Giáo án lớp 4 tuần 14 đủ 2 buổi

TẬP ĐỌC

CHÚ ĐẤT NUNG

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai, nhấn giọng những từ gợi cảm, gợi tả

- Hiểu từ ngữ trong truyện. Hiểu nội dung truyện.

II. Đồ dùng dạy - học:

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 2 em nối nhau đọc bài trước và trả lời các câu hỏi của bài.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc27 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 14 đủ 2 buổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u bài: 2. Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước: - GV yêu cầu HS: HS: Quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK. Hai em quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. - Gọi HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. + Nên làm: Hình 3, 4, 5, 6. + Không nên làm: Hình 1, 2. - Liên hệ xem bản thân em và gia đình, địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước? HS: Tự liên hệ. b. Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. - Chia nhóm và giao nhiệm vụ. - Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước. - Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh. - Phân công từng thành viên vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh. Bước 2: Thực hành. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm. - GV đi từng nhóm, kiểm tra và đánh giá, giúp đỡ cho mọi HS đều tham gia. Bước 3: Trình bày và đánh giá. - Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. - Cử đại diện nhóm phát biểu cam kết. - GV đánh giá, nhận xét tuyên dương các nhóm có sáng kiến hay. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. Về nhà học bài. Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009. kĩ thuật trồng cây rau và hoa (tiếp) I. Mục tiêu: Học sinh cần phải: - HS biết được kĩ thuật trồng và chăm sóc đối với cây rau, hoa. - Thực hành trồng rau và hoa đúng kĩ thuật đã học. - Có ý thức chăm sóc cây rau hoa đúng kỹ thuật. II. Đồ dùng: - Hình trong SGK phóng to. III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: Gọi HS nêu các dụng cụ trồng rau, hoa. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS thực hành trồng rau và hoa. - GV treo tranh. HS: Quan sát tranh kết hợp quan sát H2 để trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận: Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí. 3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa: a. Nhiệt độ: HS: Đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi. - Nhiệt độ, không khí có nguồn gốc từ đâu - Từ mặt trời. - Nhiệt độ các mùa trong năm có giống nhau không - Không giống nhau. b. Nước: - Cây rau, hoa lấy nước từ đâu - Từ đất, nước mưa, không khí - Nước có tác dụng như thế nào? - Hoà tan chất dinh dưỡng c. ánh sáng: - Cây nhận ánh sáng từ đâu - ánh sáng có tác dụng như thế nào với cây? d. Chất dinh dưỡng: - Mặt trời. - Giúp cho cây quang hợp. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị cho bài sau. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: - GV giải nghĩa: áo cối (vòng bọc người của thân cối). - 2 em nối nhau đọc bài văn “Cái cối ” những từ được chú thích và những câu hỏi sau bài. HS: Quan sát tranh minh hoạ cái cối. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: - Đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi suy nghĩ và trả lời các câu hỏi d, a, b, c. a) Bài văn tả cái gì? - Cái cối xay gạo bằng tre. b) Mỗi phần nói lên điều gì? + Mở bài: Giới thiệu cái cối. + Kết bài: Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ). c) Các phần đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học? - Giống mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào? - Tả hình dáng theo trình tự từ lớn đến nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ. - Tiếp theo tả công dụng của cái cối. + Bài 2: HS: Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi. 3. Phần ghi nhớ: HS: 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập. - Một em đọc đoạn thân bài tả cái trống và trả lời câu hỏi. Câu a: Câu văn tả bao quát cái trống? HS: “Anh chàng phòng bảo vệ”. Câu b: Tên các bộ phận được miêu tả? - Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống. Câu c: Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống? - Hình dáng: Tròn như cái chum phẳng - Âm thanh: Tiếng trống ồm ồmHS được nghỉ. Câu d: HS: Viết thêm đoạn mở bài, kết bài cho hoàn chỉnh bài văn. - Kết bài mở rộng - Kết bài không mở rộng - Mở bài gián tiếp C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau. ---------------------------------------------------------------- Toán Chia một tích cho một số I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết cách chia 1 số cho 1 tích. - Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện hợp lý. II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức (9 x 15) : 3 9 x (15 : 3) (9 : 3) x 15 - GV ghi 3 biểu thức đó lên bảng. HS: Ba em lên tính giá trị của ba biểu thức (9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45 9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45 (9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45 - So sánh giá trị của 3 biểu thức đó? HS: 3 giá trị đó bằng nhau. - GV hướng dẫn HS ghi. (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15 - GV: Vì 15 3; 9 3 nên có thể lấy 1 thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - 2 HS lên bảng làm 2 cách. 1a) Cách 1: (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46. Cách 2: (8 x 23) : 4 = 8 : 4 x 23 = 46. 