I/- Mục đích yêu cầu :
a- Mục đích :
Huấn luyện cho học sinh nắm được tư thế động tác cơ bản vận động trong chiến đấu của từng người, bước đầu biết vận dụng phù hợp với địa hình và các tình huống.
b- Yêu cầu :
- Khắc phục khó khăn nắm nội dung tập sự thực sự thực tế không ngại khó khăn, ngại bẩn.
- Vận dụng các động tác linh hoạt trong tình huống chiến thuật.
II/- Nội dung và thời gian :
1- Nội dung : gồm 2 phần
-Phần 1 : Nguyên tắc chung.
- Phần 2 : Động tác cụ thể.
2- Thời gian : toàn bài 4 tiết.
- Lên lớp 1 tiết.
- Ôn luyện 3 tiết.
III/- Tổ chức – phương pháp :
61 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bài giảng quân sự phổ thông Khối 12 - Trần Thế Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D VN dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ chính trị, Đảng ủy quân sự TW, các cấp ủy đảng cùng cấp.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những chỉ thị, nghị quyết của Đảng và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên từ đó đề xuất những chủ trương, giải pháp kế hoạch công tác Đảng, công tác chính trị của toàn quân và của từng đơn vị.
- Hướng dẫn và tổ chức cho các cơ quan, đơn vị, các tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy, các đoàn thể quần chúng thực hiện tốt và có hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị.
4. Tổng cục hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp:
Là cơ quan đảm bảo về mặt hậu cần của toàn quân và từng đơn vị.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu và đề xuất những vấn đề có liên quan đến công tác hậu cần.
- Trực tiếp tổ chức chỉ đạo bảo đảm hậu cần cho bộ đội, tăng gia sản xuất, tạo nguồn và nghiên cứu khoa học, khai thác sử dụng vật tư, trang bị
5. Tổng cục kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật các cấp:
Là cơ quan bảo đảm trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân và từng đơn vị.
Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho cấp ủy và chỉ huy cùng cấp về công tác bảo đảm kĩ thuật, nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên quan đến tổ chức lực lượng, kế hoạch bảo đảm.
- Chỉ đạo công tác kĩ thuật phục vụ quốc phòng.
- Chỉ đạo bảo đảm kĩ thuật cho toàn quân và từng đơn vị
- Tổ chức chỉ đạo sản xuất, tạo nguồn bảo đảm kĩ thuật, tổ chức chỉ đạo nghiên cứu khoa học và huấn luyện các ngành kĩ thuật và công tác bảo đảm kĩ thuật.
6. Tổng cục công nghiệp quốc phòng, các cơ quan đơn vị sản xuất quốc phòng:
Là cơ quan, đơn vị chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ sản xuất quốc phòng. Thực hiện chức năng quản lí nhà nước về CNQP.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu đề xuất nhũng vấn đề có liên quan đến tổ chức, chỉ đạo công tác công nghiệp quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân.
- Trực tiếp tổ chức chỉ đạo sản xuất của ngành công nghiệp quốc phòng trong quân đội.
- Tổ chức chỉ đạo nghiên cứu khoa học và huấn luyện bộ đội về công nghiệp quốc phòng.
7. Quân khu:
Là tồ chức quân sự theo lãnh thổ, gồm một số tỉnh, thành phố giáp nhau và có liên quan với nhau về quân sự, quốc phòng. LLVT quân khu thường có một số binh đoàn (quân đoàn, sư đoàn), lãnh đội trực thuộc.
Nhiệm vụ:
- Chỉ đạo và tổ chức xây dựng nền quốc phòng toàn dân và các LLVT nhân dân.
- Trực tiếp chỉ huy các lực lượng quốc phòng, LLVT nhân dân trên địa bàn bảo vệ một hướng lãnh thổ của tổ quốc và khu vực phòng thủ của quân khu.
8. Quân đoàn:
Là lực lượng thường trực của quân đội, là đơn vị tác chiến chiến dịch. Lực luợng thường có từ 3 đến 4 sư đoàn bộ binh và một số lữ đoàn, trung đoàn binh chủng phối hợp.
