Đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp một giải tốt bài toán có lời văn

Ở bậc Tiểu học lớp Một là một là lớp hết sức quan trọng. Nó là nền tảng vững chắc trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp các em tiếp tục học các lớp kế tiếp và là cầu nối tiếp tục học bậc trung học cơ sở. Bước đầu hình thành cho các em kĩ năng tự phục vụ mọi họat động trong cuộc sống hàng ngày.

doc26 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp một giải tốt bài toán có lời văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp: “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm tính gì? (tính cộng); Mấy cộng với mấy? (5 +4)’ 5 cộng 4 bằng mấy? (5+4 = 9); Hoặc “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5+4= 9); Hoặc “ Nhà An có tất cả mấy con gà? (5+4= 9). tới đây giáo viên gọi ý để học sinh nêu tiếp “9 này là 9 con gà) nên ta viết “con gà” vào dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 ( con gà). Để bài toán đầy đủ các bước giáo viên hướng dẫn các em viết đáp số. - Đây là tiết đầu tiên các em thực các em làm toán có lời văn nên các em không biết trình bày bài toán vào sợ sai vì vậy giáo viên rất vất vả phải hướng dẫn thật tỉ mỉ từng bước của bài toán sau đó hướng dẫn cách trình bày vào vở. Giáo viên vừa hướng dẫn vửa trình bày bài toán mẫu (không viết kết quả) trên bảng khoảng 1 tuần để các em viết vào vở ô li cho quen dần như vậy sau này các em mới có kĩ năng trình bày bài toán có lời văn. Sắp tính Bài giải 5 Nhà An có tất cả là: + 5 + 4 = …… ( con gà) 4 Đáp số : ….. con gà …… Hình minh họa GV hướng dẫn HS trình bày bài giải. Bài HS trình bày chưa đúng. Bài HS trình bày đúng Với cách hướng dẫn tỉ mỉ và lo gíc như trên tôi thấy các em tiếp thu bài rất nhanh và nhớ lâu qua việc cho các em nhắc lại bài toán nhiều lần sau khi đã điền đủ các dữ kiện hoặc viết câu hỏi, giúp các em hiểu được bài toán có lời văn là phải có đủ cái đã cho và cái phải đi tìm (dữ kiện và yêu cầu bài toán). Khi giáo viên gợi ý để các em xác định và viết được câu hỏi bài toán thì các em sẽ dễ dàng đặt lời giải bài toán một cách chính xác. Do đó đối với những bài toán đã có đầy đủ dữ kiện và yêu cầu tôi luôn khuyến khích các em đọc kĩ bài toán sau đó đặt câu hỏi gợi ý để các em tìm và dùng bút chì gạch chân cái đã cho và cái phải tìm, tóm tắt bài toán và xác định đúng đơn vị đi kèm rồi suy nghĩ tìm cách đặt lời giải và giải. Tôi luôn khuyến khích các em đặt lời giải khác nhau phong phú và đa dạng nhưng nội dung chính xác phù hợp với bài toán. Ví dụ: Dạy bài Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ) Bài toán 3: Lớp 1 A trồng được 35 cây, lớp 2 A trồng được 50 cây. Hỏi hai lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây ? (SGK trang 155) - Cho 3 em đọc bài toán, lớp đọc thầm và gạch chân cái đã ch và cái cần tìm. - Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán. Có 2 cách tóm tắt sau: * Cách 1 (Tóm tắt bằng lời văn) Lớp 1A : 35 cây Lớp 2 A : 50 cây Cả hai lớp ….cây ? * Cách 2 (Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng) 35 cây Lớp 2 B 50 cây ? cây Lớp 2 A: Hoặc 35 cây 50 cây ? cây Sau khi các em đã tóm tắt xong, Gv đặt câu hỏi gợi ý để các em đặt lời giải và giải theo hướng sau: Bài giải Cả hai lớp trồng: 35 + 50 = 85 ( cây) Đáp số : 85 cây Hoặc gợi ý để các em có thể đặt lời giải nhiều kiểu như sau: - Hai lớp trồng là: 35 + 50 = 85 ( cây) - Lớp 1 A và lớp 2 A trồng : 35 + 50 = 85 ( cây) - Tất cả trồng là : 35 + 50 = 85 ( cây) - Số cây hai lớp trồng : 35 + 50 = 85 ( cây) - Số cây tất cả trồng là: 35 + 50 = 85 ( cây) - Số cây Lớp 1 A và lớp 2 A trồng trồng : 35 + 50 = 85 ( cây) - Số cây trồng tất cả là : 35 + 50 = 85 ( cây) Qua cách gợi ý các em biết đặt lời giải và giải bài toán như trên là giáo viên đã thành công vì đây là học sinh lớp Một nên GV không nên yêu cầu các em đặt lời giải một cách máy móc dập khuôn và đầy đủ như các lớp trên. Vì đây là bước đầu giúp các em hình thành kỹ năng giải toán có lời văn, các em đã hiểu được lời giải của bài toán phải phụ thuộc vào cái cần tìm. Mỗi bài toán có nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Tóm lại giải toán có lời văn đỏi hỏi các em phải đọc kỹ đề bài và xác định được dữ kiện và yêu cầu bài toán, biết tóm tắt bài toán rồi suy luận để tìm cách giải đúng .Do đó tôi hướng dẫn các em khi làm bài phải thực hiện tốt các bước theo sơ đổ sau: Đọc kĩ bài toán Tìm, gạch chân các dữ kiện bài toán – xác định đơn vị đi kèm kết quả Tóm tắt bài toán Dùng lời văn Dùng sơ đồ Căn cứ vào tóm tắt suy luận tìm cách giải bài toán *Lưu ý các từ quan trọng trong bài toán để giải bài toán chính xác: + Dạng bài làm phép tính cộng: mua thêm, lấy thêm, hái thêm, cả hai, tất cả, dài hơn, nhiều hơn, cao hơn,… + Dạng bài toán làm phép trừ: cho đi, bớt đi, đã ăn, đã