Chuyên đề Môn Tập đọc Lớp 3 Năm học: 2011 -2012

1.1 Phát triển các kỹ năng đọc và nghe:

a) Đọc thành tiếng:

- Phát âm đúng

- Ngắt nghỉ hơi hợp lý.

- Cường độ đọc vừa phải (không quá to hay đọc lí nhí)

- Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/ 1 phút.

b) Đọc thầm và hiểu nội dung:

- Biết đọc thầm, không mấp máy môi

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc), nắm được nội dung các câu, đoạn và ý nghĩa của bài.

- Có khả năng trả lời (nói hoặc viết) đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung từng đoạn hay toàn bài, phát biểu ý kiến của bản thân về một (phần) nhân vật hoặc một vấn đề trong bài đọc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Môn Tập đọc Lớp 3 Năm học: 2011 -2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 **************************** Năm học: 2011 -2012 A/MỤC TIÊU: 1.1 Phát triển các kỹ năng đọc và nghe: a) Đọc thành tiếng: - Phát âm đúng - Ngắt nghỉ hơi hợp lý. - Cường độ đọc vừa phải (không quá to hay đọc lí nhí) - Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/ 1 phút. b) Đọc thầm và hiểu nội dung: - Biết đọc thầm, không mấp máy môi - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc), nắm được nội dung các câu, đoạn và ý nghĩa của bài. - Có khả năng trả lời (nói hoặc viết) đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung từng đoạn hay toàn bài, phát biểu ý kiến của bản thân về một (phần) nhân vật hoặc một vấn đề trong bài đọc. c) Nghe: - Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. - Nghe - hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô. - Nghe - hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn 1.2 Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống, cụ thể: - Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt. - Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, cung cấp mẫu để hình thành một số kỹ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân (như điền vào các tờ khai đơn giản, làm đơn, viết thư, phát biểu trong cuộc họp, tổ chức và điều hành cuộc họp, giới thiệu hoạt động của trường, lớp,…) - Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán,…) 1.3 Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú đọc sách và yêu thích tiếng Việt. Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, thày cô, yêu trường lớp, giúp đỡ bạn bè, vị tha, nhân hậu. Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu. Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong sách giáo khoa, hình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu trên thì người giáo viên phải biết kết hợp một cách linh hoạt, hài hòa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. 2. Phương pháp: Phương pháp dạy học là cách thức dạy học của thầy cô và trò nhằm đạt được mục tiêu trong dạy học, chất lượng, hiệu quả, phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy trong phân môn Tập đọc lớp 3 thường sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp quan sát Phương pháp giảng giải Phương pháp đàm thoại Phương pháp thực hành Người giáo viên cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp và biết (kết hợp) phối hợp linh hoạt và sáng tạo. Để giờ học nhẹ nhàng giáo viên cần nắm vững và sử dụng linh hoạt các biện pháp, các hình thức tổ chức như sau: B/ NỘI DUNG DẠY HỌC VÀ CÁC HÌNH THỨC LUYỆN TẬP 1/ Nội dung dạy học; -Sách gồm 93 bài, trong đó có 30 bài thơ, 63 bài văn xuôi -Các bài bám sát theo chủ điểm, nội dung tập đọc phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau, từ gia đình, nhà trường, quê hương. 2/Các hình thức luyện tập a. Luyện đọc từng từ, từng câu, từng đoạn hay cả bài : -từng học sinh đọc. -cả nhóm hoặc cả lớp đọc đồng thanh ( Đối với bài học thuộc lòng) b. Trả lời câu hỏi: -câu hỏi tái hiện nhằm tái hiện các chi tiết trong bài -câu hỏi suy luận nhằm phân tích hoặc khái quát vấn đề trong bài. C/ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU 1/ Đọc mẫu : *Đọc mẫu của giáo viên bao gồm; -Đọc toàn bài: nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú cho HS. -Đọc câu, đoạn: nhằm hướng dẫn, gợi ý để HS nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc đúng cho HS 2/ Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài: a. