Chuyên đề Những vấn đề chung về phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam

Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam chưa có giai cấp công nhân theo đúng nghĩa của nó. Đội ngũ công nhân Việt Nam bắt đầu xuất hiện khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (từ năm 1897 đến năm 1914). Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh. Sự phát triển của một số ngành công nghiệp, khai khoáng, dệt, giao thông vận tải, chế biến, dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh. Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân các ngành công thương nghiệp, 8,1 vạn công nhân các đồn điền trồng cây công nghiệp

Như vậy sự khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã dẫn tới sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việc Nam và là điều kiện xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam.

Quá trình phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam là tiền đề hình thành tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm của phong trào công nhân thế giới, năm 1921, đồng chí Tôn Đức Thắng bắt đầu vận động thành lập Công hội ở Ba Son. Công hội đã trở thành linh hồn của phong trào bãi công của công nhân Ba Son, Sài Gòn - Chợ Lớn những năm 1920-1925. Ngoài tổ chức Công hội do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập, còn có Liên đoàn công nhân lái tàu trên các bến Viễn Đông; tổ chức Hội ái hữu của thủy thủ Việt Nam trên các hãng tàu biển của Pháp được thành lập từ năm 1922.

 

docx16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3434 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Những vấn đề chung về phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ban quan hệ lao động, các Ủy ban, Hội đồng quốc gia về các vấn đề có liên quan đến công nhân, viên chức và lao động. - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, biện pháp phối hợp với Nhà nước để bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghề nghiệp cho công nhân, viên chức và lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; phối hợp với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở Trung ương tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội trong công nhân, viên chức và lao động. - Quyết định phương hướng, biện pháp đổi mới tổ chức, cán bộ; thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và các chính sách đối với cán bộ công đoàn. - Tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính, tài sản công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; chỉ đạo các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, nghỉ ngơi của công đoàn các cấp. - Mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế theo đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. - Thông qua quyết toán, dự toán ngân sách hàng năm, quyết định các chủ trương, biện pháp quản lý tài chính, tài sản công đoàn. 2. Liên đoàn Lao động tỉnh. thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố); Công đoàn ngành Trung ương a) Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố được tổ chức theo địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với các quy định của Luật Công đoàn. Đối tượng tập hợp của Liên đoàn Lao động tỉnh thành phố gồm đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động trên địa bàn. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo trực tiếp các Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn Tổng công ty (thuộc tỉnh, thành phố), Công đoàn khu công nghiệp và các Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc (kể cả Công đoàn cơ sở các đơn vị của Trung ương không có Công đoàn ngành Trung ương hoặc Công đoàn Tổng công ty). Là tổ chức công đoàn theo địa bàn tỉnh, thành phố, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố có các nhiệm vụ: + Đại điện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, lao động trên địa bàn. + Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và nghị quyết Ban Chấp hành Công đoàn tỉnh, thành phố. + Tham gia với cấp ủy đảng, các cơ quan nhà nước tỉnh, thành phố về chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, các vấn đề liên quan đến đời sống, việc làm, điều kiện làm việc của công nhân, viên chức, lao động. + Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội của công nhân, viên chức và lao động trên địa bàn. + Phối hợp với cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các chính sách về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ người lao động tại địa phương. + Tham gia hội đồng trọng tài lao động và an toàn lao động ở địa phương, hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động; chỉ đạo công đoàn ngành địa phương, công đoàn quận, huyện, thị xã và các công đoàn trực thuộc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. + Tổ chức giáo dục nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ và các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao trong công nhân, viên chức, lao động. + Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công đoàn ngành Trung ương cần phải phối hợp chặt chẽ để cùng nhau chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Công đoàn các cấp thuộc ngành trên địa bàn và lãnh thổ. b) Công đoàn ngành Trung ương - Công đoàn ngành Trung ương do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với đặc điểm của ngành và các quy định của Luật Công đoàn. Trường hợp trong một bộ có Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty vực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chức năng