dùng, dùng hết, ăn hết, biếu, tặng, cắt đi, ngắn hơn, ít hơn, thấp hơn,… Tóm lại: Tuỳ từng dạng bài mà giáo viên nghiên cứu để lựa chọn cách thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình để giúp các em hiểu được đề bài toán và biết cách giải bài toán dẫn đến kết quả chính xác. Tùy theo từng loại bài mà giáo viên sẽ củng cố cho các em những kiến thức đã học một cách có hệ thống khoa học và logic. Từ đó các em sẽ nắm vững các kiến thức hơn và biết áp dụng làm các bài tập thực hành một cách thành thạo kết quả chính xác góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy. 4. Hiệu quả đạt được: a/ Kết quả Kết quả kiểm tra sau khi học hết chương cụ thể như sau: TSHS ĐIỂM 9-10 % 7-8 % 5-6 % 4-3 % 2-1 % 22 11 50 11 50 0 0 0 0 0 0 b. Bài học kinh nghiệm: Trong thực tế quá trình giảng dạy môn Toán 1 nhiều năm qua bản thân tôi đã tích lũy được một vài kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải gương mẫu, nhiệt tình công bằng trong giảng dạy, có tâm huyết với nghề thương yêu học sinh phải thể hiện được 3 vai trò thân thiện đối với các em “ Vừa là cô giáo, vừa là người mẹ hiền, vừa là người bạn thân của các em, luôn gần gũi trò chuyện tâm sự với các em, thường xuyên liên hệ với phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân hoàn cảnh của từng em để có biện pháp giúp đỡ từng em kịp thời trong học tập. - Phải nghiên cứu SGK nắm vững chương trình Toán 1; sách hướng dẫn và các loại tài liệu tham khảo có liên quan đến giảng dạy. - Khi thiết kế bài giảng nắm chắc các yêu cầu trọng tâm của từng tiết dạy để lựa chọn các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học đa dạng phong phú phù hợp kết hợp được 3 loại đối tượng học sinh. Tạo không khí lớp học sôi nổi gây hứng thú học tập cho các em giúp các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng không nhàm chán để tiết dạy đạt hiệu quả cao. - Chuẩn bị các đồ dùng dạy học trong tiết phải mang tính khoa học, phong phú, đa dạng phù hợp với mục đích yêu cầu của bài, kích thích tư duy, óc sáng tạo giúp các em học tập các em đạt hiệu quả cao. - Khi sử dụng tranh, ảnh và các đồ dùng dạy học cần nghiên cứu hiểu ý đồ của tranh ảnh vả đồ dùng khai mà thác triệt để tác dụng của đồ dùng, giúp tiết dạy sinh động mang lại hiệu quả cao. - Phải tự rèn luyện kỹ năng, nghệ thuật sư phạm khéo léo, tác phong lên lớp chững chạc. Biết thiết kế và sử dụng trình chiếu Power Point - trên bài giảng điện tử, biết sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học, luôn coi trọng phương pháp tích cực, để phát huy trí thông minh, óc sáng tạo, tính linh hoạt, nhanh nhẹn trong quá trình tham gia các hoạt động học tập của các em. - Luôn thao giảng dự giờ đồng nghiệp thường xuyên để trau dồi học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp góp phần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. - Thường xuyên kiểm tra bài cũ và sau tiết dạy để kiểm tra việc tiếp thu bài của các em đồng thời phát hiện kịp thời những em học yếu, tiếp thu bài chậm, lười học bài ở nhà, kết hợp động viên nhắc nhở kịp thời giúp các em có tiến bộ trong học tập. III. KẾT LUẬN Như vậy với cách hướng dẫn tỷ mỷ tận tình nói trên cùng với bài giảng được thiết kế hợp lý với nhiều hình thức tổ chức dạy học phong phú, đa dạng, kết hợp được nhiều phương pháp dạy học phù hợp góp phần kích thích cho học sinh lòng ham thích học môn Toán. Tạo không khí học tập sinh động, sôi nổi giúp các em tiếp thu bài một cách có hệ thống và nhớ lâu; kết hợp rèn được kỹ năng tính toán và giải bài toán có lời văn theo từng dạng một cách nhanh, kết quả chính xác tiết dạy thành công, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trên đây là một vài kinh nghiệm thực tế mà bản thân tôi đã tích lũy được trong những năm giảng dạy môn Toán lớp 1. Rất mong hội đồng khoa học phòng GD ĐT Phú Giáo xem xét bổ sung cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng phong phú hơn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Tân Hiệp, ngày 25/01/2013 Người viết VŨ THỊ HẠNH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Toán 1 2 Sách hướng dẫn giảng dạy Toán 1 (Sách Giáo Viên) 3.Sách chuẩn kiến thức kĩ năng (Lớp 1) 4.Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học 5 Giáo trình tâm lý học Tiểu học 6.Giáo trình giáo dục học ở Tiểu học 7.Chuyên đề giáo dục Tiểu hoc 8. Thế giới trong ta 101 câu hỏi – đáp về dạy môn Toán lớp một mới. 9. Một số tài liệu khác và tranh ảnh sưu tầm trên internet. 22 23 24 Taøi lieäu tham khaûo 3.1. Nghieân cöùu chöông trình SGK Toaùn 1 Ý kiến nhận xét xếp loại của BGH nhà trường ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ý kiến nhận xét xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docMot vai kinh nghiem giup hoc sinh lop 1 giai tot baiToan co loi van.doc
Giáo án liên quan