Môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác, có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: "nghe - nói - đọc - viết". Trong đó môn tiếng Việt có c các phân môn như: Tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, tập làm văn. trong đó, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất thích hợp của các phân môn khác. Qua tiết tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri, thức trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau. cùng hợp tác trong cuộc sống lao động.
Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản và dưới dạng viết văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn lớp 3 nói riêng. Vấn đề đặt ra: Người giáo viên dạy tập làm ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn.
31 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Dạy tập làm văn như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng kiến thức qua từng lớp học. Do đó để đạt được hiệu quả tốt trong giảng dạy Tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi mới cần thực hiện đồng bộ việc vận dụng đổi mới phương pháp ở tất cả các khối lớp trước (lớp 1 - 2) và tiếp theo (lớp 4 - 5) Cụ thể Đối với lớp 1: Dạy học sinh tập nói thành câu, nói theo chủ đề, nội dung, hình tranh nói thành câu.
Đối với lớp 2: Dựa trên nền tảng kiến thức học sinh đạt được ở lớp 1, nâng cao với mức độ vừa phải: kể lại câu chuyện đã học, nói - viết thành câu, đưa ra các mẫu câu (Ai là gì? Ai làm gì? Ai như thế nào?...) viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu.
Đối với lớp 3: Luyện nghe, luyện nói, luyện viết: mẫu câu rộng, bao quát hơn; yêu cầu về câu cao hơn; câu đúng ngữ pháp, biết sử dụng biện pháp tu từ, so sánh nhân hoá, câu văn giàu hình ảnh. Đặc biệt phần luyện viết với số lượng câu văn tăng lên (5 - 7 câu), đã chú ý đến kết cấu đoạn văn và diễn đạt cảm xúc trong câu văn, đoạn văn.
Đối với lớp 4: Học sinh luyện nói câu chuyện đã nghe, đã đọc, xây dựng cốt truyện có nhân vật, kể chuỵên dựa trên cốt truyện có sẵn hoặc tưởng tượng; luyện viết: câu thành phần phụ, sử dụng biện pháp tu từ, nhân hoá theo nhiều kiểu khác tiến tới viết thành bài văn.
Đối với lớp 5: Học sinh luyện nói hoàn chỉnh về câu (câu ghép, cấc kiểu câu ghép), sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong bài viết, viết thành bài văn hoàn chỉnh với số lượng câu tuỳ theo bố cục nội dung của bài. Học sinh biết bộc lộ cảm xúc trong khi tả, kể, viết.
Tóm lại, kiến thức ở các lớp có mối quan hệ lôgíc: kế thừa, mở rộng, nâng cao. Do đó muốn dạy Tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi mới còn phải đổi mới tất cả các khối lớp.
C. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu chuyên đề, chúng tôi đã nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của dạy môn Tập làm văn. Vì vậy chúng tôi dừng lại ở khối 3 mà triển khai áp dụng vào các khối lớp trong nhà trường, xây dựng tích hợp các kiến thức liên quan với nhau giữa các môn học. Thông qua dạy thử nghiệm theo hướng trên, chúng tôi đã thu được rất nhiều kết quả khả quan: học sinh tập hào hứng hơn, mạnh dạn hơn, vốn từ của học sinh phong phú hơn câu văn giàu hình ảnh. Tiến hành khảo sát theo những tiêu chí ban đầu đề ra đối với khối lớp 3 đầu tháng 12 - tuần 13 với đề bài.
Viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền trung, miền bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
Kết quả thu được như sau:
Nội dung khảo sát
Số học sinh
Tỷ lệ %
1. Biết viết câu, dùng từ hợp lý
65/85
76.4%
2. Biết nói - viết thành câu
54/85
63.5%
3. Biết dùng từ ngữ, câu văn có hình ảnh
45/85
53%
4. Biết trình bày đoạn văn
54/85
63.5%
Bài viết học sinh đạt từ trung bình trở lên
70/85
82.3%
Từ những kết quả nêu trên, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
BÀI HỌC
1. Dạy Tập làm văn theo phương pháp "tích hợp - lồng ghép" các phân môn trong môn Tiếng Việt. Biết kết hợp mối quan hệ chặt chẽ về yêu cầu kiến thức phân môn Tập làm văn của các khối lớp.
2. Chú trọng phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, rèn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh.
3. Giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh cách quan sát tranh, cách dùng từ, giọng kể, lời nhân vật, nói viết thành câu.
