Như chúng ta đã biết “văn học là nhân học”, “văn học là nghệ thuật của ngôn từ”. Chính vì vậy việc học văn không phải là đơn giản, hơn nữa trong thời đại hiện nay, môn ngữ văn không còn là “điểm đến” hấp dẫn với các em học sinh như các môn Toán, Lý, Hoá, Anh mặc dù đó là một trong 2 môn chính chiếm số lượng tiết không nhỏ. Có nhiều học sinh rất ngại học môn Văn bởi lý do là Văn viết dài, khó học, khó thuộc. Có những tác phẩm tự sự dài học sinh lười không đọc hết dẫn tời tình trạng mơ màng về nội dung, cốt truyện, nhân vật. Có những bài thơ khi học xong học sinh không nắm được những nghệ thuật tiêu biểu, nội dung của bài thơ. Những lý do trên khiến tâm lý học sinh ngại và chán học môn Văn. Vậy làm thế nào để khắc phục khó khăn đó? Làm thế nào để tiết dạy học môn Ngữ Văn thật sự có hiệu quả để thu hút học sinh say mê học tập?
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề một cách “Đọc hiểu văn bản” trong bài Ngữ Văn 8 - Năm học 2012-2013 - Hoàng Thị Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên chủ đề của truyện.
-3 sự việc:
+Giôn-xi đợi cái chết
+Giôn-xi vượt qua cái chết
+Cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.
-1 HS kể tóm tắt
-1 HS nhận xét, GV bổ xung.
-Tác giả: 1862 – 1910, nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn.
-Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên tinh thần nhân đạo, yêu thương người nghèo khổ rất cảm động.
-Truyện sáng tác khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
-Đoạn trích chiếm khoảng 11/4 phần cuối tác phẩm.
-Ngôi kể: ngôi thứ 3 –Tạo cho sự việc mang tính chất khách quan.
-Phương thúc biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
-là một hoạ sĩ nghèo, kiếm tiền bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ.
- Mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng 40 năm nay chưa thực hiện.
-Kiệt tác là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc đã được công nhận
- Sợ sệt khi thấy dây thường xuân đang rụng dần hết lá.
*H/S thảo luận theo nhóm: Tự bộc lộ: VD “có lẽ thời tiết thế này thì đêm nay chiếc lá sẽ rụng. Ta phải làm gì để cứu con bé tội nghiệp. à ta có cách rồi nếu như chiếc lá cuối cùng chưa rụng”
*Hoạt động chung cả lớp.
B.Việc cụ bơ-men làm cho Giôn-xi vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết lạnh lẽo.
-cụ vẽ âm thầm, lặng lẽ bằng chứng là: “Người ta tìm thấy chiếc thang trộn lẫn”
-Yêu thương lo lắng hết lòng cho số phận của Giôn-xi
+H/S quan sát bảng phụ 2. thảo luận nhóm, làm bài tập trắc nghiệm trên giấy.
-Đại diện lên làm trên bảng phụ.
+Tạo cho nhân vật và người đọc bất ngờ, làm nổi bật đức hy sinh và lòng vị tha của Bơ-men.
-Nghệ thuật kể chuyện đảo lộn thời gian.
-Xiu nhận xét: “đó là một kiệt tác” đó là nhận xét hoàn toàn đúng.
-Vì nó giống như thật đến nỗi 2 hoạ sĩ thật cũng không nhận ra.
- Nó ra đời trong hoàn cảnh khắc nghiệt của một tình yêu thương mạnh mẽ và sự hy sinh cao thượng.
- Nó thổi vào tâm hồn Giôn –xi hơi ấm và nghị lực, giúp cô vượt qua cái chết trở về sự sống.
- Cụ không hề nghĩ như vậy mà chỉ đơn giản là may ra có thể cứu được cô bé Giôn-xi đáng thương.
- Điều đó càng làm tăng thêm giá trị nhân văn của tác phẩm.
-Nhà văn muốn ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng vị tha của những con người nghèo khổ trên đất Mỹ nói riêng, trên mọi miền trái đất nói chung
-Nghệ thuật chân chính phảihướng tới con người và vì con người.
-VD: “Nhưng ô kìa!” “ngà hôm đó trôi qua kiểu Hà Lan” đ giúp người đoc thấy rõ thiên nhiên khắc nghiệt và chiếc lá cuối cùng đang héo tàn, theo quy luật tư nhiên nó sẽ rụng – là điều không thể tránh khỏi. Thấy được sự dũng cảm trường tồn của chiếc lá.
-Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn dây thường xuân đang rụng dần hết lá mà chẳng biết nói năng gì.
-Khi nghe Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản gần như tuyệt vọng.