9. Quân chủng:
Là lực lượng tổ chức theo ngành kĩ thuật tác chiến. Không có quân chủng lục quân mà chỉ có quân chủng Hải quân và Phòng không – Không quân.
9.1 Quân chủng Hải quân:
Là lực lượng tác chiến chủ yếu trên biển và đại dương. Có nhiệm vụ bảo vệ giao thông trên biển và hổ trợ cho các binh chủng trên lục địa, đổ bộ đường biển, vận chuyển tàu biển.
9.2 Quân chủng Phòng không – không quân:
Là lực lượng quản lí vùng trời quốc gia, thông báo tình hình trên không cho các LLVT ND. Có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, vận chuyển đường không, đổ bộ đường không, tham gia tác chiến hiệp đồng quân binh chủng hoặc độc lập thực hiện tác chiến.
10. Bộ đội biên phòng:
Là một thành phần của quân đội, chủ yếu là quản lí nhà nước đối với biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh biên giới, vùng biển của Tổ quốc. Có nhiệm vụ chiến đấu đánh trả mọi cuộc xăm lấn của kẻ thù, các thế lực thù địch và phản động đối với lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
11. Binh chủng: là các lực lượng của lục quân gồm:
11.1 Bộ binh: là lực lượng chủ yếu của lục quân. Trực tiếp tiêu diệt sinh lực địch, có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các binh chủng, quân chủng và các lực lượng khác.
11.2 Pháo binh: là binh chủng hỏa lực của mặt đất được trang bị các loại pháo, tên lửa và súng cối để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và mặt nước.
11.3 Tăng – Thiết giáp: là lực lượng đột kích quan trọng của lục quân và Hải quân, được trang bị xe tăng, thiết giáp, pháo tự hành có hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, sức đột kích mạnh, khả năng tự vệ tốt.
11.4 Đặc công: là lực lượng được trang bị và huấn luyện đặc biệt nhằm tiến công vào hậu cứ và đội hình của đối phương.
11.5 Công binh: là lực lượng chuyên môn được trang bị phương tiện công binh, nhằm đảm bảo và xây dựng các công trình quốc phòng, có thể trực tiếp chiến đấu.
11.6 Hóa học: là lực lượng chuyên môn có chức năng bảo đảm hóa học cho quân đội, làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, có thể trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí bộ binh và súng phun lửa, nghi binh đánh lứa địch bằng màng khói.
11.7 Thông tin – Liên lạc: là lực lượng chuyên môn có chức năng bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy trong mọi tình huống.
III. CẤP HIỆU, PHÙ HIỆU, QUÂN HIỆU CỦA QĐND VN
1. Những qui định chung:
1.1 SQ QĐND Việt nam: là cán bộ của Đảng và nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, là lực lượng nòng cốt trong quân đội, được phong quân hàm cấp úy, tá, tướng:
- Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu của sĩ quan do chính phủ qui định.
- SQ chia thành hai ngạch: SQ tại ngũ và SQ dự bị
- SQ gồm các ngành: SQ chỉ huy, tham mưu; SQ chính trị; SQ kĩ thuật và chuyên môn khác.
1.2 HSQ – Binh sĩ theo luật nghĩa vụ quân sự:
1.3 QNCN: là quân nhân có trình độ chuyên môn kĩ thuật cần thiết cho quân đội. Có thể phục vụ tại ngũ từng thời hạn hoặc dài hạn cho đến 50 tuổi.
1.4 Công chức quốc phòng và côngnhân viên quốc phòng: có chế độ phục vụ và điều lệ riêng do chính phủ qui định.
- HSQ có 3 bậc: hạ sĩ, trung sĩ và thượng sĩ.
- Binh sĩ có 2 bậc: binh nhì và binh nhất.
2. Quân hàm của SQ:
2.1 Cấp úy: Thiếu úy, trung úy, thượng uý, đại úy.
2.2 Cấp tá: Thiếu tá, trung tá, thượng tá, đại tá.
2.3 Cấp tướng: Thiếu tướng (Chuẩn đô đốc Hải quân), trung tướng (Phó đô đốc hải quân), thượng tướng (Đô đốc hải quân), đại tướng.