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài -Những từ ngữ cần tìm hiểu +Từ ngữ khó đối với HS được chú giải ở sau bài đọc +Từ ngữ liên quan đến nội dung bài đọc -Cách hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ +Tìm từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa +Tìm từ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa (có thể phối hợp với động tác, cử chỉ để giải nghĩa từ) +Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa b. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài -Được thể hiện ở những câu hỏi và bài tập đặt sau mỗi bài -Trước hết nêu các câu hỏi SGK giúp HS tái hiện nội dung bài. Sau đó mới đặt những câu hỏi suy luận giúp các em nắm được ý nghĩa của bài. -Trong quá trình tìm hiểu bài, GV cần chú ý rèn cho HS cách TLCH , diễn đạt ý bằng câu văn gọn, rõ. 3/ Hướng dẫn HS đọc và học thuộc lòng a. Luyện đọc thành tiếng -Bao gồm các hình thức: từng HS đọc, một nhóm đọc đồng thanh, cả lớp đọc ĐT, một nhóm HS đọc theo phân vai -Trong việc luyện đọc cho HS , khuyến khích HS nhận xét về chỗ được chỗ chua được của bạn, nhằm giúp HS rút kinh nghiệm để học tốt hơn b. Luyện đọc thầm -Nhằm định hướng việc đọc hiểu -Có đoạn văn cho HS đọc 2 , 3 lần nhằm rèn luyện kĩ năng đọc c. Luyện học thuộc lòng -Ở những bài dạy có yêu cầu học thuộc lòng, GV cần cho HS luyện đọc kĩ hơn. Có thể ghi bảng một số từ làm “ điểm tựa” cho HS dễ nhớ và đọc thuộc, sau đó xóa dần hết từ làm “ điểm tựa” để HS tự nhớ và đọc thuộc toàn bài. -Tổ chức thi luyện HTL một cách nhẹ nhàng gây hứng thú cho HS 4. Đồ dùng dạy học Giáo viên cần sử dụng linh hoạt, triệt để các đồ dùng dạy học, tranh minh họa, vật thật, giấy khổ to, bút dạ, phiếu học tập, phấn màu, bảng phụ…) D/ QUI TRÌNH GIẢNG DẠY 1 Kiểm tra bài cũ: -Đối với bài tập đọc: kiểm tra HS đọc từng đoạn, hoặc kể nối tiếp mỗi em một đoạn và TLCH để củng cố tiết học trước. -Đối với bài HTL: KT HS đọc thuộc lòng đoạn hoặc cả bài và TLCH của đoạn , bài để củng cố tiết học trước. .2 Dạy bài mới. a) Giới thiệu bài. - Cần ngắn gọn, gây hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với văn bản sẽ học. Riêng bài tập đọc thuộc chủ điểm mới, giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh biết vài nét chính về nội dung chủ điểm sắp học. - Giáo viên chọn các biện pháp và hình thức dẫn dắt học sinh vào bài mới sao cho nhẹ nhàng, hấp dẫn nhưng không cầu kỳ, kéo dài thời gian. b) Luyện đọc. - Giáo viên đọc toàn bài ( Hướng dẫn cách đọc) -HS đọc nối tiếp từng câu + Luyện phát âm từ khó đọc - Đọc từng đoạn trước lớp (kết hợp luyện đọc đúng các câu và tìm hiểu nghĩa từ ngữ) - Đọc từng đoạn trong nhóm (hoặc theo từng cặp) -1 em đọc cả bài hoặc đại diện các nhóm đọc nối tiếp từng đoạn trong bài. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Luyện đọc, hiểu, trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa d) Luyện đọc lại bài tập đọc -Luyện đọc theo vai, tổ chức trò chơi luyện đọc, hướng dẫn học thuộc lòng theo yêu cầu bài dạy) e) Củng cố, dặn dò. Giáo viên hướng dẫn học sinh chốt lại ý chính (hoặc nêu ý nghĩa, đọc lại bài tập đọc,…), nhận xét về tiết học, dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài sau. *Lưu ý: Bài tập đọc - kể chuyện dạy trong 2 tiết có thể được phân bổ thời gian theo cách sau: - 1,5 tiết dành cho dạy tập đọc - 0,5 tiết dành cho dạy kể chuyện Các bài tập đọc có thể dạy theo cách “bổ dọc” hay “bổ ngang” CÁCH TRÌNH BÀY BẢNG Thứ…ngày…tháng…năm… Tập đọc: Tên bài: Luyện đọc - Từ, cụm từ cần luyện đọc - Câu, đoạn cần luyện đọc (có thể ghi vào bảng phụ) Tìm hiểu bài: - Từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nổi bật, cần ghi nhớ. Ý chính của đoạn hoặc của khổ thơ, của bài cần nhớ Trên đây là toàn bộ chuyên đề của phân môn Tập đọc lớp 3, toàn tổ đã đi đến thống nhất. Người viết: Ngô Thị Nhị Hà

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE TAP DOC L320112012.doc
Giáo án liên quan