Người xưa thường nói: “Nét chữ nết người” quả là một câu nói thâm thuý và sâu sắc. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình ”.Kinh nghiệm cho thấy, nhìn nhận ban đầu về con người thường thông qua chữ viết. Chính vì vậy việc rèn luyện chữ viết đúng và đẹp cho HS tiểu học cũng là một phương pháp để từng bước hình thành nhân cách cho HS sau này.
Phong trào rèn chữ, giữ vở được ngành đặc biệt quan tâm và được sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, trong đó nhiều chuyên gia viết sách luyện viết trên toàn quốc tham gia, góp phần giúp HS và GV trong quá trình dạy- học viết đúng, viết đẹp tốt hơn. Vì thế phong trào viết chữ đẹp đang diễn ra tích cực, nhiều thầy cô mở lớp luyện viết. Tỉnh Phú yên ta rất tự hào có thầy Bùi Xuân Các – trước công tác ở Bộ GD&ĐT, nay đã hơn 90 tuổi, đang nghỉ hưu ở Hà Nội là người viết chữ đẹp nhất nước.
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2912 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Luyện chữ viết trong trường tiểu học - Huỳnh Văn Tuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áu tạo: Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang nơi rộng nhất 1 đơn vị. Chữ l gồm 2 nét: nét khuyết trên nối tiếp nét móc ngược.
- Cách viết: Điểm đặt bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và ở giữa 2 đường kẻ dọc 1 và 2. Đưa bút lượn hơi cong lên phía trên và lượn cong theo chiều mũi tên sát đường kẻ ngang thứ 6 rồi kéo thẳng xuống. Gần đến đường kẻ ngang2 thì lượn cong viết nét móc. Điểm dừng bút nằm trên đưòng kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4.
Chữ cái h:
- Cấu tạo: Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang nơi rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ h gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét móc hai đầu.
- Cách viết: Điểm đặt bút giống điểm đặt bút chữ l (hình vẽ). Viết nét khuyết trên cao 2,5 đơn vị. Từ điểm cuối của nét khuyết lia bút dọc về phía trên đầu đường kẻ ngang 2 và tiếp tục viết nét móc hai đầu. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa đường kẻ dọc 4 và 5.
Chữ cái y:
- Cấu tạo: Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang nơi rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ y gồm 3 nét: nét thẳng ngắn xiên về bên phải, nét móc ngược và nét khuyết dưới.
- Cách viết: Viết nét thẳng xiên về bên phải theo hướng mũi tên đi lên (bắt đầu từ điểm trên đường kẻ dọc 1 và ở giữa 2 đường ngang 1 và 2, kéo lên đến dòng kẻ ngang 3). Viết nét móc ngược lên :từ điểm dừng nét thứ 1 (thẳng xiên phải), kéo thẳng xuống gần đường kẻ ngang 1 rồi lượn vòng lên cho đến khi gặp đường kẻ ngang 2. Viết nét khuyết dưới: từ điểm cuối của nét thứ hai (nét móc) lia bút thẳng lên dòng kẻ ngang 3 và từ đấy bắt đầu viết nét khuyết dưới. Điểm dừng bút nằm trên dòng kẻ ngang 2 và ở khoảng giữa đường kẻ dọc 3 và 4..
Chữ cái g:
- Cấu tạo: Độ cao 2, 5 đơn vị, chiều ngang ở chỗ rộng nhất 1 đơn vị. Chữ g gồm 2 nét: nét cong kín 1 đơn vị chiều cao và nét khuyếtdưới 2,5 đơn vị chiều cao.
- Cách viết: Viết đường cong khép kín (như viết chữ O) có chiều cao từ dòng kẻ ngang 1 đến dòng kẻ ngang 3. Viết nét khuyết dưới bắt đầu từ dòng kẻ ngang 3 kéo xuống dưới cho dủ 2,5 đơn vị (5 ô vuông) rồi vòng lên theo chiều mũi tên. Điểm kết thúc nằm trên dòng kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4.
Chữ cái b:
- Cấu tạo: Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang chỗ rộng nhất 1,25 đơn vị. Chữ b gồm nét khuyết trên và một nét thắt nhỏ.
- Cách viết: Viết nét khuyết trên như chữ l. Viết nét thắt nhỏ bên dưới dòng kẻ ngang 3. Điểm dừng bút ở bên dưới đường kẻ ngang 3.