4. Động viên khuyến khích học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm tòi. Giáo viên tổ chức, phối hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Dạy học hướng tập trung vào học sinh, coi học sinh là chủ thể của hoạt động, tổ chức các hoạt động giúp ác em chiếm lĩnh tri thức và rút ra kết luận phù hợp với bài học.
5. Giáo viên biết cách phối hợp hoạt động học tập với các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Trên đây là những bài học của tổ nhóm chúng tôi rút ra trong quá trình nghiên cứu và thực nghiẹm chuyên đề. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm, góp ý của đông đảo các đồng chí đồng nghiẹp ở các trường, phòng giáo dục để chuyên dề của chúng tôi dược hoàn thiện.
Đằng Hải, ngày 17 tháng 3 năm 2007
Người thực hiện
THIẾT KẾ BÀI DẠY
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
* Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Ê - ti - ô - pi - a, đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng... (MB); dất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quý, trở về nước, hỏi, trả lời, sản vật hiếm, hạt cát... (MN)
- Biết đọc chuyện với giọng kể có cảm xúc; phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (hai vị khách, viên quan)
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu
- Hiểu nghĩa các từ sau bài (Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục)
- Đọc thầm tương đối nhanh và nằm được cốt chuyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a.
- Hiểu ý nghĩa truyện: đất dai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
* Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp lại ác tranh minh hoạ trong SGK theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại dược trôi chảy, mạch lạc câu chuyện Đất quý, đất yêu.
2. Rèn kĩ năng nghe
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Tranh minh hoạ
- Học sinh: Sách, vở, đồ dùng
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Tìm hiểu bài: (14 - 16')
- Để trả lời được câu hỏi, thì các em hãy đọc thầm đoạn 1 của câu chuyện
Học sinh đọc thầm
- Hai người khách dến nước Ê-ti-ô-pi-a để làm gì?
Để thăm quan du lịch
- Họ ã được vua nước này tiếp đón như thế nào?
Rất nồng hậu
Đọc thầm phần đầu của đoạn 2 từ "lúc hai người... lại làm như vậy"
- Có điều gì bất ngờ xảy ra lúc hai người khách sắp xuống tàu?
2 HS
- Khi thấy viên quan làm như vậy thì hai người khách cảm thấy như thế nào và đã nói gì?
1 HS
- Hãy nói lời giải thích của viên quan?
Đọc thầm phần còn lại của đoạn 2
2 HS
- Người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương như thế nào?
- HS đọc thầm đoạn 3
- Lúc này 2 người khác có còn ngạc nhiên nữa không và họ nghĩ gì về người Ê-ti-ô-pi-a?
2 HS
® Nội dung câu chuyệ. GV liên hệ, giáo dục tư tưởng đạo đức.
3. Luyện đọc diễn cảm: (3- 5)
Tự phân vai đọc lại câu chuyện theo vai (2 nhóm)
4. Kể chuyện (15 - 17)
* Bài 1
Đọc yêu cầu bài 1
- Nhìn vào bức tranh 1 và cho biết bức tranh vẽ gì?
1 HS - nhận xét
- Nêu nội dung của bức tranh 2?
1 HS
- hai người khách trong bức tranh 3 đang làm gì?
- Bức tranh 4 vẽ cảnh gì?
Þ Bây giờ các em hãy suy nghĩ và sắp xếp lại ác bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện.
HS làm việc cá nhân
HS nêu ý kiến (nhiều em)
- Giáo viên ghi lại thứ tự đúng
3 - 1 - 4 - 2
Bài 2
Nêu cầu bài 2
- Cô kể mẫu 1 phần của câu chuyện
- Cô vừa kể cho em nội dung của bức tranh nào? Đó là đoạn mấy của bài tập đọc
Đoạn 1
- Đoạn 3 là nội dung của bài tập mấy?
Đoạn 2, 3
- Cho học sinh tập kể trong nhóm đôi (2')
Học sinh thảo luận
Học sinh kể chuyện, các bạn khác nhận xét.
* củng cố dặn dò (4')
- Hãy đặt tên khác cho câu chuyện?
Nhièu học sinh
- Em học tập được gì ở người Ê-ti-ô-pi-a?
