Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy và học luyện từ và câu lớp 2

I.THỰC TRẠNG:Môn Luyện từ và câu ở lớp 2 cả năm có 35 tiết (1 tiết/tuần)

Dạy Luyện từ và câu là khó so với các phân môn khác,có nhiều từ,câu chưa phân định rõ ràng,nên trong khi giảng dạy giáo viên còn lúng túng.

- Tiết Luyện từ và câu thường trầm không sôi nổi học sinh tập trung chú ý chưa cao.Giáo viên lại phải chuẩn bị nhiều đồ dùng cho một tiết dạy.Mặt khác đồ dùng trực quan sẳn có ở thiết bị nhà trường chưa đáp ứng đủ cho các tiết học

- Các dạng bài tập về dấu câu,học sinh xác địnhchưa chính xác nhầm lẫn.Nguyên nhân dẫn đến sai sót này là do các em chưa nắm được khái niệm về câu.

- Khả năng xác định từ phải mở rộng vốn từ,hiểu nghĩa từ của các em còn hạn chế.

- Việc rèn luyện các kĩ năng nghe nói,đọc viết cho học sinh chưa được thường xuyên

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 17482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy và học luyện từ và câu lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ và nắm chắc hệ thống từ một cách thành thạo, biết dùng từ để đặt câu. Giáo viên cần định hướng những từ nhất định, cần thu hẹp phạm vi liên tưởng lại. Ví dụ: Khi dạy bài : “Từ ngữ về các môn học” (tuần 7) Giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi từ để giúp học sinh nắm được hệ thống của từ trong chủ đề “thầy cô” như : - Những môn nào em được học nhiều nhất? (môn Toán và Tiếng Việt) - Ngoài ra em còn học những môn học nào khác nữa? (Tự nhiên – xã hội, đạo đức, nghệ thuật…) - Trong môn Tiếng Việt em học gồm có những phân môn nào? (Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, kể chuyện, tập làm văn) - Trong môn nghệ thuật em thấy có những phân môn nào? (Thủ công, âm nhạc, mĩ thuật) - Sau đó giáo viên dùng những tấm bìa khác màu để phân biệt các môn học. Giải các bài tập hệ thống hoá vốn từ, học sinh sẽ xây dựng được những nhóm từ khác nhau. Để hướng dẫn học sinh làm những bài tập này giáo viên cần có vốn từ cần thiết và phân biệt được các loại từ. Ví dụ: Chọn từ ngữ thích hợp rồi điền vào chỗ trống để tạo thành một câu hoàn chỉnh: a/ Cháu…… ông bà b/ Con …… cha mẹ c/ Em …… anh chị - Giáo viên phải xác định cho học sinh ở bài tập này phải điền những từ ngữ nói về tình cảm mà các em đã được học. Sau đó học sinh có thể điền nhiều từ có nghĩa tương tự nhau như câu a. Cháu…… ông bà (học sinh có thể điền : kính yêu, kính trọng…) c.Dạy bài tích cực hoá vốn từ Dạng bài tập này không chỉ giúp học sinh nắm được nghĩa mà còn làm rõ khả năng kết hợp từ. Những bài tập được sử dụng ở lớp 2 là bài tập điền từ, bài tập đặt câu, bài tập tạo từ… Ví dụ: Bài “Từ ngữ về tình cảm” (tuần 12) Dùng mũi tên ( à) nối các tiếng sau thành những từ có hai tiếng rồi ghi các từ tìm được vào dòng dưới. Yêu thương quý mến kính - Giáo viên hướng dẫn học sinh bằng cách : Hướng dẫn các em tạo các từ theo từng tiếng dưới dạng sơ đồ cây. Như tiếng “yêu” ta có các từ : yêu thương, yêu quý, yêu mến… tương tự như vậy học sinh sẽ tạo các từ tiếp theo. Với các dạng bài tập này giáo viên cần cho học sinh phân tích đề bài một cách rõ ràng. Khi cần giáo viên có thể giải thích để các em nắm được yêu cầu của bài tập. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên phải nắm chắc trình tự giảng bài, cần có những dự tính cho những tình huống và những lỗi học sinh mắc phải khi giải bài tập để sửa chữa kịp thời. Cuối cùng giáo viên phải kiểm tra, đánh giá nhắm kích thích hứng thú học tập của học sinh. Muốn cho học sinh một mẫu sản phẩm tốt nhất thì người giáo viên phải chuẩn bị mẫu lời giải đúng và dùng nó đối chiếu với bài làm của học sinh. Với những bài làm sai giáo viên không nhận xét chung mà chỉ rõ bài học sinh sai ở đâu và chuyển từ lời giải sai sang lời giải đúng. d. Dạy bài khái niệm câu Quá trình hình thành khái niệm câu có thể chỉ ra theo các bước sau: Đưa ngữ liệu và phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ những dấu hiệu bản chất của khái niệm. Khái quát hoá dấu hiệu thiết lập quan hệ giữa các dấu hiệu của khái niệm đưa thuật ngữ (học sinh nắm thao tác so sánh và tổng hợp) Để chuẩn bị dạy khái niệm câu giáo viên cần đặt trong hệ thống chương trình để thấy rõ vị trí của nó đồng thời phải nắm chắc nội dung khái niệm. Đây chính là nội dung mà giáo viên cần đưa đến cho học sinh. Do tính chất thực hành cũng như để phù hợp với đối tượng học sinh nhỏ tuổi theo mỗi giáo viên khi dạy cần tự lập một bảng ghi rõ thứ tự các khái niệm câu được dạy để thấy được cái nhìn tổng quát và chính xác. Như vậy, để thực hiện giảng dạy phần khái niệm câu trong một bài, giáo viên cần linh hoạt sử dụng kết hợp các phương pháp như: trực quan, hỏi đáp, để phân tích, so sánh và giảng giải để rút ra kiến thức của bài học. Mục đích cuối cùng của việc dạy khái niệm câu trong nhà trường là sử dụng chúng một cách có ý thức để thực hiện chính xác tư tưởng, tình cảm trong hình thức nói và viết. Vì vậy, thực hành câu nhất thiết phải được dạy một cách có định hướng, có kế hoạch thông qua hệ thống bài tập câu. Các bài tập nhận diện, phân tích trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài tập giáo viên cần đặt ra những câu hỏi thích hợp đối với mỗi thành phần học sinh nhận diện ra chúng. Những bài tập xây dựng tổng hợp chủ yếu nằm ở cấp độ câu, nó được xây dựng thành nhóm: Nhóm các bài tập theo mẫu gồm: - Bài tập viết theo mẫu làm rõ ý nghĩa của câu - Trả lời câu theo mẫu có sẵn. Nhóm các bài tập này, giáo viên đưa ra các ví dụ và làm mẫu. Ở đây ví dụ phải là mẫu đích thực và câu hỏi cần dần dần tăng độ khó. Ví dụ: Khi dạy câu kiểu : Ai / là gì ? Trước khi vào bài dạy giáo viên cần phân tích mẫu, cho học sinh lấy ví dụ theo câu kiểu Ai / là gì ? Sau đó mới đi vào thực hành nói và viết theo câu kiểu Ai / là gì ? Câu kiểu Ai / là gì ? tức là giới thiệu về người, vật … nào đó. Ví dụ: - Lan / là học sinh lớp 2A (Ai / là gì ?) Ai là gì - Điện thoại / là phương tiện thông tin nhanh nhất (Cái gì / là gì ?) Cái gì là gì - Cò và Vạc / là đôi bạn thân (con gì / là gì?) Con gì là gì Sau đó giáo viên cho học sinh thực hành với bài tập sau: Bài tập 1: Đặt câu theo mẫu dưới đây rồi ghi vào chỗ trống: Ai (hoặc cái gì, con gì) Là gì ? Mẫu: Bạn Vân Anh ……………………………………… ……………………………………… là học sinh lớp 2A ……………………………………… ……………………………………… Bài tập 2: Ghi từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu: Ai (hoặc cái gì, con gì) Là gì ? Em …………………………………….. ……………………………………… Là đồ dùng học tập thân thiết của em. Các nhóm bài tập sáng tạo gồm các dạng bài tập như sau: bài tập biến dạng các kiểu câu, bài tập xác định dấu câu và tự viết hoa, bài tập xây dựng theo cấu trúc đã cho, bài tập cho trước đề bài yêu cầu đặt câu, bài tập dựa vào tranh để đặt câu, cho từ yêu cầu đặt câu… Với nhóm bài tập này giáo viên cần đưa tranh để phân tích chủ đề và làm mẫu… Hướng dẫn học sinh làm bài và bổ sung thêm để có những câu văn hay đủ độ lớn, có cấu trúc đầy đủ và có sức biểu hiện đồng thời dùng phương pháp trò chơi để kích thích sáng tạo, thi đua học tập của học sinh. Giáo viên cần phải có nội dung rõ ràng về số lượng bài tập nhiều tiết không thể sử dụng hết bài tập trong sách học sinh mà phải lựa chọn hoặc làm phiếu bài tập để giảm bớt thời gian làm bài tập, tích cực hoá hoạt động của học sinh. Khâu tổ chức làm bài tập giáo viên phải nắm được trình tự làm bài tập và dự tính được những câu trả lời của học sinh và những sai phạm mà các em có thể mắc phải để chuẩn bị sẵn phương án sửa chữa khi học sinh không giải