1) Yêu cầu về nội dung GD Tiểu học
- GDTH phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát , múa, âm nhạc, mĩ thuật
2) Chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình Tiểu học
- Chuẩn kiến thức kĩ năng là yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức và kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được
- Chuẩn kiến thức kĩ năng được cụ thể hoá ở chủ đề môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình Tiểu học; đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục ở Tiểu học
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 9228 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, điều chỉnh nội dung dạy học, phân hoá đối tượng học sinh và nâng cao chất lượng buổi 2 Môn Tiếng Việt và Toán lớp 4; 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiên dạy những nội dung nào hoặc cắt giảm nội dung nào? Chúng ta nên lấy chuẩn kiến thức, kĩ năng làm căn cứ để lựa chọn bài tập và ưu tiên cắt giảm những nội dung trùng lặp, giữ lại những nội dung khó để dạy phân hoá đối tượng. Hoặc cách khác: Tự thiết kế hệ thống bài tập xoay quanh chuẩn kiến thức kĩ năng, có bài tập theo chuẩn và có bài tập nâng cao dành cho đối tượng học sinh giỏi mà không sử dụng hệ thống bài tập trong sách giáo khoa.
- Trong một số tiết có sự mâu thuẫn giữa Chuẩn kiến thức kĩ năng và nội dung điều chỉnh. VD: Chuẩn qui định làm bài 1,2,3 nhưng Điều chỉnh lại yêu cầu bỏ bài 1,2, 3 thì lúc đó phải dạy như thế nào? Đương nhiên phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng và đối tượng học sinh để lựa chọn bài tập cho phù hợp.
Tóm lại: Áp dụng điều chỉnh nội dung dạy học môn Toán cũng không dập khuôn, máy móc áp đặt mà phải phối hợp chặt chẽ với chuẩn kiên thức kĩ năng và đối tượng học sinh cụ thể của trường, của lớp sao cho thiết thực hiệu quả tránh hình thức, qua loa đại khái. Chính vì vậy cần được thảo luận kĩ và thống nhất cao trong từng khối lớp khi xây dựng chương trình kế hoạch dạy học trong suốt năm học. VD: Khi thảo luận cả khối đã thống nhất là “bỏ” mà GV nào đó vẫn dạy thì đã vi phạm nội dung điều chỉnh; còn cả khối thống nhất là “dạy theo đối tượng” một lớp trong khối thấy nội dung đó khó không phù hợp với đối tượng học sinh của mình thì riêng lớp đó có thể “bỏ” còn các lớp khác vẫn dạy theo đối tượng...
II) Vấn đề nâng cao chất lượng dạy buổi 2
- Tất cả các nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, điều chỉnh nội dung dạy học và dạy học phân hoá đối tượng học sinh đều được vận dụng một cách triệt để và linh hoạt vào nâng cao chất lượng buổi 2.
- Kết hợp nhiều hình thức dạy theo nhóm đối tượng giỏi khá, TB và yếu trong các buổi dạy học theo năng lực sở trường để đồng thời bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu và nâng cao chất lượng toàn diện và dạy phân hoá đối tượng ngay trong một lớp học. Để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu đối với từng hình thức tổ chức dạy học, GV cần lựa chọn hình thức sao cho phù hợp:
+ Dạy theo nhóm đối tượng: Hình thức này giúp GV dễ tổ chức, tiết kiệm được thời gian, kích thích được hứng thú, thi đua và cố gắng cao đối với học sinh giỏi nhưng ngược lại không gây được hứng thú đối với học sinh yếu
+ Dạy theo lớp và phân hoá đối tượng: Hình thức này, GV khó tổ chức sao cho cả lớp đều hoạt động liên tục, mọi học sinh đều hoạt động mà không phải chờ đợi nhau; đòi hỏi tốn nhiều thời gian và giáo viên phải thật linh hoạt. Hình thức này gây được hứng thú cho mọi đối tượng nhưng các đối tượng lại ảnh hưởng lẫn nhau, bài của nhóm này làm ảnh hưởng đến nhóm kia, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy và chất lượng giáo dục.
