Chương trình chuyên sâu môn Ngữ Văn Lớp 10

1. Văn học – Nhà văn – Quá trình sáng tác

1.1. Văn học

a) Khái niệm văn học – Nghĩa rộng – Nghĩa hẹp tức văn nghệ thuật: Chuyển tải tư tưởng, tình cảm, thẩm mĩ bằng hình tượng nghệ thuật.

b) Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật - Kĩ năng riêng của tính phi vật thể của ngôn ngữ - Tính đa nghĩa của ngôn từ nghệ thuật.

c) Các chức năng, các ý nghĩa và giá trị của văn học: Chức năng giao tiếp, chức năng giải trí, ý nghĩa tư tưởng, giá trị thẩm mĩ.

d) Nguyên tắc phân chia các thể loại văn học. Điểm qua các thể loại văn học chính, thời cổ đại, trung đại.

1.2. Nhà văn

a) Tư chất nghệ sĩ: Giàu tình cảm, tâm hồn phong phú, nhân cách đẹp.

b) Các tiền đề của tài năng: Trực giác, tưởng tượng, trí nhớ tốt, tài quan sát, giàu trải nghiệm đời sống.

1.3. Quá trình sáng tạo

a) Cảm hứng sáng tạo.

b) Ý đồ sáng tác, lập sơ đồ hay đề cương. Viết, sửa chữa.

2. Thực hành, phân tích, đánh giá một số văn bản thuộc thể loại khác nhau. Phân tích quá trình sáng tác một tác phẩm cụ thể. Phân tích tư cách, phẩm chất của một nhà văn (từ những tư liệu cụ thể nắm được). 1. Kiến thức

- Hiểu được các khái niệm văn học (nghĩa rộng, nghĩa hẹp), hình tượng nghệ thuật, đặc trưng ngôn từ nghệ thuật, các ý nghĩa và giá trị của văn học.

- Nắm được nguyên tắc phân chia các thể loại văn học và đặc trưng thể loại của các văn bản trong chương trình.

- Hiểu được những điểm cơ bản về tư chất nghệ sĩ, các tiền đề cảu tài năng văn học và quá trình sáng tạo của một vài tác phẩm văn học.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được bài văn theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Phân tích, chứng minh được ý nghĩa, tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của những văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao, đồng thời qua đó, hiểu được thế nào là phẩm chất, tài năng của các tác giả.

3. Thái độ

Thêm yêu quí các áng văn và các nhà văn được học trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao - Học sinh đọc tài liệu tham khảo và trả lời các câu hỏi hướng dẫn.

- Chú ý thực hành dứói hình thức bài tập viết hay thảo luận nhóm với các nội dung:

+ Phân tích các giá trị của một số văn bản văn học thuộc các thể loại khác trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao.

+ Trao đổi về tư cách, phẩm chất nhà văn và quá trình sáng tạo của một tác phẩm văn học qua tư liệu về một số nhà văn và tác phẩm được học trong chương trình .

+ Học sinh cần được cung cấp thêm tư liệu về nhà văn và quá trình sáng tạo tác phẩm văn học khai thác từ các sách báo, hồi kí, kinh nghiệm sáng tác của nhà văn, chân dung văn học v.v

 