1b) Cách 1: (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60 Cách 2: (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6) = 15 x 4 = 60 + Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. HS: Đọc yêu cầu và tự làm. + Bài 3: Các bước giải. HS: Đọc đầu bài và tự làm. - Tìm tổng số mét vải. - Tìm số mét vải đã bán. Giải: Cửa hàng có số mét vải là: 30 x 5 = 150 (m) Cửa hàng đã bán số mét vải là: 150 : 5 = 30 (m) Đáp số: 30 mét vải. - GV chấm bài cho HS. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập. -------------------------------------------------------------- Khoa học Bdhs: ôn tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về: - HS kể được 1 số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách. - Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước. - Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. II. Đồ dùng: - Vở bài tập Khoa học 4. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về 1 số cách làm sạch nước. - Kể tên 1 số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng HS: Tự phát biểu. - GV giảng: Thông thường có 3 cách: a) Lọc nước: b) Khử trùng nước: c) Đun sôi: 3. Hoạt động 2: Thực hành lọc nước. - GV chia nhóm. HS: Các nhóm thực hành lọc nước. - Đại diện nhóm lên trình bày. 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch. - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời vào phiếu học tập. HS: Thảo luận nhóm theo yêu cầu của phiếu học tập. - Chia nhóm nhỏ, GV phát phiếu. - Đại diện nhóm lên trình bày. - GV kết luận: a, b, c, d, đ, e (SGV). 5. Hoạt động 4: Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước uống. - GV nêu câu hỏi: + Nước đã được làm sạch bằng cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao? - Chưa uống ngay được, vì trong nước vẫn còn vi khuẩn. + Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao? - Phải đun sôi vì có đun sôi thì vi khuẩn mới chết. HS: 2 – 3 em đọc ghi nhớ. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau. ------------------------------------------------------------- Tiếng việt Bdhs: luyện tập I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập về: - Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng: - Vở BT Tiếng Việt 4 III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Một em nhắc lại ghi nhớ giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD học sinh làm và chữa bài tập: - GV nêu yêu cầu bài tập. HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập. - Một em đọc đoạn thân bài tả cái trống và trả lời câu hỏi. Câu a: Câu văn tả bao quát cái trống? HS: “Anh chàng phòng bảo vệ”. Câu b: Tên các bộ phận được miêu tả? - Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống. Câu c: Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống? - Hình dáng: Tròn như cái chum phẳng - Âm thanh: Tiếng trống ồm ồmHS được nghỉ. Câu d: HS: Viết thêm đoạn mở bài, kết bài cho hoàn chỉnh bài văn. - Kết bài mở rộng: “Rồi đây tôi sẽ trở thành học sinh trung học. Rời xa mái trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của chiếc trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc, rộn ràng của nó.” - Kết bài không mở rộng: “Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về.” - Mở bài gián tiếp: “Kỷ niệm của những ngày đầu đi học là kỷ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỷ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật và con người. Nhớ những ngày đầu đi học, tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường tôi, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó.” C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau. --------------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể Sơ kết tuần I. Mục tiêu - Sơ kết các hoạt động của lớp trong tuần qua - Nêu kế hoạch hoạt động trong tuần tới - Giáo dục HS ý thức tự quản. II. Chuẩn bị Nội dung: + Sơ kết tuần 14 + Kế hoạch tuần 15 III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: Hát 2. Sơ kết công tác tuần 14 Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp về : Đạo đức Nề nếp Học tập Lao động - vệ sinh Thể dục - sinh hoạt tập thể 3. Nêu kế hoạch tuần 15 - Tiếp tục duy trì các mặt hoạt động tốt trong tuần - Tích cực thi đia giành nhiều thành tích chào mừng ngày thành lập QĐNDVN 22/12. - Tích cực học và ôn các BT nâng cao theo chương trình bồi dưỡng HSG. - Thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Duy trì tốt nề nếp giờ ăn, nghỉ trưa.

File đính kèm:

  • docGA 4 tuan 14 du 2 buoi.doc