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học
buổi 2 đối với môn toán (T)
1. Thực trạng:
Qua thực tế chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, qua báo cáo và phản ánh của các tổ chuyên môn trong nhà trường trong việc giảng dạy đối với môn học này về cơ bản còn một số tồn tại sau:
- Giáo viên lúng túng khi soạn các tiết Toán (T) nhất là soạn theo đối tượng học sinh.
- Việc nghiên cứu, lựa chọn các nội dung chưa thực sự hợp lí: giáo viên còn dựa nhiều vào vở bài tập Toán (đây chỉ là những tài liệu tham khảo).
- Có nhiều tiết Toán, học sinh được học 2 lần kiến thức trùng nhau vì thế gây sự nhàm chán cho học sinh (nhất là đối với học sinh khá giỏi).
- Trong quá trình dạy trên lớp, một số giáo viên biến tiết ôn tập thành tiết tự học. Học sinh hoàn thành vở bài tập toán, chưa có kiến thức phân định cho từng đối tượng học sinh để dạy cho phù hợp.
- Hình thức tổ chức lớp học chưa khoa học, không phân định rõ ràng cho từng nhóm đối tượng học sinh.
- Nhiều giáo viên chưa định hướng được tiết dạy (soạn thế nào, dạy thế nào cho hiệu quả...).
- Soạn bài theo đối tượng đã khó, dạy lại càng khó, dạy thế nào mà vẫn bảo đảm được mục tiêu bài dạy với 2 yêu cầu chính:
+ Phụ đạo học sinh yếu, nâng cao chất lượng học sinh trung bình.
+ Phát hiện và bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
* Nguyên nhân dẫn đến khó khăn của giáo viên:
- Giáo viên chưa phân loại rõ từng đối tượng học sinh trong lớp: học sinh yếu ở điểm nào, hổng kiến thức chỗ nào...
- Giáo viên chưa xác định và lựa chọn, sắp xếp kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình.
- Giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu sâu cho tiết dạy có hiệu quả.
- Việc quan tâm đến các đối tượng học sinh chưa thường xuyên, liên tục.
2. Chỉ đạo thực hiện.
a. Công việc chung:
- Chỉ đạo giáo viên xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của từng tiết dạy.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hình thức tổ, nhóm chuyên môn phong phú đa dạng và có chất lượng.
- Chỉ đạo giáo viên tự học tự bồi dưỡng một cách thường xuyên.
- Tổ chức chuyên đề giảng dạy các tiết học này theo tổ, khối chuyên môn.
b. Công việc chỉ đạo cụ thể:
Để giảng dạy môn Toán buổi thứ hai có chất lượng, cần chỉ đạo giáo viên phải luôn làm tốt một số công việc cụ thể sau:
* Khảo sát chất lượng để nắm bắt trình độ của từng học sinh:
+ Giáo viên ngay từ đầu năm học phải khảo sát, tìm hiểu để phân loại học sinh: nắm chắc được trình độ của học sinh lớp mình xem còn yếu ở điểm nào? kiến thức nào? (kể cả kiến thức ở lớp dưới có liên quan đến bài học.)
+ Nắm chắc đối tượng học sinh của lớp mình, phân loại học sinh theo đối tượng.
+ Sau mỗi dạng bài, qua từng giai đoạn, giáo viên cần khảo sát để thấy được sự tiến bộ của học sinh đồng thời nắm bắt những kiến thức còn hổng để có kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả.
* Xây dựng kế hoạch dạy học đối với tiết Toán (tăng).
+ Căn cứ vào trình độ học sinh của lớp mình, giáo viên cần xây dựng kế hoạch dạy học một cách phù hợp cho từng tiết, từng tuần và từng giai đoạn học tập theo định hướng: học sinh yếu, hổng kiến thức ở nội dung nào thì tập trung hướng dẫn ôn luyện, thực hành ở nội dung đó nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng của bài học.
+ Giáo viên được chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với trình độ học sinh, thực tế lớp học của mình trên cơ sở đảm bảo mục tiêu và phải được sự thống nhất của tổ, khối chuyên môn, xét duyệt của Ban giám hiệu.
* Thiết kế bài dạy:
Trong bài soạn, giáo viên cần thể hiện rõ:
+ Hệ thống câu hỏi, bài tập, kiến thức ôn dành phụ đạo học sinh yếu, không lạm dụng vở bài tập Toán.
+ Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập, kiến thức ôn dành bồi dưỡng đối tượng học sinh giỏi, trên cơ sở khắc sâu, củng cố và mở rộng những kiến thức cơ bản học sinh đã được học ở buổi 1 (lựa chọn cách giải nhanh, phù hợp, tự đặt đề và giải những bài toán đòi hỏi phát triển tư duy...).
+ Bài soạn phải được kí duyệt trước khi thực hiện dạy trên lớp theo hàng tuần (Bam giám hiệu duyệt )
* Hoạt động dạy trên lớp:
- Tổ chức lớp học:
+ Sau khi đã phân loại được đối tượng học sinh, giáo viên cần nghiên cứu, sắp xếp và tổ chức lớp học một cách phù hợp theo từng đối tượng học sinh: Yếu - Trung bình - Khá giỏi giúp giáo viên thuận lợi trong việc giao bài tập, hướng dẫn và giúp đỡ từng đối tượng học sinh. Giáo viên có thể đặt tên cho từng nhóm đối tượng, tuy nhiên cần tế nhị trong đặt tên nhóm, có thể là: Hoạ Mi - Sơn Ca - Thỏ trắng... tránh đặt theo nhận thức của học sinh là Yếu - Trung bình - Khá giỏi vì như vậy sẽ tạo sự mặc cảm cho các em.
- Hình thức tổ chức dạy học:
+ Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung ôn luyện của từng tiết để lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học một cách phù hợp: dạy học cá nhân, tổ chức theo nhóm... Tuy nhiên, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng phù hợp cho cách tổ chức của mình. Chẳng hạn:
Tổ chức theo cá nhân: có thể chuẩn bị phiếu học tập cá nhân, tổ chức theo nhóm chuẩn bị phiếu học tập theo nhóm... Đối với việc tổ chức theo nhóm, giáo viên cần thường xuyên thay đổi nhóm trưởng để tất cả các em đều có cơ hội tham gia và bày tỏ ý kiến của mình đồng thời rèn luyện kĩ năng giao tiếp, sự tự tin cho các em...
- Giao bài tập và nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng học sinh:
+ Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm đối tượng theo từng tiết học, hệ thống câu hỏi, bài tập có thể được chuẩn bị trên phiếu giao việc nhóm, cá nhân hoặc yêu cầu về hoàn thiện kiến thức, bài học trong các tiết, các bài học cụ thể của buổi 1.
+ Trong quá trình giao nhiệm vụ giáo viên cần khuyến khích để học sinh thực hiện và hoàn thành yêu cầu, đạt được chuẩn về kiến thức kĩ năng, đồng thời phát huy sự tiến bộ của các em: học sinh thực hiện xong yêu cầu của mình có thể thực hiện yêu cầu của nhóm khác, cao hơn (đối với đối tượng học sinh yếu, trung bình).
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua mỗi tiết.
+ Giáo viên chủ động phân phối thời gian, phân chia bảng một cách hợp lí để chữa bài, đánh giá, củng cố kiến thức cho từng đối tượng học sinh. Hệ thống các câu hỏi, bài tập của các nhóm phải được trình bày và nhận xét đầy đủ để các em thấy được kết quả bài làm của mình là đúng hay sai, là sáng tạo hay còn hạn chế ở điểm nào. Có thể tiến hành chữa bài (học sinh thực hiện) cùng một lúc trên bảng với các nhóm đối tượng học sinh, sau đó tiến hành nhận xét và sửa sai, chốt kiến thức trọng tâm cho từng đối tượng.
+ Tổ chức cho học sinh tự kiểm tra, nhận xét kết quả bài làm của nhau (đối với hình thức cá nhân), các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn (đối với tổ chức theo nhóm đối tượng).
c. Kiểm tra kết quả thực hiện của giáo viên.
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm để giáo viên thấy được những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện.
- Kiểm tra, khảo sát chất lượng của học sinh nhằm nắm bắt sự tiến bộ của các em từ đó chỉ đạo giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách phù hợp.
- Tổ chức và chỉ đạo các đợt kiểm tra định kì đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế theo các văn bản chỉ đạo nhằm đánh giá chính xác kết quả giảng dạy và bồi dưỡng của từng giáo viên, lấy chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn của các môn học nói chung và môn Toán nói riêng là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua giáo viên hàng năm.
File đính kèm:
- Chuyen de BDGV.doc