2.4 Quân nhân chuyên nghiệp: chính phủ sẽ có qui định riêng.
3. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu:
3.1 Quân hiệu:
Là một hình tròn màu đỏ tươi, ở giữa có ngôi sao nổi màu vàng, xung quanh có bông lúa, dưới bông lúa có bánh xe màu vàng, vành ngoài quân hiệu màu vàng.
3.2 Cấp hiệu: Có 3 loại
3.2.1 Cấp hiệu của SQ: mang ở vai áo, nền màu vàng tươi, có viền theo màu quân chủng, trên có sao và cúc.
- Thiếu úy, tá, tướng (chuẩn đô đốc hải quân) 1 sao.
- Trung úy, tá, tướng (phó đô đốc Hải quân) 2 sao.
- Thượng úy, tá, tướng (đô đốc Hải quân) 3 sao.
3.2.2 Cấp hiệu của HSQ – Binh sĩ: mang ở vai áo, nền theo màu quân chủng, trên có cúc hình sao giữa hai bông lúa màu bạc, có vạch ngang hoặc chử V màu đỏ để phân biệt cấp bậc.
- HSQ (vạch ngang): Hạ sĩ 1 vạch, trung sĩ 2 vạch, thượng sĩ 3 vạch.
- Binh sĩ (Vạch chử V): Binh nhì 1 vạch, binh nhất 2 vạch.
3.2.3 Cấp hiệu của học viên chưa phải là SQ: Nền cấp hiệu theo màu quân chủng, có cúc màu bạc, có hình sao giữa hai bông lúa màu bạc.
- Học viên các trường SQ có viền màu vàng.
- Học viên các trường đào tạo HSQ không viền.
3.3 Phù hiệu: Là một hình bình hành mang ở ve áo, đeo cùng với cấp hiệu, dùng cho mọi quân nhân trong quân đội. Có nền theo màu quân chủng, ở giữa có biểu tượng của quân chủng, binh chủng, chuyên ngành. Riêng cấp tướng có viền vàng ba cạnh.
- Đại úy, tá, tướng 4 sao.
Sao của cấp úy và tá màu bạc, cúc hình sao, giữa có bông lúa màu bạc. Sao và cúc của cấp tướng màu vàng.
Cấp tá có hai vạch ngang màu bạc, cấp úy một vạch, cấp tướng không có.
Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Mục đích :
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về tổ chức QĐNDVN.
- Biết và nắm được chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong QĐNDVN.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng tổ chức quân đội.
2. Yêu cầu :
- Hiểu và phân biệt được các cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của QĐNDVN.
II/ NỘI DUNG – TRỌNG TÂM :
1. Nội dung : Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phần I : Tổ chức và Hệ thống tổ chức trong QĐNDVN.
Phần II : Chức năng nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong QĐNDVN.
Phần III : Cấp hiệu_Phù hiệu và Quân hiệu của QĐNDVN.
2. Trọng tâm : Phần I.
III/ THỜI GIAN : 3 tiết.
Phần I
Phần II
Phần III
IV/ TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP :
1. Tổ chức :
- Giảng dạy tại lớp.
- Tham quan đơn vị bộ đội.
2. Phương pháp :
a. Người dạy :
- Đọc tài liệu : 50 năm QĐNDVN _ Luật sĩ quan.
- Dùng phương pháp diễn giảng.
b. Người học :
- Ghi chép-nghe-nhìn.
V/ THÀNH PHẦN :
1. Đối tượng : Học sinh lớp 12.
2. Số lượng :
VI/ ĐỊA ĐIỂM :
Phòng Học Trường THPT Thủ Đức.
VII/ ĐẢM BẢO VẬT CHẤT :
1. Người dạy :
- Giáo án – tài liệu tham khảo.
2. Người học :
- Tập – viết ghi chép.
File đính kèm:
- SGK QUAN SU 12 TRON BO.doc