nhiệm vụ được thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đối tượng tập hợp của Công đoàn ngành Trung ương là đoàn viên công nhân, viên chức, lao động cùng ngành thuộc các thành phần kinh tế. Công đoàn ngành Trung ương trực tiếp chỉ đạo các Công đoàn cơ quan bộ, Công đoàn các ban của Đảng, đoàn thể Trung ương, Công đoàn Tổng công ty và cấp tương đương thuộc bộ, ngành. c) Công đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam Công đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam là những tổ chức Công đoàn ngành nằm trong hệ thống Công đoàn Việt Nam, tập hợp những công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các đơn vị sản xuất, khoa học, kỹ thuật, hành chính sự nghiệp, dịch vụ trong lực lượng quốc phòng và an ninh. Tổ chức và hoạt động của Công đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định sau khi thảo luận thống nhất với lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trên nguyên tắc bao đảm đúng các quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. 3. Công đoàn cấp trên cơ sở a) Công đoàn giáo dục huyện, quận, thi xã, thành phố thuộc tỉnh Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở tập hợp cán bộ, viên chức và lao động cơ quan phòng giáo dục, các trường học (công lập và ngoài công lập), đơn vị thuộc phòng giáo dục cấp huyện quản lý; do Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn Lao động huyện) quyết định thành lập hoặc giải thể sau khi thống nhất với Công đoàn giáo dục tỉnh thành phố và được sự đồng ý của liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động huyện và sự phối hợp chỉ đạo và ngành nghề của Công đoàn ngành giáo dục tỉnh thành phố. b) Công đoàn ngành địa phương Công đoàn ngành địa phương là Công đoàn cấp trên cơ sở tập hợp công nhân, viên chức và lao động cùng ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh thành phố do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập hoặc giải thể sau khi thống nhất với Công đoàn ngành Trung ương. Công đoàn ngành địa phương chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và sự chỉ đạo về ngành nghề của Công đoàn ngành Trung ương. c) Liên đoàn Lao động huyện Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, gọi chung là Liên đoàn Lao động huyện là Công đoàn cấp trên cơ sở, tập hợp công nhân, viên chức và lao động tin địa bàn huyện; do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp; quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp Công đoàn cấp trên cơ sở là Công đoàn giáo dục huyện và các công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn đóng trên địa bàn (trừ những công đoàn cơ sở đã trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành địa phương và Công đoàn Tổng công ty). d) Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là Công đoàn Khu công nghiệp) là Công đoàn cấp trên cơ sở do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp; quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo Công đoàn cơ sở thuộc các đơn vị do địa phương thành lập hoạt động trong các khu công nghiệp; phối hợp chỉ đạo Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty của Trung ương hoạt động trong các khu công nghiệp. đ) Công đoàn Tổng công ty Công đoàn Tổng công ty là Công đoàn cấp trên cơ sở tập hợp công nhân, viên chức và lao động trong các cơ sở của Tông công ty. Tổng công ty do Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập thì Công đoàn Tổng công ty đó do Liên đoàn Lao động tỉnh thành phố thành lập và chỉ đạo trực tiếp. Tổng công ty do bộ, ngành Trung ương quyết định thành lập thì Công đoàn Tổng công ty đó do Công đoàn ngành Trung ương thành lập và chỉ đạo trực tiếp  Tổng công ty do Thủ tưởng Chính phủ quyết định thành lập thì việc thành lập và chỉ đạo Công đoàn Tổng công ty đó do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định. e) Công đoàn cơ quan Trung ương Công đoàn cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Quốc hội, ban của Đảng, đoàn thể Trung ương, gọi chung là Công đoàn cơ quan Trung ương, là tổ chức tập hợp cán bộ, công chức, viên chức và lao động trong các đơn vị thuộc cơ quan Trung ương; được thành lập công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (khi có đủ điều kiện). Công đoàn cơ quan Trung ương do Công đoàn ngành Trung ương quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp. Công đoàn cơ quan Trung ương cấp trên trực tiếp cơ sơ quyết định thành lập, giải thể và trực tiếp chỉ đạo các Công đoàn cơ sở đơn vị trực thuộc cơ quan. 4. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn Công đoàn cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp, các hợp tác xã sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập; các cơ quan nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp, có 5 đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên quyết định thành lập. Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động, có 10 đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên quyết định thành lập. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được tổ chức theo bốn loại hình: - Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn. - Công đoàn cơ sở nghiệp đoàn có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn. - Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận. - Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không đủ điều kiện tồn tại và hoạt động, Công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định giải thể.

File đính kèm:

  • docxTAI LIEU TAP HUAN CONG DOAN CHUYEN DE 4.docx