Chữ cái k:
- Cấu tạo: Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang chỗ rộng nhất là 1,5 đơn vị. Chữ k gồm hai nét: nét khuyết trên cao 2,5 đơn vị và nét móc hai đầu có thắt nhỏ ở giữa.
- Cách viết: Viết nét khuyết trên cao 2,5 đơn vị bắt đầu từ dòng kẻ ngang thứ 2 và giữa đường kẻ dọc 1 và 2 và kết thúc nét ở giao điểm giữa dòng kẻ ngang 1 và đưòng kẻ dọc 2. Viết nét móc hai đầu có thắt nhỏ ở giữa; từ chỗ kết thúc nét khuyết trên lia bút dọc lên dòng kẻ ngang 2 rồi bắt đầu viết nét moc hai đầu có thắt ở giữa như hình vẽ. Điểm dừng bút trên dòng kẻ ngang 2 và ở giữa 2 đường kẻ dọc 4 và 5.
Cách viết nhóm chữ cái có cấu tạo nét móc phối hợp với nét cong:
Chữ cái v:
- Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ v gồm 2 nét: nét móc hai đầu và một nét thắt ở phía trên bên phải chữ.
- Cách viết: Từ điểm đặt bút trên đường kẻ dọc 1, giữa hai dòng ngang 3 và 2 lượt cong lên về bên phải chạm đến hàng kẻ ngang 3. Tiếp theo lượn bút xiên về bên phải xuống sát dòng kẻ ngang 1. Sau đó vòng tiếp và hướng lên trên cho đến gần dòng kẻ ngang 3 thì tạo một nét thắt bé.
Chữ cái r:
- Cấu tạo: Độ cao 1,25 đơn vị, chỗ rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ r gồm 3 nét: xiên phải,nét thắt, và nét móc ngược.
- Cách viết: Từ điểm đặt bút ở dòng kẻ ngang 1 đưa nét hơi cong xiên bên phải ngược lên trên đến dòng kẻ ngang 3. Tạo nét thắt nằm phía trên dòng này. Tiếp theo đưa ngang nét bút hơi lượn cong xuống để viết nét móc ngược. Điểm két thúc là giao điểm của đường kẻ dọc 4 và đường kẻ ngang 2.
Chữ cái s:
- Cấu tạo: Độ cao 1,25 đơn vị, chỗ rộng nhất 1 đơn vị. Chữ s gồm một nét thẳng xiên chéo sang phải, nét thắt và nét cong phải.
- Cách viết: Từ điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 1 viét nét thẳng chéo sang phải theo hướng đi lên đến đường kẻ ngang 3. Đến đây, tạo nét thắt nhỏ nằm phía trên dòng kẻ ngang 3. Tiếp theo viết nét cong phải, tới đường kẻ nagng 1 thì lượn lên cho gần sát với nét thẳng chéo.
Đối với HS tiểu học, nhất thiết mỗi thầy cô giáo phải luôn có sự hổ trợ tinh thần, động viên, quan tâm, nhắc nhở, tuyên dương kịp thời những tiến bộ của HS dù là rất nhỏ để HS thấy được chữ đẹp là do quá trình rèn luyện mà thành, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
* Bước 3: Hướng dẫn viết từ, viết câu, viết bài văn, bài thơ và cả cách trình bày.
{ Cách viết liền nét giữa các chữ cái để tạo thành chữ ghi tiếng:
Khi viết một chữ (ghi vần, ghi tiếng) gồm từ hai hay nhiều chữ cái nối lại với nhau, để đảm bảo tốc độ viết, người ta không thể viết rời từng chữ cái mà phải di chuyển dụng cụ viết đưa nét chữ liên tục theo kỹ thuật viết liền mạch. Viết xong chữ cái đứng trước, viết tiếp chữ cái đứng sau (không nhấc bút khi viết). Thực tiễn khi viết chữ ghi tiếng trong tiếng Việt có thể xảy ra các trường hợp viết liên kết như sau:
+ Trường hợp viết nối thuận lợi: Đây là trường hợp các chữ cái đứng trước và đứng sau đều có nét liên kết (gọi là liên kết đầu). Khi viết, người viết chỉ cần đưa tiếp nét bút từ điểm dừng bút của chữ cái đứng trước nối sang điểm đặt bút của chữ cái đứng sau một cách thuận lợi theo hướng dịch chuyển từ trái sang phải.
