hấp dẫn, cởi mở, nhanh nhẹn
+ Tự giác tích cực
+ Củng cố và hệ thống hóa kiến thức
Yêu cầu: thú vị, đơn giản, đa số, ít thời gian, đạt mục đích học tập.
Cách xây dựng tổ chức:
+ Thi đua
+ Thưởng - phạt
+ Tính điểm
+ Rõ ràng
+ Tuyên dương - khen thưởng
Hình thức tổ chức dạy học:
Dạy học trên lớp
Dạy học đồng loạt cả lớp
Dạy học theo nhóm
Chia nhóm
Tổ chức hoạt động nhóm.
c. Dạy học cá nhân:
2. Dạy học ngoài lớp - tham quan
a. Dạy học ngoài lớp: (ngoài thiên nhiên)
* Trình tự tiến hành
+ chuẩn bị
Tìm hiểu địa điểm trước.
Có hai phương án cho thời tiết: tốt -xấu.
Xác định trung tâm kiến thức
Dự kiến cách ngồi, đứng xung quanh đối tượng
Qui định về kĩ luật, an toàn trên đường đi và trong học tập
+ Tiến hành bài giảng:
- Nêu mục đích bài học
- Hướng dẫn quan sát đối tượng học tập (nhóm đặt câu hỏi QS)
- Gv hướng dẫn và gợi ý cho HS rút ra kết luận
- Gv tổng kết buổi học (trong lớp)
b. Tham quan
* Trình tự tiến hành tham qua
* Chuẩn bị:
- Xác định mục đích, trọng tâm của buổi tham quan.
- Ôn lại một số kiến thức đã học cần cho việc tham quan.
- Giới thiệu sơ lược nơi sẽ đến tham quan
- Thời gian tham quan
- Chuẩn bị nội dung để giao việc cho từng nhóm
- Chuẩn bị phương tiện đi lại
* Trình tự tiến hành:
- Người hướng dẫn giới thiệu các nơi cần tham quan
- HS nghe thu thập tư liệu…..
- HS đặt câu hỏi cho hướng dẫn viên
- GV tổng kết buổi tham quan
III/ Mẫu kế hoạch bài dạy:
A/ Mục tiêu:
Kiến thức
Kỹ năng + KNS
Thái độ
B/ Chuẩn bị: GV?, HS?
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GV
HS
Thường có 3 hoạt động trở lên
Khởi động: Trò chơi, hát…….
HĐ1: (tên hoạt động theo pp chính thời gian dự kiến)
Mục tiêu: ( ghi mục tiêu nhỏ trong mục tiêu lớn)
Các bước tiến hành:
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3
(Gv làm gì? Lưu ý gì tron mỗi hoạt động)
Kết luận:
HĐ2: (như trên)
HĐ3: (như trên)
HS làm gì?-
Hình thức hoạt động như thế nào?
Ngày 4 tháng 4 năm 2011
Người thực hiện
Lâm Thị Thu Trang
,
File đính kèm:
- SKKN LUYEN DOC VA VIET.doc