-Cố hết sức chăm sóc Giôn-xi: nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ
Thể hiện tình yêu thương, chăm sóc Giôn-xi như đối với đứa em ruột thịt
Lúc đầu Xiu không hề biết sự thật đó. vì vậy mà khi Giôn-xi bảo kéo mành lên, cô đã “làm theo một cách chán nản” sau đó còn “cúi khuôn mặt hốc hác” xuống người bệnh nói lời não nuột.
-Tâm trạng ngạc nhiên không ngờ chiếc lá cuối cùng còn trên cành trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy.
-Đó là tâm trạng của Giôn-xi và Xiu
HS thảo luận:
Có thể ngay khi kéo mành lên lần thứ nhất, cô đã đến đó xem thực hư ra sao và cô đã dấu sự thật đó với Giôn-xi.
-Truyện sẽ bớt hấp dẫn vì Xiu không bị bất ngờ và không làm nổi bật được tâm trạng lo lắng thấm đượm tình yêu của xiu.
Làm cho nhân vật trở nên tinh tế, vai trò người chị của Xiu càng thêm nổi bật.
Giọng kể thủ thỉ, tâm tình như một làn hơi ấm, dịu dàng giữa đêm đông giá buốt
_ Bị bệnh nặng, nghèo, mang tâm trạng yếu đối gần như bất lực trước bệnh tật. Cô chỉ trông đợi chiếc lá cuối cùng của cái dây leo già cỗi kia rụng xuống thì cô lìa đời
_ Chán nản, mệt mỏi và tuyệt vọng buông xuôi
-Ngạc nhiên nhưng rồi lại trở lại tâm trạng ban đầu
-Tàn nhẫn, lạnh lùng thờ ơ với chính bản thân mình
-Nhìn chiếc lá hồi lâu, cô gọi Xiu để tâm sự “ có cái gì đấymuốn chết là một tội.”
-Thèm ăn cháo, uống sữa, ước mơ vẽ vịnh
-Thuốc men, sự chăm sóc nhiệt tình của bạn, khâm phục sự gan góc kiên cường của chiếc lá.
-Đó còn là quá trình đấu tranh của bản thân Giôn-Xi để chiến thắng cái chết
-Kết thúc như vậy sẽ tạo cho truyện một dư âm như còn vương vấn để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩvà dự đoán
+Tình huống 1:Giôn-xi đang tiến dần đến cái chết cuối cùng đã chiến thắng bệnh tật trở lại yêu đời.
-Tình huống 2: Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh đến cuối truyện thì lại qua đời
-Nghệ thuật: Cách kể chuyện độc đáo nhiều tình tiết hấp dẫn, Sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần, khắc hoạ rõ nét tâm lí hành động của nhân vật
-Nội dung: Làm nổi bật chiếc lá dũng cảm và chân dung những con người nghèo khổ nhưng tình yeu thương thì bao la vô tận.
-VD: “Kiệt tác của cụ Bơ- men” vì muốn đè cao nhân vật Bơ -men. Và tác phẩm nghệ thuật của cụ
-HS tuỳ chọn miễn các em lí giải phù hợp
-Vì” chiếc lá cuối cùng” có một vị trí quan trọng xuyên suet toàn bộ cốt truyện gây xúc động và nhên lên tình yêu sự sống đó là hình ảnh cảm động tận đáy lòng người và trở thành một biểu tượng nghệ thuật bất ngờ độc đáo mang ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu sắc
-HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày
-Hoạt động cá nhân
-Hoạt động nhóm
-Yêu cầu1: HS phải làm rõ chủ đề: Bức thông điệp màu xanh về tình yêu thương con người, về quan điểm nghệ thật chân chính là phải hướng tới con người, phục vụ con người.
-Yêu cầu 2:HS viết đoạn văn
I.Đọc – chú thích
1.Đọc
2.kể tóm tắt
3.Chú thích
a. Tác giả (1862 – 1910)
-Là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn.
b.Tác phẩm:
- Vị trí đoạn trích: chiếm hẳn đoạn cuối tác phẩm.
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Kiệt tác của cụ Bơ-men.
Chiếc lá cuối cùng được vẽ trong đêm mưa tuyết phũ phàng.
-Thể hiện tình thương yêu bác là:
- Đức hy sinh và lòng vị tha cao quý của cụ Bơ-men.
- Bức vẽ là một kiệt tác, là một tác phẩm nghệ thuật hướng tới con người
-Tác phẩm mang giá trị nhân văn lơn lao.
2.Tình yêu thương của Xiu.
*Cách kể chuyện, ngắt đoạn, đảo ngược thời gian làm nổi bật vai trò người chị của Xiu với Giôn-xi: Giàu lòng yêu thương, có tấm lòng vị tha cao cả.
3. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi
-Chán nản, mệt mỏi, tuyệt vọng, buông xuôi
-Tàn nhẫn, lạnh lùng, thờ ơ với chính bản thân mình
-Khát khao được sống, được làm nghệ thuật
4.Đảo ngược tình huống 2 lần
-Một cụ già đi từ sự sống đến cái chết để dẫn dắt một cô gái từ cái chết trở về sự sống
III.Tổng kết
Ghi nhớ /SGK-90
IV. Luyện tập
1.Chon nhan đề khác cho văn bản
2. Viết lại phần kết của truyện
3.Trình bầy ý tưởng vẽ tranh
V.Bài tập về nhà
b) Tính hiệu quả về việc thực hiện chuyên đề.
Những năm học 2009-2010, và 2010-2011, Học sinh lớp 8 và giáo viên dạy học tiếp xúc “đọc hiểu văn bản”, môn ngữ văn 8 bằng cách áp dụng bài dạy qua thiết kế bài giảng và sách giáo viên nên người dạy cảm thấy rất khô khan cứng nhắc. Học sinh rất khó hiểu, có những lúc tôi cảm thấy thất bại vì số học sinh hiểu bài chỉ đạt 45% rất mơ hồ khi dạy “đọc hiểu văn bản”, ít có tác dụng khi đó mọi phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế.
Đến năm học 2012-2013, tôi đã suy nghĩ trăn trở, tìm tòi và đưa ra quyết định: Dạy “đọc hiểu văn bản”, thì phải căn cứ vào đặc điểm nổi bật là tính cập nhật, tính thực tế để vận dụng vào bài học với mục đích tạo hứng thú cho học sinh, gây sự háo hức sôi nổi trong giờ học và để học sinh tiếp cận với kiến thức sách vở ra ngoài xã hội. Nên tôi đã mạnh dạn tìm tòi thống kê, đưa chuyên đề này vào chương trình đầu năm học.
Kết quả cho thấy, trong tiết học: học sinh sôi nổi hơn, say sưa hơn, thích thảo luận trao đổi nhiều hơn.
+ Qua một số câu hỏi thảo luận sau mỗi bài và bài kiểm tra thu hoạch tôi thấy: học sinh hiểu bài dễ dàng hơn, 80-90% nắm vững kiến thức cơ bản bài giảng, học sinh hứng thú ham học bộ môn ngữ văn hơn, qua đó học sinh đã biết nhận xét đánh giá mọi vấn đề đang diễn ra trong xã hội hiện nay đặc biệt môi trường sống có vai trò tác động đến nhận thức của các em.
+ Đối với giáo viên, tôi cảm thấy tự tin hơn vì có đủ những bằng chứng sống, thông tin bổ ích giúp cho mình giảng dạy vững vàng hơn trong kiến thức khi truyền thụ cho học sinh đặc biệt với các loại văn bản.
Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa (văn bản), sách giáo viên, sách thiết kế, thì người giáo viên đã cung cấp cho mình vốn tri thức từ thực tế vào quá trình đọc, tìm hiểu về tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, các tư liệu liên quan đến các loại văn bản
Biết chọn lựa những phương pháp, những giải pháp, tình huống tích cực nhất để vận dụng vào từng loại văn bản phù hợp với từng đối tượng học sinh từng vùng, từng lớp, thậm chí từng nhóm đối tượng.
Việc đọc-hiểu văn bản’’ với biện pháp dạy học bằng hệ thống câu hỏi cảm thụ văn bản được thực hiện dưới hình thức đối thoại để đem lại những kết quả tương đối khả quan. Học sinh đã biết chọn đọc những đoạn văn bản minh hoạ cho các nhiện vụ học tập mọt các chính xác học sinh có năng lực phán đoán nhanh nhạy nhưng ngữ liệu ngôn ngữ hiểu được mục đích của các văn bản. đặc biệt các em đã biết liên hệ giữa những điều có trong văn bản với thế giới bên ngoài. Trong những lời phát biểu những bài kiểm tra các em đã thực sự hiểu vàvận dụng tác phẩm một cách linh hoạt
c) Khả năng áp dụng:
Đây là một chuyên đề tôi đã áp dụng tại trường THCS Nặm Nhũng trong đầu năm học 2012-2013, là một trường vùng cao khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, khi áp dụng chuyên đề này đã phần nào thay đổi phương pháp day học nhàm chán và cách tìm hiểu văn bản của các em. Vậy nên theo tôi nghĩ với chuyên đề này có thể áp dụng với việc đọc hiểu văn bản trong trường THCS.
d) Thời gian áp dụng chuyên đề: Từ ngày 13 tháng 8 năm 2012 đến hết học kì I năm học 2012-2013.
Trên đây là báo cáo chuyên đề của bản thân tôi trong năm học 2012-2013, trong quá trình thực hiện chắc rằng còn nhiều thiếu sót cần phải bổ sung chỉnh sửa. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí dạy cùng môn để bản báo cáo được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn.
Nặm Nhũng, ngày 01 tháng 12 năm 2012
Người viết báo cáo
Hoàng Thị Hồng
File đính kèm:
- SKKN Ngu Van 8.doc