Ví dụ:
(liên kết nội bộ vần) (liên kết phụ âm đầu với vần)
+ Trường hợp viết nối không thuận lợi:
Trong việc viết chữ ghi âm tiếng việt còn có nhiều trường hợp viết không thuận lợi. Đó là những trường hợp nối các chữ cái mà ở vị trí liên kết không thể viết các nét nối từ nét cuối của chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau.
(Chữ s và a không có nét liên kết, ta phải tạo thêm nét liên kết phụ. Chữ a và c là liên kết một đầu)
(Chữ t và chữ o ; chữ u và â
là lên kết một đầu; chữ o và a không có liên kết, ta phải tạo thêm nét liên kết phụ)
Chú ý:Trường hợp điểm dừng bút của chữ cái đứng trước cách xa và không thuận chiều với điểm đặt bút của chữ cái đứng sau, người viết cũng phải sử dụng kỹ thuật “lia bút” để đảm bảo viết liền mạch.
ËCách viết các chữ cái hoa, chữ số: (Xem bộ chữ dạy tập viết –của Bộ GD&ĐT)
Chú ý: khi nối nét giữa chữ cái viết hoa đứng trước có nét liên kết hoặc không có nét liên kết với chữ cái viết thường đứng sau có nét liên kết hoặc không có nét liên kết; ta thường sử dụng nét hất để nối
Ví du: Đ với Ô hình bên (Cả hai chữ cái đều không có nét liên kết, ta phải tạo nét thẳng hất lên, lia bút về điểm đặt bút của chữ cái Ô đứng sau.
* Khi dạy viết từ, câu ứng dụng, GV ngoài việc làm cho HS hiểu được ý nghĩa của từ, câu sẽ viết bằng những giải thích ngắn gọn, cần hướng dẫn các em nối liên kết liền mạch các chữ cái. Đây là một việc làm quan trọng. Viết liền mạch không chỉ làm cho tốc độ viết được nâng lên mà còn đảm bảo tính cân đối và yêu cầu thẩm mỹ của chữ viết. Trên cơ sở quan sát chữ mẫu, GV cần giúp HS phân tích xem trong từ có bao nhiêu chữ cái có độ cao như nhau,khoảng cách giữa các chữ cái như thế nào? Trong từ có bao nhiêu điểm nối các chữ cái? Điểm xuất phát (đặt bút), điểm nối và điểm dừng bút ở đâu.
4. Yêu cầu đối với GV:
- Việc rèn chữ cho HS là việc làm thường xuyên liên tục trong mọi giờ học cũng như lúc ở nhà.
- GV luôn kiểm tra bài viết của HS ở bảng con cũng như vở học, vở tập chép, vở tập viết, luyện viết đẹp,….
- Rèn chữ viết cũng như xây dựng nhà cửa đòi hỏi phải có nền móng vững chắc. Cần phải nâng cao yêu cầu lên từng bài, từng giai đoạn. Tăng cường nhiều hơn khi HS đã tiến bộ.
- Nên tổ chức nhiều cuộc thi “Viết chữ đẹp, giữ vở sạch” để khen thưởng, bồi dưỡng kịp thời. Giúp HS hăng hái rèn luyện chữ viết.
- Tạo điều kiện cho tất cả HS luôn có ấn tượng, hình mẫu chữ viết đúng, đẹp thì có thể làm báo tường treo (chú trọng đến chữ đẹp), treo mẫu chữ qui định trong trường tiểu học của Bộ GD&ĐT, các bài thi viết chữ đẹp đạt giải thì treo ở bảng tin của trường để làm trực quan cho HS.
- Ngoài ra cần chú trọng đến khâu kiểm tra, đánh giá, xếp loại vở sạch, chữ đẹp theo định kỳ.
Thiết nghĩ, bản thân mỗi GV chúng ta nên chú ý nhiều hơn nữa đến vấn đề này thì chắc chắn HS sẽ đạt nhiều thành quả như ý muốn trong việc rèn chữ.
Trên đây là một số biện pháp góp phần vào việc củng cố rèn chư giữ vởõ trong giai đoạn hiện nay. Mong quý đồng nghiệp góp ý và bổ sung thêm nhiều biện pháp khác cho việc thực hiện dạy viết chữ đẹp đạt kết quả tốt hơn.
Người viết
HUỲNH VĂN TUYÊN
------------Hết.-----------
File đính kèm:
- Chuyen de luyen chu viet.doc