được bài tập thì giáo viên phải cắt nhỏ từng bước để sửa sai cho học sinh. Phải dành thời gian đúng mức cho khâu kiểm tra, đánh giá. Có thể cho học sinh kiểm tra lẫn nhau, đánh giá không nhất thiết phải cho điểm nhưng có mẫu lời giải đúng để học sinhh tự đối chiếu, đánh giá bài làm của mình. 3. Để việc dạy và học phân môn luyện từ và câu được tốt, tôi còn quan tâm tới một số điểm sau: Giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức, lập bảng chương trình để thấy được mối quan hệ và mức độ yêu cầu của mỗi bài học. Các bài tập cần phải phù hợp với đối tượng học sinh, giáo viên cần linh hoạt sử dụng các bài tập thiết thực có tác dụng trực tiếp đối với học sinh. Đối với mỗi dạng bài tập cần có tài liệu tham khảo cho cả giáo viên và học sinh nhằm bổ sung kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết. Tư duy của học sinh tạo cho các em có cơ sở để phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. Ví dụ: Khi dạy các tiết hướng dẫn TH Tiếng Việt vào buổi chiều, với bài “Ôn các từ ngữ về loài chim” tôi đã đưa ra các câu hỏi về loài chim. Sau đó yêu cầu học sinh giải thích và nêu đặc điểm của các loài chim đó. Như: Câu đố thứ nhất: Con gì nho nhỏ Cái mỏ xinh xinh Chăm nhặt, chăm tìm Bắt sâu cho lá Con chim sâu – Câu đố thứ hai: Mỏ dài lông biếc Trên cành lặng yên Bỗng vút như tên Lao mình bắt cá Là con chim gì? Chim bói cá - Câu đố thứ ba: Mỏ cứng như dùi Gõ luôn không mỏi Cây nào sâu đục Có tôi ! Có tôi ! Chim gõ kiến – Câu đố thứ tư: Con gì đậu ở trên cao Cúc cu gáy rộn đón chào nắng mai Chim cu gáy – Sau khi học sinh đã giải xong câu đố về loài chim, giáo viên hỏi: Dựa vào các câu đố ở trên con hãy nêu đặc điểm của con chim sâu, chim bói cá, chim gõ kiến, chim cu gáy? Việc rèn luyện các kỹ năng: nghe, đọc, nói và viết cần đưa vào phân môn luyện từ và câu một cách đầy đủ hơn và thường xuyên hơn. Nhất là hai kỹ năng nói và viết. Cần chú ý sửa nói ngọng cho học sinh, sửa những lỗi chính tả cho học sinh và luyện cho các em viết các câu văn hay và nội dung đảm bảo về mặt hình thức. III : KẾT LUẬN Phân môn luyện từ và câu có một vị trí rất quan trọng cho việc phát triển văn hoá của đất nước, bởi vì một đất nước phát triển thì trước tiên con người phải phát triển. Cho nên việc rèn luyện từ và câu cho học sinh là thiết thực mang đầy đủ ý nghĩa. Thực tế cho thấy trong phân môn luyện từ và câu thì kỹ năng dùng từ để đặt câu là rất cơ bản và trọng tâm của môn Tiếng Việt. Muốn làm bài tập luyện từ và câu đúng và không sai yêu cầu học sinh phải nắm chắc lý thuyết và các quy tắc, định nghĩa, kỹ năng làm bài tập. Qua kết quả thực nghiệm và thực tế giảng dạy phân môn luyện từ và câu ở lớp 2, tôi thấy để tiết dạy có kết quả tốt cần thực hiện tốt các giải pháp: 1. Soạn bài các tiết luyện từ và câu thật cẩn thận và có chất lượng. 2. Thường xuyên đọc các tài liệu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, trau dồi kiến thức phân môn luyện từ và câu với các đồng nghiệp. 3.Tổ chức học tập bằng nhiều hình thức: học cá nhân, học nhóm, hái hoa dân chủ đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. 4. Sử dụng đồ dùng trực quan, làm tranh minh hoạ để tạo hứng thú học tập cho học sinh và nhớ nhanh nội dung bài học. 5. Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh tìm được những từ có nghĩa để đặt câu. 6. Cần quán triệt phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, coi học sinh làm chủ thể của hoạt động nhận thức, biến các em thành người chủ động trong quá trình học tập, lĩnh hội tri thức. Các em phải hoàn toàn tự mình tham gia mọi hoạt động nhận thức và giao tiếp. Người báo cáo Nguyễn Thị Thu Hường

File đính kèm:

  • docchuyen de nang cao chat luong day va hoc luyen tuva cau o lop 2.doc
Giáo án liên quan