doc83 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình chuyên sâu môn Ngữ Văn Lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo các dạng khác nhau và các đoạn, bài văn viết theo dạng đề mở. - HS đọc tài liệu lí thuyết về đề mở, suy nghĩ theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn, tự mình rút ra kết luận về đề mở và cách thức luyện tập viết bài văn theo đề mở. - Thực hành nhận diện, phân tích đề mở theo yêu cầu của chuyên đề. - Thực hành viết bài văn theo các dạng đề mở đã học. IV. Giải thích và hướng dẫn thực hiện 4.1. Kế hoạch dạy học Mỗi học kì học 35 tiết chuyên đề, thời lượng mỗi chuyên đề đã được quy định cụ thể. Giáo viên nên sắp xếp chuyên đề có nội dung tương ứng với nội dung của SGK. Ngoài 4 tiết/tuần của ngữ văn nâng cao bố trí thêm 2 tiết/tuần theo kế hoạch dạy học của trường THPT chuyên. Kế hoạch dạy học nên thực hiện linh hoạt, không cứng nhắc, nhằm đạt hiệu quả cao. 4.2. Nội dung dạy học Nội dung dạy học chuyên sâu dựa vào các căn cứ: - Mục tiêu đào tạo và quy chế trường chuyên. - Nội dung chương trình và SGK nâng cao. - Văn bản hướng dẫn nội dung dạy học trường chuyên ban hành năm 2001. - Đặc điểm của HS chuyên văn. 4.3. Về phương pháp và phương tiện dạy học Quán triệt tinh thần đổi mói phương pháp dạy học đã ghi trong chương trình Ngữ văn THPT: - Khắc phục lối dạy nhồi nhét, thầy đọc trò ghi, sau đó học thuộc lòng, trả bài. - Phát huy cách dạy phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập: khuyến khích HS nêu cách hiểu của mình một cách chủ động, không sợ sai; khuyến khích tinh thần đối thoại giữa HS với nhau, giữa HS với SGK, sách tham khảo, HS với GV, tạo không khí học tập cởi mở, dân chủ, từ đó phát huy cá tính của mỗi HS. - Đổi mới cách dạy theo hướng đọc hiểu tác phẩm văn học của nhà văn, không bằng lòng với việc phân tích đã có, mà bám sát văn bản, khai thác các phương thức biểu đạt của văn bản, vận dụng ngữ cảnh và tính sáng tạo của HS để tìm ra ý mới. - Kết hợp nhuần nhuyễn đọc văn và viết văn, học cách diễn đạt chính xác, có lập luận vững chắc, có mức độ, có văn. - Chú trọng nêu các vấn đề cho HS suy nghĩ, thảo luận. - Hướng dẫn các đề tài nghiên cứu nhỏ, tận dụng các bài tập nâng cao (bài tập nghiên cứu) trong SGK nâng cao, đồng thời bổ sung thêm các bài tập khác. Vận dụng tốt sách Bài tập ngữ văn nâng cao. - Đọc sách tham khảo có chọn lọc, không đọc tràn lan, dành thì giờ để tự nghiên cứu. - Hướng dẫn sưu tầm tư liệu, cắt dán tư liệu trên báo chí, trao đổi tư liệu, hợp tác trong học tập. Phân biệt tư liệu văn học sử (năm sinh, mất, các sự kiện của nhà văn, thời điểm sáng tác, hoàn cảnh sáng tác...) với tư liệu lí luận (chú trọng vận dụng tri thức đọc hiểu trong SGK nâng cao), hướng dẫn tra từ điển văn học, từ điển danh nhân, từ điển thuật ngữ văn học, từ điển tiếng Việt. - Hướng dẫn HS ghi nhật kí đọc văn, viết các ý kiến nhỏ nhằm trình bày ý riêng hoặc tranh luận, viết bài cho Văn học và tuổi trẻ để cùng thảo luận. - Khuyến khích đọc báo chuyên ngành có chọn lọc. Các bước dạy học chuyên đề a) Chuẩn bị - Giáo viên nghiên cứu nội dung chuyên đề, nắm vững các định hướng. - Xác định đối tượng và nội dung dạy học. - Tìm tài liệu tham khảo thích hợp. - Xác định cách thức tổ chức giờ học, cho HS thuyết trình, trao đổi trên lớp. - Thiết kế bài dạy. b) Các bước dạy học - Giới thiệu nội dung, mục đích yêu cầu. - Tổ chức các hoạt động cho HS - Tổng kết chuyên đề, rút kinh nghiệm. - Đánh giá, khuyến khích HS học giỏi. 4.4. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh Sau khi học hết một hay vài chuyên đề cần phải cú hỡnh thức kiểm tra đánh giá. Nhỡn chung hỡnh thức kiểm tra đánh giá kết quả học chuyên đề cũng khụng cú gỡ khỏc so với cỏc hỡnh thức của nội dung chớnh khoỏ. Tức là cũng cú những hỡnh thức kiểm tra như sau : - Kiểm tra bằng bài viết . - Kiểm tra miệng . - Chấm bài tập nghiên cứu và sổ tay ghi chép việc học ở nhà . Cần suy nghĩ để đổi mới không chỉ nội dung kiểm tra mà cả cỏch thức kiểm tra đánh giá để có thể hạn chế được tính chủ quan, cảm tính của người đánh giá. 4.5. Danh mục tài liệu tham khảo tối thiểu Các chuyên đề Lí luận văn học Chuyên đề 1: Lí luận văn học, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà...nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003, các chương 6,7,8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, Trần Đình Sử bổ sungvà chủnh lí). Từ điển thuật ngữ văn học, nxb. GD, Hà Nội, 2004. Lại Nguyên Ân biên soạn. 150 thuật ngữ văn học, nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999.Trần Đình Sử. Văn nghệ và giải trí, Tạp chí văn học, số 4 – 1996. Phương Lựu. Tiếp nhận văn học, nxb. Giáo dục,Hà Nội, 1997. Chuyên đề 2: Lí luận văn học, Tập 3, Đại học sư phạm, Hà Nội, 2006. Phương Lựu, La Khắc Hoà ...biên soạn, xem các chương 1 và 2. Từ điển thuật ngữ văn học,Trần Đình Sử chủ biên bổ sung, chỉnh lí, nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2004. Dẫn giải ý tưởng văn chương, Henri Benac biên soạn, nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005. Các chuyên đề Văn học Việt Nam Chuyên đề 4: Thời xa vắng. Lê Lựu, NXB Tác phẩm mới, 1986. Cỏ lau. Nguyễn Minh Châu, NXB Văn học, 1989. Thiên sứ. Phạm Thị Hoài, Tạp chí Tác phẩm văn học số 7, 1988. Nỗi buồn chiến tranh (còn có tên khác Thân phận của tình yêu). Bảo Ninh, NXB Hội nhà văn, 1990. Những ngọn gió Hua tát. Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hoá, 1989. Bóng chữ. Lê Đạt, NXB Hội nhà văn, 1994. Di cảo thơ. Chế Lan Viên, Chế Lan Viên toàn tập tập 2, NXB Văn học, 2002. Chuyên đề 5: Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995: những đổi mới cơ bản. Nguyễn Thị Bình, NXB Giáo dục, 2007. Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990. Lê Lưu Oanh, NXB ĐHQGHN, 1998. Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Phạm Xuân Nguyên st, NXB VHTT, HN, 2001. Văn học Việt Nam trong thời đại mới. Nguyễn Văn Long, NXB GD, HN, 2002. Chuyên đề 6: Sáng tạo, nghệ thuật, hiện thực, con người. Tập II . M.B.Krap – trenkô. Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch. Trần Đình Sử hiệu đính. Nxb Khoa học Xã hội.1985. Đọc phần III, chương 3 : Thi pháp học, phong cách học, lý luận văn học. Từ điển văn học. Tập II. Nhiều tác giả. Nxb Khoa học xã hội. 1984. Đọc mục từ Phong cách ( Phương Lựu viết). Từ điển thuật ngữ văn học. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên. Trần Đình Sử bổ sung, chỉnh lí. Nxb Giáo dục. 2004. Đọc mục từ Phong cách Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách. Nguyễn Đăng Mạnh. Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh. 2000. Từ điển tác gia, tác phẩm văn học Việt Nam, dùng cho nhà trường. Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Như Ý đồng chủ biên. Nxb Đại Học Sư Phạm. 2004. Đọc các mục từ: Nguyễn Ái Quốc, Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi. Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.1999. Tố Hữu - Về tác gia, tác phẩm. Nxb Giáo dục.1999 Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình. Hà Minh Đức biên soạn. Nxb Giáo dục. 2007. Chế Lan Viên giữa chúng ta. Lê Quang Trang, La Yên biên soạn. Nxb Giáo dục. 2000. Chuyên đề 8: Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách. Nguyễn Đăng Mạnh. Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh. 2000. Cây bút đời người. Vương Trí Nhàn. Nxb Trẻ. 2002. Đọc các bài về Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân. Tuyển tập 15 năm tạp chí văn học và tuổi trẻ. Tập một: Chân dung văn học. Nhiều tác giả. Nxb Giáo dục. 2008. Đọc các bài về Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc. Đời người, đời văn. Ngô Thảo. Nxb Hội nhà văn. 2000. Đọc các bài về Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc. Nguyễn Công Hoan - về tác gia tác phẩm. Nhiều tác giả. Nxb Giáo dục. 2000. Nguyễn Tuân - về tác gia, tác phẩm. Nhiều tác giả. Nxb Giáo dục 1999. Nguyên Hồng, thân thế và sự nghiệp. Nguyễn Đăng Mạnh. Nxb Hải Phòng. 1997. Nam Cao - về tác gia, tác phẩm. Nhiều tác giả. Nxb Giáo dục. 1998. Nguyễn Khải - về tác gia, tác phẩm. Nhiều tác giả. Nxb Giáo dục. 2002. Chuyên đề 9: Lịch sử văn học Việt Nam. Tập III. Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Long đồng chủ biên. Nxb Đại học Sư phạm. 2007. Đọc các chương I (Nền văn học mới từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Nguyễn Đăng Mạnh viết) , chương II ( Thơ 1945 – 1975. Nguyễn Văn Long viết), chương VII (Thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Trần Đăng Xuyền viết), chương XI (Truyện và ký. Nguyễn Văn Long viết). Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Nguyễn Văn Long. Nxb Giáo dục. 2001. Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Mã Giang Lân. Nxb Giáo dục. 2000. Đọc Phần I, các chương 7, 8, 9. Văn học Việt Nam thế kỷ XX. Phan Cự Đệ chủ biên. Nxb Giáo dục. 2004. Đọc các phần II (Tiểu thuyết. Phan Cự Đệ viết), phần III (Truyện ngắn. Bùi Việt Thắng viết), phần IV (Ký. Lê Dục Tú và Bích Thu viết), phần V (Thơ. Mã Giang Lân viết). Các chuyên đề Tiếng Việt 1. Đỗ Hữu Châu. Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt. NXB GD, 1999 2. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa. Phân tích phong cách ngôn ngữ tác phẩm văn học. NXB ĐHSP, 2003 3. Đinh Trọng Lạc. 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt. NXB GD, 1995 4. Đinh Trọng Lạc. Thực hành phong cách học tiếng Việt. NXB GD, 1994 5. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa. Phong cách học tiếng Việt. NXB GD, 1995 6. Bùi Minh Toán. Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt. NXB GD, 1999 Các chuyên đề Làm văn Văn nghị luận Việt Nam đầu thế kỉ XX - Nhiều tác giả- NXB Văn học 2003 Đa-ghe-xtan của tôi - R. Gam-ra-tốp – NXB Cầu vồng 1984 Bông hồng vàng – Pau-tốp-xki, NXB Văn học 1968 Hương sắc trong vườn văn – Nguyễn Hiến Lê, NXB Nguyễn Hiến Lê- Sài Gòn 1961 Muốn viết được bài văn hay ( Tái bản lần 10- có bổ sung sửa chữa) Nguyễn Đăng Mạnh ( chủ biên) – NXB GD 2007 Văn- Bồi dưỡng học sinh giỏi THPT- Nguyễn Đăng Mạnh ( chủ biên)- NXB ĐHQG Hà Nội 2002 Những bài văn được giải quốc gia- Học sinh giỏi THPT- (Hà Bình Trị tuyển chọn) NXB GD 2003 Hạt giống tâm hồn ( nhiều tập) - Nhiểu tác giả, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 2004 Làm văn ( Giáo trình CĐSP)- Đỗ Ngọc Thống ( chủ biên) – Nguyễn Thành Thi- Phạm Minh Diệu, NXB ĐHSP Hà Nội, 2007 Hệ thống đề mở Ngữ văn 10 - Đỗ Ngọc Thống ( chủ biên)- Nguyễn Thị Nương- Nguyễn Thị Thu Hiền - Nguyễn Thị Hồng Vân – NXB Giáo dục ( 2007) Hệ thống đề mở Ngữ văn 11 - Đỗ Ngọc Thống ( chủ biên)- Nguyễn Thị Nương- Nguyễn Thành Thi- Nguyễn Thị Hồng Vân – NXB Giáo dục ( 2008)

File đính kèm:

  • docNgu van.doc