Þ Giáo viên liên hệ
- Về nhà: Kể cho người thân nghe
- Cho học sinh mở vở ghi bài
THIẾT KẾ BÀI DẠY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
(TUẦN 1)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Quê hương
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, VBT tranh ảnh về sự vật ở quê hương (hình ảnh, bài tập trên đồ dùng hiện đại)
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài mới: (3 - 5')
- Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi trong bài
- Nhận xét, đánh giá
- HS nhận xét, bổ sung
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1 - 2')
2. Hướng dẫn làm bài tập: (32 - 34')
Bài 1/89 SGK
- Đọc thầm nội dung để xác định yêu cầu của bài?
- Đọc lại các từ ngữ đã cho?
- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi
- Bài yêu cầu xếp các từ ngữ đã cho vào mấy nhóm từ? Đó là những nhóm từ nào?
- HS nêu
- Quan sát bảng và đọc mẫu?
- HS đọc
- Cho HS làm việc cá nhân
- Làm vở bài tập
- HS làm việc cả lớp
- Trình bày làm bài
- Nhận xét, bổ sung
* Chốt bài đúng
- 1 HS đọc lại bài đúng
® Mở rộng: Ngoài từ ngữ trong bài, tìm thêm những từ ngữ khác chỉ sự vật ở quê hương hoặc chỉ tình cảm đối với quê hương?
- Đưa một số hình ảnh về sự vật ở quê hương lên màn hình.
HS quan sát
® GV chốt và chuyển ý
Bài 2/89
- 3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài để xác định yêu cầu của bài?
- Bài tập yêu cầu gì?
- Học sinh tự nêu
- Từ cần thay thế là từ nào?
- Từ cần thay thế là từ "quê hương"
- Những từ có thể thay thế cho từ "quê hương" lấy ở đâ?
- HS nêu và đọc các từ ngữ đó
- HS thảo luận nhóm đôi (2)
- Thảo luận cặp đôi
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- HS trình bày - HS khác nhận xét
- Tại sao từ: Giang sơn, đất nước không thay thế được cho từ "Quê hương"?
- Vì Giang sơn, đất nước có nghĩa rộng hơn. Tây Nguyên chỉ là một vùng của nước Việt Nam.
- Yêu cầu HS thay lần lượt các từ vừa chọn vào đoạn văn và đọc.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc
Chú ý: Xem nghĩa của đoạn văn như thế nào?
- Khi thay các từ đó cho từ: Quê hương thì nghĩa của đoạn văn như thế nào?
- Nghĩa của đoạn văn không thay đổi.
® GV chốt và chuyển ý.
Bài 3/90
- HS tiếp nối nhau đọc nội dung của bài? (cả mẫu)
- 4 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Bài yêu cầu gì?
- Nêu yêu cầu
- Cho học sinh đọc thầm đoạn văn và hỏi: Đoạn văn gồm bao nhiêu câu?
- HS đọc thầm và trả lời: 5 câu nghe
- Cho HS thảo luận nhóm đôi (3') về nội dung bài tập 3.
- Thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Trình bày - nhận xét
- Bài 3 củng cố cho các em về mẫu câu nào?
- Ai làm gì?
- Mẫu câu Ai làm gì được chia ra làm mấy bộ phận? Mỗi bộ phận câu trả lời cho câu hỏi nào?
- Nêu nhận xét
® GV chốt và chuyển ý
Bài 4/90
- Đọc thầm nội dung để xác định yêu cầu của bài?
- HS đọc thầm, xác định yêu cầu
- Nêu
- Nêu yêu cầu của bài?
- Các từ ngữ đã cho chỉ rõ bộ phận nào trong mẫu câu: Ai làm gì?
- Ai?
- Vậy ta phải tìm thêm bộ phận nào để hoàn thành mẫu câu: Ai làm gì?
- Làm gì?
- Đặt câu với từ: Bác nông dân
- HS tự đặt câu - Nhận xét
* Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu HS làm vở với các từ còn lại
- HS làm vở
- HS trình bày bài làm
- Nhận xét
- Các em vừa đặt câu theo mẫu câu nào?
- Ai làm gì?
III. Củng cố, dặn dò (2-3')
- Nhận xét tiết học
- Về nhà: Vận dụng những kiến thức đã học viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 5 - 7 câu) nói về vẻ đẹp của quê hương mình trong đó có sử dụng mẫu câu: Ai làm gì? vác gạch chân dưới những câu văn đó.
File đính kèm:
- SKKN GIAI TOAN CO LOI VAN(1).doc